Site iconChimCanh.Vn

Cách chọn chòe than hót múa

Cách lựa chọn chòe than hót – múa !!!
Kinh nghiệm để chọn 1 con than Hót-Múa hôm nay mình xin gửi đến các bạn với hy vọng tiền học phí cho thành viên mới tham gia,yêu thích cách chơi mới này giảm xuống thấp hơn nếu phải tự tìm tòi.
Trước tiên mình xin định nghĩa lại thế nào là 1 con Than Hót-Múa(HM).
Chim không đá được,đưa ra chơi hót,chưa hẳn là chim HM.
Chim HM chưa hẳn là chim đá không hay.
Thế nào là HM?
HM là cách đấu của Choè nói chung khi gặp đối thủ,giống như cách so găng của 2 võ sĩ Quyền Anh trước khi vào trận.
Tuy nhiên,khác ở chỗ,đây là cách đấu,chim hơn thua từ lúc này,nếu 2 đối thủ không phân thấp cao,sẽ tính đến chuyện dụng tay chân.
Vậy,chim hót múa là chim biết dùng cách này làm thế mạnh cho mình,biết sử dụng để áp đảo tinh thần đối phương.Những con chim này thường là chim có mùa lồng từ 2-3 mùa trở lên.
Ta có thể hình dung chim HM và chim đá như Quan Văn-Quan Võ.
Vô hình chung,cách đấu hót này cũng là lúc chim phơi bày hết vẻ đẹp từ Thanh đến Sắc làm mê hoặc lòng người,dù đó là người không am hiểu.

Làm sao chọn được 1 con chim tài hoa như vậy?Đó là điều không đơn giản.
Đây là những ví dụ dễ làm chúng ta nhầm lẫn:
-Khi được nuôi tại nhà,choè Than cũng có những lúc căng lửa,sung mãn,cũng vừa hót vừa múa khi nghe âm thanh,tiếng chim lạ.
-Một con chim trống treo tại cội(trường chim),kè gần 1 nàng chim Mái xinh đẹp,trổ hết tài năng,vẻ đẹp để thu hút nàng.
-Hai đối thủ vừa gặp nhau,rướng cổ,trổ giọng,múa đuôi.
-Một con chim khi vào cội mới,do chưa quen cội(Choè Than rất dễ lạ cội dù là chim có mùa),không dám sân si,chỉ múa hót…
Tất cả những ví dụ này đều dễ làm ta nhầm tưởng đây là những con chim hót múa và phải bỏ một khoản tiền khá cao để sở hữu,sau đó lại thất vọng tràn trề.

Nếu bạn đang muốn sở hữu 1 con Choè Than để chơi Hót-Múa.
Vài lời khuyên xin gửi đến các bạn như sau:
-Tuyệt đối không nên tin những lời quảng cáo suông,dù cho đang tận mắt nhìn con chim trổ tài.
-Không xem và mua chim tại nhà.
-Không mua chim trong 1 ngày.
Vì sao tôi khuyên các bạn như thế?
Như bài trên đã có nói đến,chim HM,nhất là choè Than,để sở hữu 1 con chim hay,không phải là điều hơn giản dù rất nhiều con có khả năng này.
Bản tính của loài này được xem là hung hăng nhất trong các loài chim,nên việc tìm 1 con chim giỏi Văn gần như rất khó.

Bên cạnh đó,hầu như đấu Hót thì con nào cũng có thể,nhưng quan trọng vẫn là đấu Hót-Múa trong bao lâu và vào thời điểm nào,đó cũng là điểm mà người bán dễ lợi dụng để quảng cáo,và người mua cũng dễ nhầm lẫn:
Có những con chim đá,lúc vừa tắm xong,Lửa hạ xuống,lúc này hót múa liên tục,rất hay,rất đẹp.Nhưng sau khi phơi nắng 1 lúc thì trở lại bản tính thật của mình.
Một vài con,do thói quen và do chủ nắm rõ thời điểm chơi của chim.Mỗi ngày cho đi vợt và đá vào buổi Chiều,Sáng khi mang đi thì lại HM,không chịu đá,khi những con này đá thua,chủ muốn bán đi,sẽ hẹn bạn đến xem vào buổi sáng và quảng cáo đây là chim HM.
Con khác lại hót múa rất hay khi ở nhà,khi ra cội lại chỉ muốn tìm chim để cắn xé.
Lưu ý:Chim hót càng nhiều,càng lớn và căng ở nhà,ra cội(trường chim)càng dữ,điều này các bạn cứ thử xác nhận xem nhé.
Bên cạnh đó,vào thời điểm ghép đôi,dù là chim được nuôi nhốt,nhưng vào thời điểm này,chim vẫn muốn tìm chim Mái để ghép cặp.
Đây là lúc người mua dễ nhầm lẫn nhất.Vì chỉ cần thấy bóng dáng chim mái,dù ở rất xa,chim cũng trổ hết vè đẹp về Thanh-Sắc của mình để thu hút mà không cần quan tâm đến những chàng trống bên cạnh.Khi đã xác định được con chim ưng ý,các bạn nên kiểm tra như sau:
Tách chim ra khỏi chim Mái(không còn thấy bóng dáng).
Mang chim đến gần,thậm chí kè lồng với những con chim khác(càng dữ càng tốt),nếu chim vẫn không chụp,không xù,đứng ra giữa cầu đấu hót.
Để chim tại vị trí đó trong 10 phút,nếu vẫn không có gì thay đổi,mang chim ra 1 vị trí tách biệt,treo trong 3 phút.Sau đó lại tiếp tục mang vào 1 vị trí kè chim khác và tiếp tục cho kè.
Nếu vẫn không trở chứng,lúc này có thể suy nghĩ đến chuyện mua chú.

Tuy nhiên,trước khi quyết định,nên kiểm tra thêm 1 bước nữa:Lộn mèo
Vì sao lại kiểm tra,chim lộn thì lộn từ đầu rồi mà?
Xin thưa chính tôi cũng không ít lần dở khóc dở cười vì mua nhầm những con chim Lộn mèo mà bị chính con chim đành lừa!Thậm chí cả người chủ cũ cũng không biết con chim của mình có tật xấu này.
-Có những con chim,khi treo sào,đấu hót hay cực kỳ,nhưng khi mang xuống đất hoặc đặt lên bàn thì Lộn.
-Số khác,khi chơi tại cội,vì mê Đấu Hót mà tạm quên làm trò,nhưng khi mang về nhà lại Lộn mèo.
Vì vậy,khi chọn mua,không có cách gì khác hơn,dù không thấy chim Lộn,nhưng bạn vẫn phải yêu cầu chủ chim bảo đảm.

Choè Than,khi chọn chim HM,nếu bạn có ý định tham gia tại các cuộc thi Hót Choè Than,tôi khuyên nên chọn chơi những con chim Chuyền và Con.
Lý do vì sao không chọn chim Bổi thuần?
Một lý do mà tôi chưa tìm hiểu được là chim Bổi mặc dù hót rất hay,cũng xoè đuôi nhưng góc xoè thường không rộng bằng chim Chuyền và Con dù chim Bổi đuôi cũng khá dài.
Khi đấu hót,chim Bổi thường chơi linh động hơn trong lồng,nhưng lại thường chỉ chớp đuôi chứ không xoè rộng bản.Đây cũng là nhược điểm khi mang đi thi.
Vì sao khi thi hót,một con chim có giọng lớn và hay như chim Bổi lại mất ưu thế?
Vì giữa mấy mươi con chim,cùng nhau trổ tài,giữa âm thanh hỗn độn đó,Ban Giám Khảo sẽ không phân biệt được giọng chim nào hay ở những vòng đầu.Họ chỉ chú trọng những con nào đập vào tầm mắt với Bản Đuôi xoè to,ấn tượng.
Và điều đương nhiên họ sẽ loại những con không ấn tượng với bản đuôi dài-rộng từ những vòng đầu.Không may mắn cho chim Bổi vì khi thi Hót,giọng hót chỉ được chú trọng từ các vòng cận xếp hạng,khi mà về Sắc các con chim ngang bằng nhau,lúc này Thanh mới được mang ra so sánh và chấm điểm.

Nên chọn những con chim từ 3 mùa lồng trở lên,lúc này chim đã chuẩn và tĩnh.Vì chim non được ví như con người thời trẻ,mặc dù khoẻ,đẹp nhưng lại có những lúc bốc đồng,không tự chủ.Với chim thì đây là những lúc chim trở chứng đòi đá mà không thèm HM nữa.

Một vài dòng đóng góp kinh nghiệm ít ỏi,với mong muốn giúp các bạn hiểu và chọn được 1 con chim ưng ý.Đồng thời giúp phong trào chơi mới này ngày một phát triển hơn.
đây là ct cám của mt chip
Công thức dành cho 300g bột:
Thành phần:
-200g đậu phộng tươi
-100g tép trứng tươi(có thể thay bằng tôm)
-10 lòng đỏ hột gà
Đậu chọn loại 1,rang với lửa nhỏ đến khi vàng đều thì ray vỏ,xay nhuyễn!
Lót báo rút dầu trong 2 ngày(cách làm là cho 1 lớp báo phía trên và 1 phía dưới,dùng 4 miếng kính 40x40cm ép lên trên,như vậy dầu sẽ ra nhanh hơn)
Tép còn tươi rửa sạch,để nguyên vỏ cho vào máy sinh tố cùng với 5 lòng đỏ trứng rồi xay cho đến khi tép thật nhuyễn thì cho hỗn hợp này vào với đậu đã rút dầu cùng 5 trứng còn lại,trộn đều,cho vào lò vi sóng(nếu không có thì mang lên chảo rang với lửa nhỏ).Sau khi thấy bột không còn dính tay thì mang ra dùng cối ép hạt.
Trãi đều bột đã ép ra báo và đem phơi nắng,liên tục thay báo khi thấy đã thấm dầu,làm vậy trong 3 ngày!
Trong trường hợp thời tiết không có nắng các bạn có thể dùng quạt bàn để sấy cho khô bột cũng với cách làm trên.Tuy nhiên khi chuẩn bị cho vào keo thì nên dùng máy sấy tóc sấy sơ qua hoặc dùng 1 cái chảo gác lên 1 nồi nước sôi để rang bột nhằm đảm bảo không còn hơi nước đọng trong bột!
Nên dùng hũ thủy tinh để bảo quản,kỹ hơn thì cho thêm vào 1 túi hút ẩm!
Làm đúng cách này bột có thể bảo quản trong 6 tháng mà chất lượng không hề thay đổi!​

Exit mobile version