Site iconChimCanh.Vn

Cách chọn hoạ mi mạnh khỏe đạt tiêu chuẩn

Chọn hoạ mi mạnh khỏe đạt tiêu chuẩn
Họa mi trong thời kỳ thay lông, dáng điệu yếu đuối thiếu linh hoạt, không thích líu hót, lông lá rụng xù, thần sắc đờ đẫn. Họa mi sau thời gian thay lông, tinh thần trở nên hưng phấn, phủ lớp áo lông mới sáng bóng đẹp hẳn, chúng cất tiếng hót sang sảng. Do đó có thể so sánh sự cách biệt của hai thời kỳ phát triển, theo qui luật tồn sinh của chúng.
Họa mi trước khi thay lông biểu lộ bản tính hiếu thắng hoặc yếu đuối, thiếu dinh dưỡng, không thích hót… Nên nhớ là sau khi thay lông, thì những điểm yếu cố hữu đó của chúng tạm thời tiềm ẩn! Do đó, nên tuyển chọn họa mi trước mùa thay lông, thì dễ đánh giá đúng bản chất thực của chúng. Các loại chim khác cũng chung sự phát triển ưu, nhược điểm giống như vậy. – Một số chim bắt đầu mùa hạ rời khỏi ổ, gọi là “chim mùa xuân”, thân to lớn khỏe mạnh, chim nổi thấy rõ. Nhưng khi chúng rời ổ sau mùa thu, gọi là “chim mùa thu”, nhỏ con ốm yếu, so sánh có sự khác biệt nhau rõ rệt!
Tuyển chọn chim họa mi trống
Họa mi trống và mái có cùng màu sắc, dáng vóc tương tự nên phân biệt tương đối khó! Cho nên trong giới nghệ nhân có câu nói: “Họa mi không “mở miệng”, thần tiên khó ra tay (thuần hóa). Họa mi không hót, thần tiên khó biết được!”. Để phân biệt trống, mái, thông thường chỉ có cách “quan sát” qua lỗ tai bằng tiếng hót của chúng. Một số người cho biết: – Lông màu đen, hoa văn sọc rằn sáng rõ ở trên lưng và trước ức là con trống, nếu không có màu rõ ràng là con mái. Và một số nhận định, như sau: – Con trống thân hình to và dài hơn con mái – đầu con trống lớn rộng, đầu con mái hẹp ở hai bên, tròn, tương đối nhỏ – cặp giò con trống cứng cáp to – cục thịt u của ngón chân sau lớn hơn.
Nhưng thực tế những nhận xét sai biệt nêu trên phải so sánh nhiều và tinh vi, do đó sự đoán định như vậy chỉ đạt yêu cầu chuẩn xác 8 phần 10: chỉ bằng cách nghe tiếng hót líu của chúng là phân biệt chính xác nhứt! Tiếng hót líu của chim trống luyến láy trầm bổng, âm điệu lanh lảnh cao, phong phú về âm hưởng, chim mái giọng chỉ đơn điệu xùy, xùy…
Có người tổng hợp cách tuyển chọn họa mi bằng câu hát ví von, như sau: “Đầu (cột) trụ, mỏ (cây) đinh, thân (trái) bầu, đuôi phong cầm (đờn orgue), tính dữ, đùi trâu, mắt (tròn) xoe, mi (cong) vút, ca vang, vần điệu”.
Nhận xét ngoại hình của họa mi có một câu lưu truyền rằng: “Mỏ như đinh, mày như (sợi) chỉ, thân như trái bầu, đuôi như mùi tên, chóp cong lông mỏng, mắt trong suốt, đùi như giò trâu để đấu đá”.

Tóm tắt, nhìn chung một con họa mi xuất sắc phải đạt những tiêu chuẩn sau:
Mỏ vót dài hơi cong
“Mày” như sợi chỉ suốt dài đối xứng
Hai mắt và mỏ tỏe nhau cùng trên một đường
Chóp của cọng lông khít sát mà mỏng (nhuyễn)
Đường sọc của lông phải xuôi
Tròng mắt sâu mà sáng
Khổ đầu lớn hình dài
Mỏ dài, chân cao, tiếng hót lanh lảnh
Trong lồng, từ cầu (bắc lưng chừng lồng) chim nhảy phóng lên và xuống, dáng vóc luôn giữ thẳng (bụng không được áp sát đáy lồng), thân không bị chạm vào cầu
Tiếng hót kéo dài hơi, giọng trong sáng luyến láy trầm bổng
Móng chân có sức mạnh, quấn chắc vào cầu
Thân đứng vững, đuôi quíu vào cầu, dáng mạnh mà thư thái
Lông bóng mướt ốp sát thân
Loại trừ những điểm xấu thường có: – đứng ngước đầu lên, gục đầu xuống, lần theo cầu (hai bàn chân cùng di chuyển từ từ qua lại trên cầu), lật đổ cóng đựng nước, thức ăn, chân bám vào những song của lồng, mắt luôn dớn dác từ phía, hai chân nhảy tung
Đứng trên cầu, hai đùi khép hẹp lại, bàn chân dang ra, thành hình chữ V (viết ngược) như tác phong của tướng soái đứng cầm dao là tốt. (hình bên)
4. Cách chăm sóc mỗi ngày: chim nhốt lồng
Chim họa mi sống hoang dã trong rừng, nay đem về nhốt lồng; đời sống nói chung đối với chúng thay đổi đột ngột rất lớn. Trước đây chúng bay lượn thoải mái, nay phải “khép mình” trong khuôn khổ của chiếc lồng quá chật hẹp. Thực vậy trong thiên nhiên quá phong phú ở nhiều dạng, nay phải ăn thức ăn công nghiệp. Do đó, việc thuần dưỡng họa mi đạt yêu cầu của con chim là luôn thích xướng hót; phải luôn được coi trọng chăm sóc mỗi ngày!
Bản tính của họa mi là thích chọi đấu, nên chỉ nuôi riêng mỗi con một lồng (4)
Nghệ nhân Tư Cung có tài thuần hóa những mấy cặp chim khoen vàng cùng nhốt chung đều có điệu bộ đặc biệt như trên; thật rất hiếm! – Tôi đã chứng kiến và được biết nhiều loại chim nhỏ cỡ sóc nâu làm trò vui, như: – chim nhảy ra khỏi lồng chọn lá bài để bói trước mặt khách; – chim chọn lấy món đồ để trong hộc tủ; – chim đút mồi vào môi chủ v.v… Và kể cả một nghệ nhân người Âởn Độ, mỗi sáng anh đi rảo quanh các quán cà phê dọc đường tại thành phố Bombay; trên cánh tay là 2 con chim được cột chỉ, lông chim màu vàng nghệ pha lẫn xám đen, lớn hơn chim dồng dộc ở nước ta. Anh ta chỉ việc sà lại gần khách đang ngồi hâm nhi cà phê, tức thì một trong hai con chim trên tay anh vội bay qua đậu miệng túi áo trên của khách và gắp ra điếu thuốc; bay về đút điếu thuốc vào môi chủ. Thế là chủ được thưởng một vài anna (tiền Âởn).
Nghệ nhân Tư Cung là người Gò Công, trước đây sống lâu năm trong hẻm đường Nguyễn Trãi – Sài Gòn (M. Đức chú thích)
Nếu thả hai con chim cùng lồng, chúng đấu đá nhau đến chết.
Ngoài ra, nên nhớ mỗi năm từ tháng 4 đến tháng 7 tại Trung Quốc, thời kỳ họa mi sung sức hót líu vang rền. Lúc này họa mi rất thích chọi đấu, nên không thể đặt hai lồng chim họa mi đối nhau. Chúng sẽ ra sức hót vang cho đến lạc giọng và thình lình ngã xuống chết!
Lồng nuôi chim họa mi có 2 loại: – lồng để sáng và lồng để u tối (lồng vuông đóng kín ván mỏng 3 mặt). Trong lồng để sẵn cầu cho chim đậu, cóng thức ăn, nước uống và cóng bỏ thức ăn lẫn lộn khác. Số chim con hoặc chim trưởng thành bắt ngoài rừng về thì nhốt trong các lồng tối; phủ bên ngoài là áo lồng màu xẩm, chim cảm thấy được ở yên trong lồng Mặt cửa lồng được che tấm rèm, có thể cuốn lên hoặc phủ xuống. Sau khi chim được thả vào lồng, tùy theo sự bạo dạn của chúng mà rủ áo lồng cao thấp. Do đó, hoạ mi ít thấy ánh sáng rọi vào, sớm ổn định tính nết. Nhốt chúng trong lồng đóng ván một thời gian, sau khi thuần thục thì mở rèm che cho ánh sáng lọt vào lồng.
Mỗi ngày vào buổi sáng sớm, đem lồng ra treo trên cây xanh, mở vải che lồng để chim khỏi cất tiếng hót. Nếu gặp phải con họa mi “lão núi”, sống trong núi sâu rất nhút nhát. Ngoài việc thêm nước, thức ăn, tẩy rửa ngoài lồng, rèm cửa của áo lồng không mở ra. Chậm kéo dài thêm vài ngày để chúng tỉnh táo tinh thần, rồi từ từ mở rèm cửa của áo lồng không mở ra. Chậm kéo dài thêm vài ngày để chúng tỉnh táo tinh thần, rồi từ từ mở rèm thoáng ra. Lúc mở lồng nên làm động tác chậm, nhẹ để tránh sự hốt hoảng của chúng. Sau vài ngày đã ổn định, từ từ lấy thức ăn và thuần hóa chúng. Phải kiên nhẫn đợi chim trong lồng bớt tính rừng, hốt hoảng nhảy bổ; đối với chim con phải là khoảng từ 1 – 2 tuần lễ. Chuyển chúng qua lồng sáng thông thường để thuần dưỡng, nhưng vẫn phải phủ áo lồng.
Nếu chim nhảy tung lồng gây thương tích, một số trường hợp không cần phải điều trị, vết thương cũng tự giảm và lành. Nên chú ý máu chảy quá nhiều, lỗ mũi dễ bị nghẹt, có lúc chim cũng chết. Cơ thể bị kéo dài tình trạng phục hồi thương tích bị đau, lông không mọc được trên miệng vết thương. Do đó, nên cố tránh tình trạng chim bị sây sát, nên treo lồng nơi yên vắng.
Họa mi là loài chim ăn tạp. Chúng sống trong hoang dã chủ yếu là ăn côn trùng như: bọ xít, cào cào (5), kiến, thiêu thân, trứng sâu róm, ấu trùng của bọ rùa vàng và các loài thực vật, trái mọc hoang.
Mỏ của chúng nhọn và sắc cứng dùng để lột vỏ các loại thực vật. Cho nên lúc thuần dưỡng họa mi bằng món chủ yếu là trứng, gạo rang. Ngoài ra, mỗi ngày cần bổ sung số côn trùng trong thiên nhiên: dế, cào cào, trâu trấu, con gián, kiến, bọ rùa vàng, loại bướm, ốc bươu, ve con, sâu kiến, sâu đo và các loại ong. Các loại côn trùng phải được đâm nát trộn qua nước sôi mới cho ăn. Hoặc có thể thay thế tôm luộc, thịt trâu sống, thịt nạt hoặc nấu nửa sống, nửa chín. Nên lưu ý, côn trùng sống hoặc thịt nạc không thể cho ăn quá no. Vẫn phải cho ăn thường, một ít: cà rốt, dưa leo, quít, trái hồng, trái bom… Mỗi ngày, phải cho uống nước trong sạch.
Thời kỳ họa mi thay lông, thể chất rất yếu, nên phải cẩn thận nuôi dưỡng, nhứt là khí trời luôn thay đổi tại Trung Quốc. Phải thêm chất dinh dưỡng trong hàm lượng gạo pha trứng nhiều lòng đỏ, nhiều côn trùng sống. Lượng thức ăn gạo trứng nhiều phải là nữa cóng, thức ăn nếu kết tụ dưới đáy cóng bị ẩm dễ sanh độc tố.
Yêu cầu đặc biệt đối với sự chăm sóc họa mi là phải kiên nhẫn cùng đưa chim đi tản bộ. Mỗi ngày vài lúc sáng sớm, xách lồng chim đi dạo khoảng một tiếng đồng hồ. Bước chân của người xách lồng chim phải đều nhịp với chiếc lồng đong đưa, không nên lúc lắc mạnh lồng chim. Sau khi đi dạo xong, treo lồng chim nơi cảnh trí im vắng, có thể treo trên cành cây xanh. Chỉ để ánh sáng xuyên qua vải che lồng, chúng sẽ dần dần quen cất cao giọng hót du dương.
Lúc treo lồng chim nơi vườn hoa, không nên treo lồng quá cao hoặc treo kế sát lồng người khác. Lồng phải treo có khoảng cách xa nhau từ 2m đến 4m để chim thoải mái biểu diễn tiếng hót của chúng. Lúc đem lồng xuống nên có tiếng xì, huýt sáo báo trước, rồi từ từ đưa lồng. Đưa chim đi và về tản bộ trên đường vẫn phải trùm áo lồng để tránh những tiếng động đột ngột làm chim hoảng loạn. Lưu ý về cách thuần dưỡng chim họa mi, chủ yếu là cần phải xách lồng đưa chúng cùng đi tản bộ! Suốt ngày nếu chỉ đặt họa mi trong nhà, chúng không bị ảnh hưởng bởi những điệu hót thánh thót khác; nên có những trường hợp nuôi chúng những 3 – 4 năm mà họa mi cũng không biết hót líu!
Đưa chim cùng đi tản bộ là nhằm tập cho chúng hòa mình trong hoàn cảnh mới, khác với đời sống rừng núi hoanh dã. Chúng được tăng thêm sự sinh động trong hoàn cảnh sống gò bó của chiếc lồng chật hẹp và tiếp thụ khí trời thoáng mát luôn thay đổi. Nghe được nhiều loại chim hót để tạo tiếng hót của chim thêm phong phú. Chúng bình tĩnh bớt sợ sệt và từ đó tiếng hót ca trở nên tự nhiên thanh thoát.
Đặc điểm của họa mi là rất thích cơ thể luôn được mát mẻ, sự tắm là hạnh phúc đối với chúng. Thậm chí vào đông rét mướt, chỉ cần trời dịu mát là chúng sẵn sàng xuống tắm. Thông thường mỗi ngày nên cho chúng tắm một lần. Lúc trời nóng nực có thể chúng tắm vào lúc sáng và trước khi chiều tối. Mùa đông mỗi tuần lễ chỉ cần tắm hai lần. Nước tắm chỉ cần độ ẩm 20 độ C là vừa, thích hợp cơ thể để tránh trường hợp dễ bị bịnh cảm. Tắm xong cần để chúng giũ lông sưởi ấm dưới ánh mặt trời.
Trong thời kỳ chúng thay lông nên ngưng tắm. Lúc tắm nên cho chúng sang lồng tắm và đặt lồng vào trong thau với mực nước dân cao khoảng 1 tấc để chúng thoải mái gội rửa lông. Thời gian tắm không nên để kéo dài, dễ gây sự mỏi mệt và mất sức lực. Chim tắm là giúp cơ thể, tinh thần của chúng được hưng phấn và luôn yên tâm là người chung quanh không theo dõi; nên tâm lý chúng sẽ tự nhiên thảnh thơi trong lúc hót líu.
Họa mi sống trong lồng, nên móng chân và mỏ càng nhọn dài, vì ít ma sát đào bới, lột vỏ tìm thức ăn như ngoài đời sống hoang dã thiên nhiên. Do đó, móng và mỏ dài làm sinh hoạt của chúng thêm trở ngại; như khi phải đậu đứng trên cầu hoặc gắp thức ăn không dễ dàng thoải mái. Ngoài ra, móng và mỏ dễ gãy, gây thương tích bàn chân và đầu bị đau đớn; nên cần phải cắt ngắn. Bằng cách giữ chúng nhẹ trong lòng bàn tay, dùng ngón tay cái, tay trỏ kẹp mỏ hoặc giữ bàn chân; dùng dao, giũa cắt đoạn thừa. Không nên cắt móng sát thịt gây thương tích máu chảy. Lưu ý cắt mỏ phải cẩn thận dùng giũa mài bớt. – Hiện tượng mỏ, móng mọc dài ra là sự phát triển sinh lý bình thường; không phải do chim bị bịnh hoặc thiếu dinh dưỡng.
Lông chim họa mi nuôi lồng là do tự chúng chăm sóc, nếu cần làm đẹp nên giúp chúng tỉa lông. Lúc chúng xoay trở trong lồng, lông dễ gãy đứt đoạn; nếu lông đuôi bị quẹt gãy, nên dùng kéo cắt bỏ hẳn.
Chú thích:
(1) Lông chim họa mi màu căn bản là đen, vàng, có thể pha lẫn lợt, đậm nhiều màu: vàng, xanh, xám tro, hồng là do vùng sanh cơ của chúng. Nhưng cá biệt cũng có một số ít họa mi toàn thân màu tuyết trắng hoặc đen mướt. Nguyên nhân chủ yếu do di truyền, thứ đến là do hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn. – Thông thường lông chim họa mi thuần màu, nhìn có vẻ đặc biệt lạ mắt, nhưng khó đánh giá là loại chim quí báu.
(2) Tần Thủy Hoàng nổi tiếng là vị vua thống soái về bạo lực vào hàng nhứt, nhì trong lịch sử Trung Quốc. Nhưng điều nghịch lý là chính trong cung điện của ông ngự trị không phải trang bị cung tên, đao kiếm và những hình ảnh cuồng sát, mà là, trang trí một thú chơi rất tao nhã. Rải rác đó đây trong cung ngự là những lồng chim quí được chạm trổ ngà ngọc mang những biệt danh rất đài các, quí tộc. Nơi đây qui tụ nhiều loài chim đẹp, quí, hót hay như: các loài yến hót, phụng hoàng, họa mi… Điều làm cho Tần Thủy Hoàng thích thú nhất là sát hai bên ngai rồng được trang bị hai “vệ sĩ” họa mi đầy hùng khí! Đây là hai con họa mi được các lãnh địa chư hầu triều cống trong số hàng trăm con họa mi quí. Tuy chúng phải “khép mình” trong hai chiếc lồng son, nhưng chúng luôn gầm gừ nhau bằng tiếng hót lanh lảnh, có lúc chói tai suốt ngày. Tần Thủy Hoàng luôn mỉm cười nhìn chúng đấu nhau một cách đắc chí. Có lẽ họa mi là chân dung tiêu biểu về tánh khí của Tần Thủy Hoàng!
(3) Thú chơi chim đã được ca tụng miêu tả trong các tài liệu kinh sách nổi tiếng từ ngàn xưa qua các triều đại Trung Quốc như: Kinh Thi, Đường thi, Tống từ: như bài: “Hoàng điểu vu phi, tập vu quán mộc” trong Kinh Thi do Chu Nam và Cát Đàm biên soạn, “Yến yến vu phi, thược hạ kỳ tâm” trong Kinh Thi do Nghiệp Phong và Yến Yến biên soạn và các bài: “Nhị nguyệt Hoàng Lệ Phi thương lâm”, “Nhứt hành bạch lô thương thanh thiên”, “Nguyệt hắc nhan phi cao”, “Minh nguyệt biệt kinh thước”…
Đời Đường, thi sĩ Bạch cư dị làm thể thơ cổ điển, tóm lược ý như sau: “Tai rõ, trí sáng, lưỡi ngay: lời nói của chim và lời bàn bạc của người đều thông hiểu nhau”!
(4) Chim rừng loại đấu, hót nói chung; chim trưởng thành thường nuôi riêng biệt từng lồng để chúng dể sung, tự tin phô diễn tiếng hót, múa và được tự do vẫy vùng trong “giang sơn” chiếm cứ. – Điều mà làm cho tôi vô cùng ngạc nhiên thích thú, khi lần đầu ghé vào nhà nghệ nhân Tư Cung được “đón chào” ngay bởi hai chú chim khoen vàng. Cả hai được nhốt chung trong một chiếc lồng khoen nhỏ thông thường. Chúng cùng đứng chung trên một cầu, hai đôi chân luôn đứng yên bám vào thanh cầu, hai đôi cánh vỗ quạt mạnh liên tục; hai đôi mắt tròn xoe trố nhìn thẳng vào khách và cùng há rộng mỏ kêu “cheng…cheng” inh ỏi liên tục hồi lâu. Trong khi nhà trước vắng thanh, chủ của chúng đang ở phía sau nhà. Tôi đứng khựng lại, vừa giựt mình sửng sốt, vửa “quê” trước hai con chim nhỏ tí xíu đang cất tiếng kêu báo động, sừng sộ đầu oai vệ và tự tin!
(5) Ơở xứ ta loại côn trùng phổ biến thường chọn cho chim ăn là cào cào. Ngoài tính bổ dưỡng chất đạm, còn tạo sự tươi mát cho cơ thể chim rừng. Nhưng, trong thực tế dễ gặp 2 trở ngại; như sau:
1 – Cào cào dễ bị bám thuốc trừ sâu; 2 – nhiễm ký sinh trùng lãi xoắn (hình dạng như sợi chỉ trắng dài và xoắn như lò xo).
Nếu chim mắc phải một hoặc cả hai trường hợp trên dễ sanh ra hiện tượng xù lông, đờ đẫn và từ từ chết.
Đề phòng cào cào bị nhiễm thuốc trừ sâu, bằng cách: – cào cào mua về nên thả vào thau nước lạnh, nếu có chất dầu loang ra trên mặt nước là đã bị nhiễm thuốc; nhưng cũng có trường hợp cào cào đang thụ trứng, thì cơ thể cũng tiết ra chất dầu. – Cào cào nhiễm ký sinh trùng, thường là bụng phình to ra.

Exit mobile version