Site iconChimCanh.Vn

Nghệ thuật nuôi chim khướu

Vào những năm đâu thập niên 60, tôi thường đi bẫy chim khướu ở các vùng Bảo Lộc, Tùng Nghĩa. Lan Hanh (Đà Lạt), và cái thú lớn nhất của tôi lúc đó là lân la vào các Sóc, các Buôn làng của đồng bào thiểu số để tìm hiểu cách sống của họ ra sao… Nhờ đó mà tôi nhận ra một điều là gần như nhà nào cũng có treo một vài lồng chim Khướu và duy nhất họ chỉ nuôi môt giống chìm này mà thôi (tên khoa học là Lanius excubitor),
[​IMG]
Thuở đó, đồng bào thiểu số gọi chim Khướu là Bồ Chao Bạc Má, và xem ra họ rất rành về con Khướu. Họ chỉ cho tôi cách phân biệt trống mái, cách nuôi dưỡng,., trước sau không hề giấu giếm một điều gì.

Tôi thắc mắc tại sao chim rừng thiếu gì con hót hay mà họ chỉ nuôi mỗi một loại chim “Bồ Chao Bạc Má” thì họ lại khen loại chim này hót được nhiều giọng, lại hót to, đi xa vào nương rẫy vẫn còn nghe tiếng…

Đồng bào thiểu số ở các vùng Phú Giáo, Lộc Ninh, Sông Bé cũng thích nuôi Khướu, gần như nhà nào cũng nuôi một hai con, thường có trống mái, nên lúc nào cũng nghe chúng hót rân…

Thì ra đồng bào thiểu số họ rất rành vê việc nuôi chim Khướu, mặc dầu nhiều nơi tôi chỉ thấy họ cho ăn gạo trắng (thay vì gạo rang trộn trứng như cách mình nuôi), còn lồng thì cũng làm bằng tre, nhưng thô sơ lắm.

Sau nãy, tôi có gặp nhiều nghệ nhân nuôi chim Họa Mi kỳ cựu ở ngoài Bắc, tôi kể câu chuyện lý thú trên đây cho họ nghe thì được biết thêm một điều là đồng bào thiểu số ở ngoài Bắc cũng rất rành chơi Họa Mi. Có người còn sành sõi hơn cả những tay chơi nltiều kinh nghiệm ở Hà Nội, Hải Phòng nữa! Ngay cả việc tìm ổ Họa Mi con, phi họ ra, người Kinh ít ai làm được, vì đâu rành “đường đi nước bước” trong rừng rậm núi cao bằng họ!


Chim Khướu

Sống giữa rừng chim, nhưng đồng bào thiểu số lại chuộng nuôi Khướu hơn các giống chim rừng khắc thì đủ hiểu giọng của giống chim hót này không thể đánh giá ở mức thấp được.

Người mình cũng thích nuôi chim Khướu, nhất là ở các vùng thôn quê miền Bắc và miền Trung. Giống chim này ở đây có rất nhiều, không những chỉ ở rừng sâu núi cao, mà thỉnh thoảng vẫn thấy bóng dáng chúng đi kiếm ăn ở các bụi bờ, nơi có tầng cây thấp ven làng mạc…

Số lượng Khướu trong thiên nhiên có rất nhiều, nhất là những nơi có nhiều rừng già. Chúng lại tương đối dạn người nên dễ đánh bẫy. Vì vậy, từ xa xưa cho đến nay, giá bán con Khướu bổi thường rất hợp với túi tiền của mọi người. Nuôi Khướu lại dễ sống, cho ăn gì cũng được. Nhiều miền quê, người ta chỉ cho ăn gạo rang, và thỉnh thoảng cho ăn vài con nhái nhỏ, hoặc con thằn lằn hay vài con gián cũng đủ bồi bổ cho cả tuần nhật.


Khướu thi hot

Đã thế, nuôi Khướu lại thêm một cải thú nữa là có thể nuôi thả, như cách người mình nuôi chim sáo hay Cà Cưỡng vậy. Chỉ cần nuôi cho quen chỗ ở, tốt nhất là một vài mùa trở lên, ta có thể thả Khướu hay ra vườn, tự do bay nhảy, tự do đi về, y như các loại gia cầm trong nhà, không lo mất mát.
Khướu thả ra vườn vẫn siêng hót, chứ không như Khướu sống ngoài trời, phần nhiều chỉ hót vào cữ sáng mà thôi. Đó là cách nuôi Khướu ở thôn quê, nơi mà nhà nào cũng có sẵn vườn cây ăn trái, vì khi được thả, Khướu chỉ lẩn quẩn cả ngày ngoài vườn cây, chứ không hay vào nhà như các giống Sáo, Cưỡng…

Với những người ở thành phố thì việc nuôi Khướu có vẻ không được thích hợp, vì tiếng hót của nó khá to, gây sự vang dội, sợ phiền lòng hàng xóm, nhất là những lúc sáng sớm và giờ nghỉ trưa.

Ở nơi phố phường đông đúc, nhà này thường khít vách với nhà kia, ngay tiếng sủa của con chó cũng đã gây ồn rồi, huống chi giọng hót vang xa của ba con Khướu? Vì vậy, người nào thích nuôi lắm cũng chỉ một con để nghe giọng hót cho vui..


Khướu đen

Còn ở vùng ngoại ô các tỉnh, thành lớn, nơi mật độ dân cư tương đối thưa thớt hơn, thì phong trào nuôi Khướu đang được “phát huy” rầm rộ… do chim Khướu không kén người nuôi, trẻ già gì cũng nuôi hợp cả! Cũng do tình hình đó mà giá bán của Khướu cũng từ từ được con buôn nhích cao dần lên. Chỉ vài ba năm trước đây thôi, giá bán một con Khướu bổi (Khướu trống) chỉ vài ba chục ngàn đồng, nay đã lên đến giá gần cả trăm ngàn. Còn chim nuôi đã thuần thuộc đôi ba mùa, đã hót hay, nhất là vừa hót lại biết múa đuôi múa cánh, thì phải bỏ ra vài ba trăm ngàn đến hơn triệu bạc mói mua được!

Tuy chim Khướu tương đối dễ nuôi hơn mật số chim hót rừng khác, nhưng dù sao cũng đòi hỏi người nuôi có chút hiểu biết về kỹ thuật. Chẳng hạn như:

Cách chọn chim trống mái ra sao…

Cách chọn con Khướu vó những đặc điểm tốt về vóc dáng, về điệu bộ mà nuôi để khỏi uổng phí công lao chăm sóc và tiền của bỏ ra…

Cách thuần dưỡng Khướu bổi…

Cách nuôi dưỡng Khướu suy.,.

Nội mỗi việc phân biệt trống mái không thôi cũng là chuyện khó khăn rồi. Nhiều người đã tỏ ra tức bực khi phải mua lầm một nàng Khướu mái… Một lần mất tiền thì không mấy tiếc, nhưng nếu nhiều lần “bị lừa ” như vậy thì sinh nản lòng, đến nỗi nhiều kẻ phải bỏ cuộc, không còn thiết tha đến việc nuôi giống chim này nữa!

Ngay nhiều vị nuôi Khướu cả chục năm vẫn còn bỡ ngỡ về chuyện này, thì làm sao bảo người mới vào nghề rành rẽ cho được! Trong khi đó thì phía người bán, phần đông vì hám lợi, nên thưởng bán theo cách ‘”không bảo đảm”, khách hàng đem về nuôi nếu đúng chim trống thì may, rủi gặp chim Khướu mái cả ngày chỉ biết kêu ro ro thì chỉ còn có cách… phóng sanh cho khỏi mất công nuôi dưỡng!

Vì như quý vị đã biết, giá trị của con Khướu mái chỉ bằng một phần tư giá bán chim trống là cùng. Hơn nữa, đâu phải người nào nuôi Khướu trống cũng cần nuôi Khướu mái? Chỉ những ai trong nhà nuôi đến năm ba Khướu trống mới cần nuôi thêm một mái để cho trống hót mà thôi

Thông thường, nuôi một giống chim mà mình nắm vững được phần kỹ thuật nuôi dưỡng thì vẫn được vững tâm hơn, và có nhiều hứng thú hơn. Nhưng, tài liệu nuôi chim Khướu gần như không có. Từ trước đến nay, giới nuôi chim đành phải học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, và thực tế cho thấy đã có mấy ai chịu thực bụng truyền bá kinh nghiệm của mình sang cho người khác (?). Đó là một trở ngại lớn cho những ai muốn bắt tay vào việc nuôi giống chim biết hót đến cả trăm giọng tuyệt hay này.

Ở trong cuốn sách nhỏ này, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày tất cả những hiểu biết nhỏ nhoi của mình, qua kinh nghiệm nhiêu năm nuôi Khướu, và qua sự không ngừng học hỏi từ các nghệ nhân đàn anh lớp trước để quý vị làm tài liệu tham khảo thêm, nhất là đối với quí bạn mới bắt tay vào việc nuôi Khướu. .

Những điều chúng tôi trình bày chắc chắn còn có nhiều điều thiếu sót, hy vọng sẽ được đón nhận sự chỉ giáo tận tình của các nghệ nhân nhiều kinh nghiệm hơn.

Exit mobile version