Diễn Đàn Chim Cảnh

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Thảo Luận AE đọc xong cho ý kiến

nh0ck36

Thành viên Mới
Bài viết
0
Điểm tương tác
0
Điểm
0
Đây là bài viết của ông a chơi cùng vs e viết bên 4r ORG e xin phép up lên đây để các bác tham khảo và cho ý kiến nhéBài viết tổng quan về Chào Mào của Giang Kòi Thanh Hóa ( MrKoi)

Tôi nuôi Chào mào tính đến nay cũng đã 05 năm, từ năm 2007 đến nay, cũng đã rất nhiều lần bỏ chào mào, chuyển sang chơi Họa Mi, Chơi Chích chòe... Cũng lần mò vào tận Huế, vào Tận Đà Nẵng để tậu những chú chim bổi ( tôi không có điều kiện chơi chim Thuộc ). Cũng chọn lựa, cũng hỏi han kiến thức từ các cụ, cũng lang thang trên mạng, cũng tập tành đi bẫy, cũng có thời kiếm ăn từ nghề bẫy chào mào... Sau quảng thời gian ngắn ngủi và cả thăng trầm ấy, tôi cũng có đúc kết được một số kinh nghiệm để hôm nay chia sẽ với anh em trên diễn đàn, có thể có chỗ đúng, có điểm sai và tôi nói hết ra là mong anh em cùng bàn bạc, thảo luận và đưa ra cái nhìn đúng đắn nhất về chào mào chứ không có ý khoe mẻ hay áp đặt... rất mong anh em nhẹ nhàng chém ^_^
CHỌN LỰA CHIM CHÀO MÀO
Một ông cụ gần nhà tôi có tuổi đời chơi chim hơn cả số tuổi của bản thân tôi vẫn hay nhắc với tôi về " Tứ Thánh", 4 Dáng quý của chào mào : " Mào Lân, Họng bò, Lưng Tôn ( Lưng Quy), yếm khít ". đó cũng chính là tiêu chí chọn chim của tôi từ ngày mới chơi chim đến giờ ( chỉ xét về ngoại hình). thường thì rất ít chú chim nào có được tứ Thánh. bản thân tôi cũng đã từng sở hữu được 1 chú có 4 đặc tính trên nhưng rất tiếc lại là chim nuôi non lên và mắc cái bệnh cố hữu là " Nghiện người " ( thấy chim khác thì bơ - thấy người múa tung cánh hò hét ầm ĩ). tôi xin post ra đây để làm chứng:
39ba481751d4dcd939ac3dc771bb6db1_54848168.964cd13606dc9c6fb117e233e5cb4f7f.jpg

2e3e22138e6d7b50544e7bbfc8454189_54848164.8a24f8b00f7d0bc1773784c309d95238.jpg

e4fc0387b7686dbd081e5248c7509aa6_54848148.fcd558801c93192a7cde2e3beb80fb5d.jpg

Không ai có thể khẳng định được rằng 1 chú chim hội tụ được tất cả các dáng dấp đẹp, quí sẽ là chú chim có giọng hót hay. Dáng chim có ảnh hưởng rất ít đến lối chơi cũng như phong cách hay giọng hót của chú chim hoặc giả có mà chúng ta chưa biết được hoặc chưa đủ kinh nghiệm để nhận ra !
Về chọn chim bổi : ( tôi không đưa ra cách chọn chim non - vì tôi không quan tâm nên không nghiên cứu nà )
Trước khi chọn chim bổi bạn phải xác định rõ : bạn muốn một chú chim như thế nào !! từ đó để xác định được chú chim mình chọn hội tụ những điểm nào !! Tôi thường chọn chim theo 2 hướng tôi xin được chia sẽ ra đây :
Tiêu chí chung: chú chim có lông lá đầy đủ, mặt không xước, không chảy máu, đuôi dài xếp thành 1 cọng thì khó nhưng chụm lại như kiểu 2 -3 cọng, chân không tật. ( nói ra chim tật lại nhớ em TMC của trường Phi Yến), chim trong lồng bổi không nhảy rúc xuống đáy lồng, không nhắm mắt nhắm mủi phi vào lồng, chọn những con đứng ở vị trí cao nhất trong lồng bổi, mặt phải gấu, mào cao, yếm nhìn cân đối khít thì quá tốt. ( Tôi muốn khẳng định 1 lần nữa là chọn chim trong lồng bổi rất ít khả năng chọn được giọng nếu nó không hót). Tôi không để ý đến trống mái vì tôi biết tôi có chọn cũng không đúng. một số người nói chim chào mào không quan trọng Trống mái. tôi không đồng ý nhưng cũng không phản đối. cứ ngầm hiểu rằng chú chim nào đi giọng dài thì là trống giọng ngắn thì là mái ^^ cái này thì bắt về nhà nuôi vài hôm biết ngay à !!
Hướng 1: Tôi chọn 1 chú chim nhỏ con, thon và dài chim, đầu nhỏ, mỏ mảnh, ( đầu xà) đây cũng chính là tiêu chí chính mà tôi chọn, Khi chim trong lồng bổi thì bạn không thể nhìn được chính xác chim có họng bò hay không, mào Lân, lưng Tôm, yếm khít thì có thể thấy được. vì thế ta lựa chọn theo hình thức xác xuất cao. chọn những chú có phần hàm bạnh to ( cái này thường kéo theo đầu to ^_^). sau đó là đến chú chim có cổ dài ( cái này là lựa chọn bằng cảm giác). chọn được 1 chú chim có cổ vươn dài thì có thể bạn không được Họng bò nhưng 70% bạn chọn được 1 chú chim đi làn dài 1 mỏ nhiều hơn 4 âm, 30% còn lại là may mắn.
Những chú chim ở hướng này thường có lối chơi rất nhanh, lí lắt, giọng rất thanh, hay đảo, khi đấu dàn thường đảo cầu liên tục, chơi rất sốc nổi.
Hướng 2: Tôi chọn 1 chú chim mình to, thon và dài chim, đầu to, nhìn hầm hố đầu gấu, chân to, mỏ to, bản mỏ.những chú chim loại này 70% là có giọng to, đanh, hót cứ oang oang, nhưng đi giọng thường ngắn, nhưng bù lại có lối chơi rất đầm, bình tĩnh, không vội vả, không linh động nhưng bền và dài.
Sau khi chọn được một chú chim ưng ý bạn mang về nhà và thời điểm bây giờ mới là thời điểm quyết định.
Mỗi người một cách thuần bạn có thể gõ tìm trên 4rum hoặc trên google có rất nhiều cách mà mọi người chia sẽ, tớ xin phép không nhắc lại. điều tớ muốn nói ở đây là về nhà 1 thời gian chim sẽ ra giọng và đây là khâu cuối cùng để bạn khẳng định sự lựa chọn của mình.
Chú chim của bạn đi giọng như thế nào, dài hay ngắn, đã đúng với tiêu chí của bạn chưa. nếu đúng thì giữ lại còn không thì ta lại phóng sinh và tiếp tục với hành trình tìm kiếm chú chim đúng với tiêu chí ^^. Bạn sẽ bảo tôi nói thế thì ở trên còn chọn lựa làm gì ? đúng là thế !! nhưng chọn lựa các bước ở trên là để tăng xác xuất cũng như tỷ lệ bạn chọn được chú chim như ý cao hơn. vì tất cả chỉ là tương đối và không có gì là tuyệt đối cả !
GIỌNG CHIM VÀ NHỮNG ĐIỀU ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIỌNG
Tôi sống tại Thanh Hóa, trước thì có chơi cả Quảng Nam, Huế, Đà nẵng, Gia Lai nhưng hiện giờ thì chỉ chơi mình Chim Thanh hóa, Không phải chim Thanh Hóa hay mà là vì tôi không có khả năng chọn được chú chim ở vùng miền khác hay! vì những vùng ấy chim rất hiếm, không còn nhiều như ở Quê tôi Và nhập về thì toàn những chú chim đâu đâu ứ chọn được chú nào ra hồn. T_T
Về chọn giọng chim thì ta lại phải để ý đến cách thi chim ở từng vùng, mỗi nơi chú trọng 1 điểm nhưng tề tựu chung lại vẫn là cách chấm : dáng, mỏ, ché, và nước bền chim.
Dáng thì không phải nói vì ai cũng biết òi ^^
Về mỏ: Như thế nào là 1 mỏ: 1 mỏ ở quê tôi được tính khi chim của bạn hót một lúc 5 âm trở lên ( có nơi tính 4 âm) mỗi mỏ được quy định là 2 điểm hay 5 điểm tùy từng vùng.
Ché : ché là cái gì thì em cũng chẳng biết chỉ biết nghe nó đã đời ^_^
Bền: thì con nào chơi lâu nhất là con ấy beefn^_^
* Thế nghĩa là ta phải chọn chú chim đi giọng dài, đảo hay không thì còn tùy thuộc vào độ luyện và quá trình học giọng trong khi dợt dãi hoặc học từ tự nhiên .
Em muốn khẳng định như thế này ạ !! quá trình học giọng của chim có từ khi sơ sinh đến tận lúc lìa đời! quá trình tiếp xúc với những chú chim ở vùng này vùng kia, đấu đá với chú chim ở vùng này vùng kia hay là với chú chim khác tuy không thay đổi được chất giọng của chú chim nhưng nó được chắt lọc và pha tạp giọng vào ở cách ngắt làn, âm đầu, âm cuối khi ra giọng. Vì thế mà những chú chim càng đi đấu đá nhiều, những chú chim mồi dù già hay trẻ giọng càng ngày càng hay, càng ngày càng có nhiều làn điệu. Hãy nghỉ rằng chim như là ca sỹ hôm nay luyến thế này nhưng mai khi thấy anh kia anh ý luyến có đoạn hay hơn thì tự khắc sẽ học và luyến gần như thế. chỉ có 1 điều không thể thay đổi là chất giọng! 1 chú chỉ đi được 4 âm thì có học cả đời cũng chỉ được 4 âm và đó là năng khiếu !! chim cũng có chú năng khiếu chú không năng khiếu.
Những điều ảnh hưởng đến giọng chim:
bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao ta lại phải đi mua chim Huế, chim Đà Nẵng chim Gia Lai, chim Cam Ly chưa ? xin trả lời rằng vì mỗi vùng đất với điều kiện địa hình, vị trí địa lý, khí hậu tạo nên một cách ra giọng cách nhả giọng của từng chú chim. Bắt 1 chú chim Thanh Hóa non vào Huế nuôi thả sau này thế nào chú ấy cũng mang chất huế, cũng như con người khi bố mẹ người Hà Nội sinh ra trong Nam thì nói giọng Miền Nam vậy!
Một chú chim khi bắt đầu biết bay nhảy là bắt đầu học giọng! quá trình học giọng xảy ra xuyên xuốt 1 ngày nhưng nếu để ý bạn sẽ thấy quá trình ấy chỉ xảy ra mạnh mẽ nhất ở một số thời điểm. Tôi thường thấy là vào buổi sáng sớm và giữa trưa với chiều muộn! Khi mà cả đàn chim tụ tập quây quần và hầu hết trong đàn chim đều đi gió giọng rúc ríc, líu díu đó là lúc chúng tổng hợp lại bằng trí nhớ những âm thanh được nghe ( giọng hót ) để ngiền ngẫm và nghiên cứu tích hợp lại để tạo thành 1 làn của riêng mình. Và trong lúc ấy !! tiếng nước chảy róc rách, tiếng cây cối chạm vào nhau trong gió sẽ tác động đến giọng của chú chim ảnh hưởng đến độ thẩm nhớ về âm thanh đã từng nghe của mỗi chú chim tác động và tạo nên làn điệu.

Đôi lời tâm sự với những anh em không có điều kiện để tậu cho mình một chú chim ở những vùng đất nổi tiếng : Huế, Đà nẵng, Gia Lai, Đà Lạt.....
Mỗi vùng miền đều có những chú chim hay và có thể không đáp ứng được 100% yêu cầu của các bạn nhưng cũng phần nào đó đáp ứng được tiêu chí mà bạn đặt ra! vì như chúng ta vẫn hay nói không phải chú chim Huế nào cũng là chú chim hay ( bản thân mình đã nuôi không dưới 5 chú chim Huế và rất tiếc chưa được chú nào như mấy chú chim trên clip hay như những người chơi chim ở Huế vẫn thường nói về dòng chim này). Huế hay ở đâu cũng thế đều có chú chim hay chim dở đều có chú giọng dài giọng ngắn! tất nhiên nếu có điều kiện tậu về 1 chú chim ở dòng chim nổi tiếng thì bạn có được sự tin tưởng và từ đó chăm sóc chú chim tốt, giữ được lửa khiến cho chú chim của bạn có thể không hay nhưng rồi lại thành hay. vì chế độ chăm sóc và cái tâm bạn giành cho chú chim của bạn là yếu tố quyết định tạo nên 1 chú chim hay hay là dở. Bạn có thể mua được từ ai đó 1 chú chim Thuần Trung Mang, hay là tôi nói hẳn đến dòng chim Mất tích " Kim Phụng" đi 1 làn dài lê thê đến cả 15 âm làm đắm đuối người nghe, nhưng ở đó chú chim ấy ăn Hoa quả mỗi ngày, gia tăng hàm lượng đạm bằng thịt bò, bằng cào cào, ăn loại cám đắt tiền còn về nhà bạn cho ăn cám trứng, hoa quả thì bữa có bữa không thì chỉ ít lâu sau bạn có ngồi cả ngày cũng không thể nghe được 1 mỏ nẩy kép nào 6 âm chứ đừng nói đến 15 âm.
Dẫn chứng là như tôi...dạo đầu mới nuôi chim tôi không tin rằng Thanh Hóa có chú chim nào được như tôi mong muốn, ( tôi chơi chim giọng) tiêu chí của tôi là chim nẩy tầm 6 âm trở lên 1 mỏ. vì thế tôi mặc dù xa Huế vẫn quyết tâm sở hữu được 1 vài chú chim Huế, tôi đặt mua trên các diễn đàn, nhờ bạn mua và thậm chí vào tận nơi mua... Nhưng rồi tôi cũng không được chú chim nào nẩy 6 âm trở lên. Tôi sai hay là chim huế không được 6 âm !! không phải thế mà là vì tôi đen đủi chọn được những chú chim Huế tố chất kém. và vì chim Huế quá nổi tiếng, bị săn quá nhiều thành ra những chú tôi chọn được nhận được đã qua hàng chục người chọn rồi và kết quả được như thế đã là an ủi cho tôi rồi... tiếp sau đó là còn một số vùng khác nữa nhưng đều không thành công và cuối cùng tôi quay lại với chim Thanh Hóa. Những chú chim hiện giờ tôi sở hữu 100% Thanh Hóa nhưng không chú nào bật 1 mỏ dưới 5 âm và tất cả đấy tôi đều mua ở chợ trời của những người bán chim dạo, mà người ta vẫn nói là người bán lừa- chả có con nào ra hồn.
Vì thế ! bạn ở Phú Thọ hay Ninh Bình, ở Bắc Ninh hay Sơn La, Lào Cai hay Yên Bái nếu không có khả năng tậu được chim Huế, chim Đà Nẵng, Chim Quảng Nam, Gia Lai thì hãy tìm quanh bạn tại nơi bạn sống để tìm được 1 chú chim gần nhất với mong muốn của bạn. Nhưng vẫn khuyến khích nuôi chim vùng khác ^_^ vì không phải bổng dưng mà chim ở đó nổi tiếng nó phải hay thật thì mới được như thế. có điều mình kém may mắn và kém kinh tế nên mua tại vùng đất nổi tiếng nhưng không hoặc chưa được chú chim hay mà thôi.
Quay lại với những điều ảnh hưởng đến chất giọng của chim! Chú chim ngoài tự nhiên thì bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện địa lý, vị trí, địa hình, kênh rạch, khe suối. còn chú chim ở nhà giọng của chú chim ta sở hữu bị ảnh hưởng nhiều nhất đó là Chế độ chăm sóc sau đó mới là đến đấu dợt. Tiềm ẩn bên trong mỗi chú chim là điều ta không thể biết được ngay chỉ có thể qua quá trình chăm sóc, chế độ dinh dưỡng đầy đủ tố chất và những điều tiềm ẩn mới dần dần bộc lộ ra. Nhưng cũng không hiếm những chú chim tố chất chỉ có đến đó và có cố gắng cũng chỉ được có như thế và hơn thế tí ti. Khi chú chim của bạn sung mãn về thể lực, thì nó mới nghỉ đến chuyện hót hét nhiều. bụng đói thì mấy ai đi hát karaoke phải không ạ !! Khi có được thể lực bạn mang chim đi dợt dãi, dợt dãi chính là bước ngoặt để bạn có 1 chú chim hay, chú chim của bạn qua quá trình đấu dợt, nghe tiếng hót của những chú chim khác dần dần thấm vào máu, bằng những kí ức âm luật không rõ ràng chú sẽ hình thành đồng thời có sự chắt lọc âm điệu bù vào những đoạn thiếu trong 1 mỏ của chú chim khác bằng âm điệu của chính mình rồi hình thành nên giọng, tạo nên cách luyến láy cũng như lối chơi, nước đấu. Đó là lí do tại sao chim non thường giọng đơn điệu còn chim già rừng thì giọng luyến láy và đó cũng là lí do để người ta chọn mua chim trong lồng theo số năm Lồng của chim.
CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC CHIM VÀ ĐẤU DỢT
1. Về thức ăn của chim:
Theo tôi được biết thì Chim Chào Mào là loại chim ăn Hoa Qủa là chính, thức ăn khoái khẩu của chim tùy theo từng vùng miền mà có thể là Chuối, Cam, Sung...Như thế để chúng ta có cái nhìn chuẩn hơn về Thức ăn của Chim. Bột dù tốt đến bao nhiêu đi chăng nữa đó đều không phải là thức ăn của Chim ngoài tự nhiên. Bên cạnh đó Hoa quả thì rất dễ kiếm, dễ mua lại rẻ ( tôi ví dụ như chuối nhiều vitamin và lại tốt cho tiêu hóa giảm căng thẳng - streest). Bạn mua 1 nải chuối mất tầm 10k bạn có thể cho chú chim ăn được 10 ngày ( chuối tiêu để được lâu) như vậy tháng bạn mất 30k. một khoản tiền chẳng thấm là bao so với giá cả thời bấy giờ. Tôi thường chăm sóc chim như thế này:
*Công thức bột thì tôi không giám đưa ra vì sự thật là chưa làm bao giờ với cả tôi tin vào những cơ sở chế biến, họ có kiến thức về dinh dưỡng hơn tôi. ^^
*tôi thường mua bột ở các cửa hàng, tùy vào điều kiện kinh tế có thể mua được loại bột đắt tiền hay không. nhưng tôi thường mua bột đắt tiền trộn lẫn với bột rẻ tiền ( khuyến khích chọn bột đắt tiền ^_^). ( lúc nào cũng đầy trong cóng)
Hoa quả thì có thể chọn mua những loại nào sẵn, ngon, bổ, rẻ, tôi thường mua chuối chín. ( ngày nào cũng có trong xiên hoa quả - chỉ cho 1 lần vì nếu nhiều quá chim không chịu ăn bột)
Thức ăn gia tăng đạm: tôi cho chim ăn sâu cào cào, có điều kiện thì Thịt bò, chú ý thịt bò phải tập chim mới ăn chứ không phải cứ bỏ vào là ăn ngay.
Một số người bảo tôi rằng: Không nên cho chim ăn sâu vì sâu nóng, thường bị bó lông. Tôi chưa có thời gian để thử nên cũng không giám nói đúng sai gì chỉ có điều cẩn tắc vô áy náy nên tôi thường cho chim ăn sâu rất ít. Còn ngoài tự nhiên thì tôi dám chắc 100% là chim ăn sâu ^_^. Không ăn sâu thì vì sao tôi bỏ vào nó ăn ngay còn thịt bò thì tôi phải tập. và cũng như thế bạn có để ý trên những cây Roi ( quê tôi gọi là bồng bồng) mùa lá rụng có nghĩa là không có quả nhưng chim vẫn đến từng đàn vậy chim đến đó làm gì? Vâng là đến để bắt sâu đấy ạ !!
* Khuyến cáo : đừng bao giờ cho chim ăn cám kích, ăn cám kích là một hành động đi ngược lại với tự nhiên. và sau quá trình ăn cám kích dài bạn sẽ mất hoàn toàn chú chim. Tôi từng mua 1 chú chim đấu dàn bị ăn cám kích ở thời điểm kiệt quệ và mất cả năm trời vẫn không cho chú chim ấy trở lại được thời điểm ban đầu. Kết quả là không thể cứu...
2.Về áo trùm lồng:
Tại sao ta lại dùng áo trùm lồng? theo tôi thì dùng áo trùm lồng có những ích lợi sau:
+ Áo trùm lồng tạo cho Chim của bạn một không gian riêng, tránh những tác động bên ngoài khiến chim của bạn bị hoảng đột ngột tạo theo những hệ quả đi kèm.
+ Áo lồng cách ly chim Chào mào của bạn khỏi những động vật ăn thịt có ở sung quanh như Mèo, Chuột
+ Áo trùm lồng giúp chim chào mào của bạn có một giấc ngủ trong nhiệt độ tốt nhất, ấm áp nhất. bạn đừng nghỉ rằng mùa hè nóng nực trùm áo sẽ làm chim chào mào của bạn bị nóng. Chim Chào mào nói chung và Chim cảnh nói riêng thân nhiệt thấp nên sợ lạnh hơn là sợ nóng rất nhiều
+ Áo trùm lồng còn giúp cho Chim cảnh tránh gió độc, tránh khỏi tình trạng sáng mai ngủ dậy bạn thấy chú chim của bạn nằm bất động trong lồng
+ Áo trùm lồng tạo cho chim và bạn 1 cảm giác gần gủi khi sáng ra bạn là người đầu tiên mà chú nhìn thấy, đó là một cảm giác hết sức thân quen, điều này bạn sẽ thấy rõ nhất khi có thể người lạ đi qua chú chim của bạn nhảy loạn xị nhưng khi bạn đến gần thì chú lại đứng im như không có chuyện gì xảy ra !!
* Hãy liên tục dùng áo trùm lồng bất kể là mùa nào và dù là trời mưa hay là nắng, mùa hè hay là mùa đông.
3.Về thuốc và chế độ bồi bổ bằng thuốc:
Để cẩn thận và cũng là một cách để bảo vệ chính bạn bạn nên cho chim uống thuốc phòng ngừa các bệnh thường gặp như đi ngoài, bại liệt... theo định kỳ. Tôi thường cho uống 6 tháng 1 lần vào thời điểm chuyển giao mùa...
Chế độ phụ chữa bệnh: đây là chế độ tôi được một ông cụ chơi Họa Mi gần nhà bày cho. đó là kích thích chim ăn uống !! có thực thì mới vực được đạo có khỏe mạnh thì mới thích múa ca hát lượn.
Tôi thường cho chim uống nước có hòa Vitamin B1, tác dụng của B1 thì ai cũng biết rồi, kích thích chim ăn uống, tăng sức đề kháng cho chim. bạn nên cho chim uống định kỳ tháng 3 ngày và nhớ là nước khi hòa với thuốc không được để qua đêm sẽ phản tác dụng. bên cạnh đó bạn có thể cho chim uống C sủi hoặc là những loại vitamin khác nếu có điều kiện.
5. Về cách thức dợt chim:
Đây chỉ là cách dợt dãi chim mà tôi tự nghiên cứu có tham khảo của một số anh em trên 1 số 4rum và của các cụ cao niên các anh chị chơi chim trong hội.
Tôi chỉ bàn đến chim mới đi dợt, còn chim đã dợt dãi nhiều rồi thì không còn gì để nói.
1. Khi nào thì chú chim bổi của bạn nên mang đi dợt: Đó là khi chú đã tương đối rạn, để thử bạn có thể treo chim của bạn ra cách xa bạn tầm 5-6m nếu mà chim vẫn đứng hót thì đó là khi chú chim của bạn có thể đi dợt được. Bạn đừng nôn nóng mang chú chim đi dợt vì đi dợt nghĩa là bạn phải vận chuyển chim 1 chặng đường, nơi dợt thường rất đông người, Chim của bạn chưa dạn rất có thể sẽ hoảng trong quá trình vận chuyển hoặc đến nơi dợt nhìn thấy đông người giật mình rồi hoảng như thế bạn sẽ rất mất thời gian để hồi lại chim
2. Ban đầu nên đi dợt như thế nào ? Theo tôi ở thời điểm ban đầu bạn không nên cho chim của bạn vào bãi dợt ngay mà khoảng 5-6 lần đầu bạn trùm kín áo lồng treo cách xa bãi dợt khoảng tầm 10 đến 15m đừng xa quá nhưng cũng đừng gần đó, quan trọng nhất là bạn tủ áo lồng kín! chỉ để chú chim của bạn thấy tiếng mà không thấy mặt. đừng vội sốc nổi nhét chú chim của bạn vào giữa những anh tài dợt dãi chuyên nghiệp vài tiếng ché là làm chú chim của bạn hoảng loạn tuột độ đấy. Những lần sau bạn cứ từ từ nhẹ nhàng mở áo lồng ra! mở một nữa để chim của bạn nhìn thấy bãi đấu của những anh tài, của thế hệ đi trước. Nhìn và nhìn tầm 4-5 buổi! sau đó là quá trình cho cháu nó tham gia ban đầu chỉ nên treo ở khu vực ngoài !! tránh va chạm với những quái nhân của bãi dợt và cứ thế treo lại dần treo lại dần cho đến khi vào đến bãi trung tâm thì bạn đã hoàn thành quá trình dợt. và chim của bạn đã là chú chim dợt dãi chuyên nghiệp đến một ngày nào đó sẽ đứng cội đấu dàn ^_^
( lại tan sở và xin hẹn anh em ngày mai ta sẽ bàn về bẫy chim - cái nghề mà nuôi sống tôi xuốt quảng thời gian thất nghiệp năm 2010)

<------ Bổ sung bài viết ------->
Xin được phép tâm sự tiếp với anh em về vấn đề đang còn dang dở ở trên ( mong MoD ghép bài lại hộ mình vì không tìm thấy chỗ để sửa bài)
Đôi lời tâm sự với những anh em không có điều kiện để tậu cho mình một chú chim ở những vùng đất nổi tiếng : Huế, Đà nẵng, Gia Lai, Đà Lạt.....
Mỗi vùng miền đều có những chú chim hay và có thể không đáp ứng được 100% yêu cầu của các bạn nhưng cũng phần nào đó đáp ứng được tiêu chí mà bạn đặt ra! vì như chúng ta vẫn hay nói không phải chú chim Huế nào cũng là chú chim hay ( bản thân mình đã nuôi không dưới 5 chú chim Huế và rất tiếc chưa được chú nào như mấy chú chim trên clip hay như những người chơi chim ở Huế vẫn thường nói về dòng chim này). Huế hay ở đâu cũng thế đều có chú chim hay chim dở đều có chú giọng dài giọng ngắn! tất nhiên nếu có điều kiện tậu về 1 chú chim ở dòng chim nổi tiếng thì bạn có được sự tin tưởng và từ đó chăm sóc chú chim tốt, giữ được lửa khiến cho chú chim của bạn có thể không hay nhưng rồi lại thành hay. vì chế độ chăm sóc và cái tâm bạn giành cho chú chim của bạn là yếu tố quyết định tạo nên 1 chú chim hay hay là dở. Bạn có thể mua được từ ai đó 1 chú chim Thuần Trung Mang, hay là tôi nói hẳn đến dòng chim Mất tích " Kim Phụng" đi 1 làn dài lê thê đến cả 15 âm làm đắm đuối người nghe, nhưng ở đó chú chim ấy ăn Hoa quả mỗi ngày, gia tăng hàm lượng đạm bằng thịt bò, bằng cào cào, ăn loại cám đắt tiền còn về nhà bạn cho ăn cám trứng, hoa quả thì bữa có bữa không thì chỉ ít lâu sau bạn có ngồi cả ngày cũng không thể nghe được 1 mỏ nẩy kép nào 6 âm chứ đừng nói đến 15 âm.
Dẫn chứng là như tôi...dạo đầu mới nuôi chim tôi không tin rằng Thanh Hóa có chú chim nào được như tôi mong muốn, ( tôi chơi chim giọng) tiêu chí của tôi là chim nẩy tầm 6 âm trở lên 1 mỏ. vì thế tôi mặc dù xa Huế vẫn quyết tâm sở hữu được 1 vài chú chim Huế, tôi đặt mua trên các diễn đàn, nhờ bạn mua và thậm chí vào tận nơi mua... Nhưng rồi tôi cũng không được chú chim nào nẩy 6 âm trở lên. Tôi sai hay là chim huế không được 6 âm !! không phải thế mà là vì tôi đen đủi chọn được những chú chim Huế tố chất kém. và vì chim Huế quá nổi tiếng, bị săn quá nhiều thành ra những chú tôi chọn được nhận được đã qua hàng chục người chọn rồi và kết quả được như thế đã là an ủi cho tôi rồi... tiếp sau đó là còn một số vùng khác nữa nhưng đều không thành công và cuối cùng tôi quay lại với chim Thanh Hóa. Những chú chim hiện giờ tôi sở hữu 100% Thanh Hóa nhưng không chú nào bật 1 mỏ dưới 5 âm và tất cả đấy tôi đều mua ở chợ trời của những người bán chim dạo, mà người ta vẫn nói là người bán lừa- chả có con nào ra hồn.
Vì thế ! bạn ở Phú Thọ hay Ninh Bình, ở Bắc Ninh hay Sơn La, Lào Cai hay Yên Bái nếu không có khả năng tậu được chim Huế, chim Đà Nẵng, Chim Quảng Nam, Gia Lai thì hãy tìm quanh bạn tại nơi bạn sống để tìm được 1 chú chim gần nhất với mong muốn của bạn. Nhưng vẫn khuyến khích nuôi chim vùng khác ^_^ vì không phải bổng dưng mà chim ở đó nổi tiếng nó phải hay thật thì mới được như thế. có điều mình kém may mắn và kém kinh tế nên mua tại vùng đất nổi tiếng nhưng không hoặc chưa được chú chim hay mà thôi.
Quay lại với những điều ảnh hưởng đến chất giọng của chim! Chú chim ngoài tự nhiên thì bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện địa lý, vị trí, địa hình, kênh rạch, khe suối. còn chú chim ở nhà giọng của chú chim ta sở hữu bị ảnh hưởng nhiều nhất đó là Chế độ chăm sóc sau đó mới là đến đấu dợt. Tiềm ẩn bên trong mỗi chú chim là điều ta không thể biết được ngay chỉ có thể qua quá trình chăm sóc, chế độ dinh dưỡng đầy đủ tố chất và những điều tiềm ẩn mới dần dần bộc lộ ra. Nhưng cũng không hiếm những chú chim tố chất chỉ có đến đó và có cố gắng cũng chỉ được có như thế và hơn thế tí ti. Khi chú chim của bạn sung mãn về thể lực, thì nó mới nghỉ đến chuyện hót hét nhiều. bụng đói thì mấy ai đi hát karaoke phải không ạ !! Khi có được thể lực bạn mang chim đi dợt dãi, dợt dãi chính là bước ngoặt để bạn có 1 chú chim hay, chú chim của bạn qua quá trình đấu dợt, nghe tiếng hót của những chú chim khác dần dần thấm vào máu, bằng những kí ức âm luật không rõ ràng chú sẽ hình thành đồng thời có sự chắt lọc âm điệu bù vào những đoạn thiếu trong 1 mỏ của chú chim khác bằng âm điệu của chính mình rồi hình thành nên giọng, tạo nên cách luyến láy cũng như lối chơi, nước đấu. Đó là lí do tại sao chim non thường giọng đơn điệu còn chim già rừng thì giọng luyến láy và đó cũng là lí do để người ta chọn mua chim trong lồng theo số năm Lồng của chim.
CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC CHIM VÀ ĐẤU DỢT
1. Về thức ăn của chim:
Theo tôi được biết thì Chim Chào Mào là loại chim ăn Hoa Qủa là chính, thức ăn khoái khẩu của chim tùy theo từng vùng miền mà có thể là Chuối, Cam, Sung...Như thế để chúng ta có cái nhìn chuẩn hơn về Thức ăn của Chim. Bột dù tốt đến bao nhiêu đi chăng nữa đó đều không phải là thức ăn của Chim ngoài tự nhiên. Bên cạnh đó Hoa quả thì rất dễ kiếm, dễ mua lại rẻ ( tôi ví dụ như chuối nhiều vitamin và lại tốt cho tiêu hóa giảm căng thẳng - streest). Bạn mua 1 nải chuối mất tầm 10k bạn có thể cho chú chim ăn được 10 ngày ( chuối tiêu để được lâu) như vậy tháng bạn mất 30k. một khoản tiền chẳng thấm là bao so với giá cả thời bấy giờ. Tôi thường chăm sóc chim như thế này:
*Công thức bột thì tôi không giám đưa ra vì sự thật là chưa làm bao giờ với cả tôi tin vào những cơ sở chế biến, họ có kiến thức về dinh dưỡng hơn tôi. ^^
*tôi thường mua bột ở các cửa hàng, tùy vào điều kiện kinh tế có thể mua được loại bột đắt tiền hay không. nhưng tôi thường mua bột đắt tiền trộn lẫn với bột rẻ tiền ( khuyến khích chọn bột đắt tiền ^_^). ( lúc nào cũng đầy trong cóng)
Hoa quả thì có thể chọn mua những loại nào sẵn, ngon, bổ, rẻ, tôi thường mua chuối chín. ( ngày nào cũng có trong xiên hoa quả - chỉ cho 1 lần vì nếu nhiều quá chim không chịu ăn bột)
Thức ăn gia tăng đạm: tôi cho chim ăn sâu cào cào, có điều kiện thì Thịt bò, chú ý thịt bò phải tập chim mới ăn chứ không phải cứ bỏ vào là ăn ngay.
Một số người bảo tôi rằng: Không nên cho chim ăn sâu vì sâu nóng, thường bị bó lông. Tôi chưa có thời gian để thử nên cũng không giám nói đúng sai gì chỉ có điều cẩn tắc vô áy náy nên tôi thường cho chim ăn sâu rất ít. Còn ngoài tự nhiên thì tôi dám chắc 100% là chim ăn sâu ^_^. Không ăn sâu thì vì sao tôi bỏ vào nó ăn ngay còn thịt bò thì tôi phải tập. và cũng như thế bạn có để ý trên những cây Roi ( quê tôi gọi là bồng bồng) mùa lá rụng có nghĩa là không có quả nhưng chim vẫn đến từng đàn vậy chim đến đó làm gì? Vâng là đến để bắt sâu đấy ạ !!
* Khuyến cáo : đừng bao giờ cho chim ăn cám kích, ăn cám kích là một hành động đi ngược lại với tự nhiên. và sau quá trình ăn cám kích dài bạn sẽ mất hoàn toàn chú chim. Tôi từng mua 1 chú chim đấu dàn bị ăn cám kích ở thời điểm kiệt quệ và mất cả năm trời vẫn không cho chú chim ấy trở lại được thời điểm ban đầu. Kết quả là không thể cứu...
2.Về áo trùm lồng:
Tại sao ta lại dùng áo trùm lồng? theo tôi thì dùng áo trùm lồng có những ích lợi sau:
+ Áo trùm lồng tạo cho Chim của bạn một không gian riêng, tránh những tác động bên ngoài khiến chim của bạn bị hoảng đột ngột tạo theo những hệ quả đi kèm.
+ Áo lồng cách ly chim Chào mào của bạn khỏi những động vật ăn thịt có ở sung quanh như Mèo, Chuột
+ Áo trùm lồng giúp chim chào mào của bạn có một giấc ngủ trong nhiệt độ tốt nhất, ấm áp nhất. bạn đừng nghỉ rằng mùa hè nóng nực trùm áo sẽ làm chim chào mào của bạn bị nóng. Chim Chào mào nói chung và Chim cảnh nói riêng thân nhiệt thấp nên sợ lạnh hơn là sợ nóng rất nhiều
+ Áo trùm lồng còn giúp cho Chim cảnh tránh gió độc, tránh khỏi tình trạng sáng mai ngủ dậy bạn thấy chú chim của bạn nằm bất động trong lồng
+ Áo trùm lồng tạo cho chim và bạn 1 cảm giác gần gủi khi sáng ra bạn là người đầu tiên mà chú nhìn thấy, đó là một cảm giác hết sức thân quen, điều này bạn sẽ thấy rõ nhất khi có thể người lạ đi qua chú chim của bạn nhảy loạn xị nhưng khi bạn đến gần thì chú lại đứng im như không có chuyện gì xảy ra !!
* Hãy liên tục dùng áo trùm lồng bất kể là mùa nào và dù là trời mưa hay là nắng, mùa hè hay là mùa đông.
3.Về thuốc và chế độ bồi bổ bằng thuốc:
Để cẩn thận và cũng là một cách để bảo vệ chính bạn bạn nên cho chim uống thuốc phòng ngừa các bệnh thường gặp như đi ngoài, bại liệt... theo định kỳ. Tôi thường cho uống 6 tháng 1 lần vào thời điểm chuyển giao mùa...
Chế độ phụ chữa bệnh: đây là chế độ tôi được một ông cụ chơi Họa Mi gần nhà bày cho. đó là kích thích chim ăn uống !! có thực thì mới vực được đạo có khỏe mạnh thì mới thích múa ca hát lượn.
Tôi thường cho chim uống nước có hòa Vitamin B1, tác dụng của B1 thì ai cũng biết rồi, kích thích chim ăn uống, tăng sức đề kháng cho chim. bạn nên cho chim uống định kỳ tháng 3 ngày và nhớ là nước khi hòa với thuốc không được để qua đêm sẽ phản tác dụng. bên cạnh đó bạn có thể cho chim uống C sủi hoặc là những loại vitamin khác nếu có điều kiện.
5. Về cách thức dợt chim:
Đây chỉ là cách dợt dãi chim mà tôi tự nghiên cứu có tham khảo của một số anh em trên 1 số 4rum và của các cụ cao niên các anh chị chơi chim trong hội.
Tôi chỉ bàn đến chim mới đi dợt, còn chim đã dợt dãi nhiều rồi thì không còn gì để nói.
1. Khi nào thì chú chim bổi của bạn nên mang đi dợt: Đó là khi chú đã tương đối rạn, để thử bạn có thể treo chim của bạn ra cách xa bạn tầm 5-6m nếu mà chim vẫn đứng hót thì đó là khi chú chim của bạn có thể đi dợt được. Bạn đừng nôn nóng mang chú chim đi dợt vì đi dợt nghĩa là bạn phải vận chuyển chim 1 chặng đường, nơi dợt thường rất đông người, Chim của bạn chưa dạn rất có thể sẽ hoảng trong quá trình vận chuyển hoặc đến nơi dợt nhìn thấy đông người giật mình rồi hoảng như thế bạn sẽ rất mất thời gian để hồi lại chim
2. Ban đầu nên đi dợt như thế nào ? Theo tôi ở thời điểm ban đầu bạn không nên cho chim của bạn vào bãi dợt ngay mà khoảng 5-6 lần đầu bạn trùm kín áo lồng treo cách xa bãi dợt khoảng tầm 10 đến 15m đừng xa quá nhưng cũng đừng gần đó, quan trọng nhất là bạn tủ áo lồng kín! chỉ để chú chim của bạn thấy tiếng mà không thấy mặt. đừng vội sốc nổi nhét chú chim của bạn vào giữa những anh tài dợt dãi chuyên nghiệp vài tiếng ché là làm chú chim của bạn hoảng loạn tuột độ đấy. Những lần sau bạn cứ từ từ nhẹ nhàng mở áo lồng ra! mở một nữa để chim của bạn nhìn thấy bãi đấu của những anh tài, của thế hệ đi trước. Nhìn và nhìn tầm 4-5 buổi! sau đó là quá trình cho cháu nó tham gia ban đầu chỉ nên treo ở khu vực ngoài !! tránh va chạm với những quái nhân của bãi dợt và cứ thế treo lại dần treo lại dần cho đến khi vào đến bãi trung tâm thì bạn đã hoàn thành quá trình dợt. và chim của bạn đã là chú chim dợt dãi chuyên nghiệp đến một ngày nào đó sẽ đứng cội đấu dàn ^_^
( lại tan sở và xin hẹn anh em ngày mai ta sẽ bàn về bẫy chim - cái nghề mà nuôi sống tôi xuốt quảng thời gian thất nghiệp năm 2010)
<------ Bổ sung bài viết ------->
Năm 2010.. tôi thất nghiệp !! cũng không hằn là thất nghiệp…nhưng cũng gần như thế, xuốt một thời gian dài ở nhà !! không tìm đâu ra cách kiếm tiền tiêu vặt, tiền mua thức ăn cho hơn 20 lồng chào mào ở nhà! Đó cũng là lúc tôi nghỉ đến Bẫy chào mào. Xuốt 1 năm ấy có thể là do tôi may mắn cũng có thể do chào mào còn nhiều tôi lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm của Thanh Hóa, ngày trung bình trừ ăn uống xăng xe, thuốc thang đi cũng kiếm được 2 đến 3 trăm nghìn, cũng có những hôm chỉ được 1 trăm nghìn. Mải cho đến tận cái dạo gặp tai nạn giao thông tôi mới dừng đi bẫy và quay trở lại xin đi làm. Quảng thời gian ấy tôi có tham gia trên Chaomao.forumviet.com cũng đã từng qua lại với 1 số anh em, cũng có lúc giao lưu chim Chào mào. Và tiện đây cũng xin lỗi bác Thập Hương Khách vì lời hẹn Mào Lân- Họng Bò tặng bác mà không thực hiện được. Nguyên Nhân thì tất cả từ vụ gặp tai nạn mà ra….
Xin dừng lan man để đi vào vấn đề chính: BẪY CHIM CHÀO MÀO Đây cũng chỉ là những kiến thức em thu thập được trong quá trình đi bẫy và có thể đúng có thể sai có chỗ thiếu xót mong anh em đồng nghiệp góp ý nhẹ nhàng ^_^
Chim chào mào là loài chim có tính lãnh thổ rất cao, có thể 1 đôi chim nào đó chiếm cả 1 vùng rộng vài km2, cũng có thể 1 đàn chim chiếm cứ vùng nào đó rộng hơn như thế, nhưng chúng ta nên chú ý đàn chim thường là đàn di trú chúng ít khi ở lại 1 vùng nào đó quá lâu vì để đáp ứng được lượng thức ăn khổng lồ cho 1 đàn chim thì 1 vùng vài km2 cố định không thể đáp ứng hết được. vì thế mà ta hay thấy từng đàn chào mào kéo quân qua ngỏ nhưng vài hôm sau lại mất dấu quân thù.. Vì thế khi có 1 chú chim nào đó tự dưng xuất hiện ở vùng đất mà đôi chim hay đàn chim nào đó đang cư trú và cai quản đó là hành động xâm lăng, và về nguyên tắc xâm lăng thì phải bị đánh đuổi.
Thêm vào đó đặc tính thích đấu đá và hiếu chiến là một đặc tính rất nổi trội của Chào Mào, Thấy chú chào mào nào đó khác xuất hiện bất kể trống mái và anh ấy là ai, chú còn lại dù là nơi đất khách quê người vẫn lồng lộn lên và lao vào đấu đá phân tài cao thấp thấp cao.
2 lí do nêu trên chính là căn nguyên giúp chúng ta có thể bẫy được chào mào. Trước khi đi vào chi tiết chúng ta tìm hiểu thêm 1 tí về các thuật ngữ của nghề bẫy chào mào
1. Đấu vỗ mặt: Như thế nào là đấu vỗ mặt nghe cái tên không thôi cũng đủ để ta tưởng tượng ra rồi đấu vỗ mặt nghĩa là đấu trực diện. Chim mồi nhìn thẳng vào đối tượng bẫy ( Chim trời), không đấu nghiêng nữa mặt, kiểu như giữa trường chim chỉ có 2 chú cứ nhìn vào nhau để ché như là kẻ thù không đội trời Chung ý.
2. Cành tử - cầu tử : trong lồng bẫy 1 mặt thì cầu tử chính là cái cầu mà chim trời nhảy xuống và xập bẫy cái này thì quá đơn giản, nhưng ở lồng bẫy 2 mặt thì cấu tử về nguyên lí vẫn là như thế nhưng nó lại là cái cầu mà người đi bẫy dự tính chim sẽ nhảy vào từ đó mà tìm ra được hướng treo lồng và cách treo lồng. Cành tử : là cái cành mà chim trời sẽ đậu vào đó để đấu đá ở những giây cuối sau khi nhảy vào cầu tử. Không có con chim nào vùn vụt phi như bay từ rất xa vào lồng bẫy đâu ạ !!
Chúng ta cùng nhau đi vào chi tiết của nghề bẫy:
1. Thời gian – địa điểm:
Bẫy chim không phải lúc nào cũng được và không phải địa điểm nào cũng thành công. Thời gian bẫy chim trong năm thì gần như lúc nào cũng bẫy được từ tháng 1-3 âm lịch là thời kỳ chim chọn bạn tình và làm tổ mùa này chim sung mãn vô cùng, tính đấu đá cũng mãnh liệt hơn, những cuộc chiến trong đàn cũng xảy ra nhiều hơn để tranh giành mái. Mùa này chim thường tách đàn để đi kiếm một địa điểm thích hợp làm tổ. Mùa này những chú má trắng của mùa trước sau một mùa thay long cũng đã trổ mã trưởng thành. Thời gian từ tháng 6-9 mùa này là đại vụ của chim má trắng. chim má trắng thường có 3 vụ vụ đầu tiên là tầm tháng 3-5, vụ 2 từ tháng 5-7 và vụ 3 là tháng 7-9 vụ này đi bẫy rất dễ dàng và đa phần là được Chim Má Trăng. Khó bẫy nhất là tầm từ tháng 9- tháng 10 âm đây là thời điểm chim xuống lửa, chim thay lông tính đấu đá ít, tranh đoạt cũng ít thời điểm này chim thường tụ đàn sinh sống quần thể. Như vậy mùa thích hợp để bẫy chim là từ tháng 1- tháng 9 nhưng cũng có thể bẫy cả năm có điều hiệu xuất không cao.
Thời gian bẫy !! thì bất kể thời gian nào trong ngày !! trừ khi trời còn tối hoặc nhá nhem chiều muộn. nhưng hiệu quả nhất vẫn là buổi sang và từ 12h trưa đến 4h chiều. muộn hơn thì khó vù chim thường đi ngủ sớm về chỗ trú ngụ sớm. đánh tầm nhá nhem tối thì gần như ít thành công. Đang buồn ngủ thì còn hơi sức đâu nữa mà đấu đá ạ ?
Chim chào mào sống ở tầm thấp, tổ chim cũng thế thường chỉ làm cách mặt đất 2-3m cá biệt lên đến 5m. Tuy vậy ta lại phải xét đến địa hình. Nếu ở nơi ta đánh bẩy toàn cây cao thì việc treo lồng quá thấp sẽ không mang lại kết quả, cũng như thế treo cao quá thì khó khăn trong việc treo lồng. Còn tôi có thể khẳng định bạn treo quá thấp hay quá cao thì khả năng bẫy được chim chào mào vẫn có.
2. Vị trí treo lồng:
Lồng bẫy phải được treo ở chỗ không quá thoáng, cũng không quá rậm rạp nói như thế là chúng ta hiểu treo chỗ nào hơi thoáng là được. về địa điểm treo thì nó lại tùy thuộc vào cây hay cành mà chúng ta định treo. Nên treo lồng bẫy cách đất tầm 2-3m đừng treo cao quá. Khi treo lồng chú ý không treo ở chỗ chỉ có mỗi 1 cành để treo vì nếu treo chỗ ấy đồng nghĩa với việc bạn chỉ có cầu tử mà không có cành tử, bạn phải xác định ( tạm xác định) cái cành mà có thể chim trời sẽ từ đó mà nhảy vào cầu tử ( cành tử). để treo hướng 1 bên cầu đối với lồng 2 mặt và hướng cầu thẳng vào với lồng 1 mặt. tạo khoảng cách gần tương đối để chim trời nhảy vào cầu từ. Tránh tình trạng chọn cành tủ quá gần với cầu tủ dẫn đến việc Chim trời không buồn nhảy vào cầu vì cầu và cành quá gần nhau. Khoảng cách tù cầu tử và cành tử nên tầm 20-30cm. xa quá thì lại tạo cảm giác khó khăn choc him trời lao xuống cầu. Khi treo nếu có quá nhiều cành để làm cành tử bạn có thể bẻ bớt cành đi nhưng chú ý bẻ là bẻ hẳn, không uống cong, vặn vẹo nhìn giả tạo chim trời cảm thấy khác lạ sẽ không vào.
Đặc biệt chú ý đến vị trị treo lồng ở điểm này: không bao giờ được di chuyển lồng bẫy lien tục. Lồng bẫy nên treo cố định, chim có thể bay đi rồi lại bay về. bạn sách lồng tưng tưng chạy theo chim thì đồng nghĩa với việc bạn báo cho cả thế giới biết rằng “ tao đang tìm mày đấy” và kết quả là xôi hỏng bỏng không.
3. Vị trí cờ so núp:
Địa điểm bạn núp để quan sát cũng là một điều tối quan trọng trong bẫy chim. Hãy đóng vai bạn là chú cảnh sát giao thông và đang muốn ngắm bắn tốc độ 1 chiếc xe. Bạn cần phải núp ở chỗ nào mà người lái xe không thấy được nhưng bạn lại nhìn rõ nhất chiếc xe ấy. bẫy chim cũng thế bạn phải núp ở chỗ không quá lộ liễu, đừng để cho chim trời nhìn thấy bạn đang lén lén lút lút nhấp nhổm nó sẽ cảnh giác và không lao cầu kéo đến là bạn sẽ không thành công.
4. Chim Mồi:
Bạn đang thắc mắc tại sao Chim Mồi tôi lại để ở thứ 4 vâng !!xin giải thích như thế này!! có nhiều bạn nghỉ rằng chim mồi hay là 70% thành công nhưng sự thật theo tôi nghĩ thì không phải thế, chim mồi hay nhưng bạn treo lồng ngớ ngẩn thì chú chim mồi ấy có dụ nát cả bầu trời và chim trời rất muốn vào nhưng cũng không thể vào được. vì thế sau tất cả mới đến chim mồi.
Tiêu chí chim mồi của tôi thì rất đơn giản: Mau mỏ, không chấm giọng, càng la hét nhiều càng tốt, giọng có thể ngắn, không yêu cầu dài, giọng đơn thì độ vang của giọng vọng hơn là giọng kép. Quan trọng nhất là phải hăng đấu đá, tính tình càng lỗ mảng càng tốt, đấu đá nhiệt tình. Có thể là bổi già rừng hoặc Chim nuôi non lên. Bạn đừng nghỉ rằng 1 chú chim chả làm gì đã có thể thành Chim mồi lão luyện. Để thành 1 chú chim mồi lão luyện chú chim ấy phải trải qua hang trăm lần đấu đá ngoài tự nhiên và cũng vài chục chú chim sập bẫy mới được gọi là chim mồi có tố chất. 1 chú chim mồi hay được hoàn thiện dần trong quá trình đi bẫy chứ không phải trong quá trình treo hót ở nhà. Vài lần đầu có thể ngu ngơ nhưng bạn cứ tin tôi đi !! càng đi bẫy nhiều chú chim của bạn sẽ càng biết cách dụ chim trời vào cầu tử. Còn nước dụ hay hay không lại do tố chất và do độ mềm cứng và đặc trưng tính nết của từng chú chim.
Bạn đừng bao giờ nghỉ rằng 1 chú chim nào đó của bạn có thể hót bạt được chim trời khiến chim trời bỏ chạy. không có đâu ạ !! chim bạn cứng đến đâu chim trời cứng đến đó. Chim bạn sung bao nhiêu chim trời sung bấy nhiêu. Không hề có khái niệm chim trời sợ chim của bạn, trừ phi bạn gặp chú chim chết nhát. Còn về mấy em má trắng thì không phải nghỉ đâu ạ !! chim mồi có là siêu nhân thì các chú ấy cũng dếch ngán! Thấy là lao vào ngay! Không cần phải để ý xem tôi là ai và anh là ai.
1 Chú chim mồi hay đại thể là như thế này:
1. Biết gọi chim trời về : thường là tiếng kêu đàn từng tiếng một gắt, vang, vọng! đứng chổng đít ra hót không phải là dụ tiếng dụ là tiếng chim kêu từng tiếng đính kèm với tiếng róc róc dọa nạt tìm kiếm. kêu 1 âm tiết tiếng kêu mạnh nhanh ( cái này chim nuôi từ nhỏ tự than đã có ^^). Khi nghe thấy tiếng kêu từ phía xa phát lại ngay lập tức chuyển giọng sang mỏ đi dài ngắn không liên quan, quan trọng là phải chuyển, chim trời càng lại gần hót càng sung, giọng đi ngắn, thấy chim trời là múa may loạn xị ngầu. Khi chim trời chán nản bay đi phải kêu dụ chứ không phải là hót tống khứ anh đi.
2. Đấu vỗ mặt: Đấu vỗ mặt là cách đấu nhìn đáng ghét nhất, cảm giác như nó nhắm vào mình làm cho chú chim trời cay cú, từ chỗ cay cú mà dẫn đến muốn lao vào cắn xé cho bõ tức. và thế là a lê hấp chú chim trời dính bẫy. Một số người nói chim mồi phải hót hay hơn chim trời chim trời mới lao vào đánh cái này mình không biết đúng hay sai nhưng để 1 chú chim trời quỳ gối khom lưng với 1 chú chim trong lồng thì đó là việc hết sức khó khăn và tương đối khó.
* Mình chọn chim mồi luôn là chim nuôi non lên!! Và thường thì chỉ 1 năm là cho đi đánh bẫy nhiệt tình, Chim nuôi non lên có một cái phong cách rất giống chim trời là chả ngán anh nào hết, xem trời bằng vung và vung thì cũng chỉ rộng như bầu trời thôi. Cứ đi đánh bẫy nhiều tự khắc sẽ hình thành trong con chim của bạn bản năng của 1 chú mồi. quan trọng là bản năng ấy hiệu quả hay không thôi. Và sự thật là để kiếm được 1 chú mồi hiệu quả bạn phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm nếu như bạn là người ít may mắn !! còn như tôi chú chim mồi thời ấy là 1 chú chim nuôi non lên đúng 1 năm lồng, giọng còn chưa tròn. Có thể tôi may mắn chọn được chú chim có tố chất
<------ Bổ sung bài viết ------->
Hôm nay rãnh rỗi trốn việc xin chia sẽ tiếp với anh em một số vấn đề về chào mào:
* Về cách chăm và thuần chào mào từ khi bẫy về cho đến khi Thuần đét.
Tôi xin chia làm 3 quá trình ( đây là theo ý tôi thôi có gì không đúng mong anh em góp ý ).
Nhân đây cũng xin lan man tí chút về thăng trầm trong nghề chào mào của tôi: Tính đến thời điểm hiện nay tôi đã gây dựng đàn lại lần này là lần thứ 3. Lần thứ nhất là cuối năm 2010, tôi gặp tai nạn trong chuyến đi bẫy chim trên Cán Khê thuộc Như Thanh tỉnh Thanh Hóa. 2 tháng nằm viện về nhà không còn xót 1 chú chim nào!! cả nhà lên viện chăm tôi. đàn chào mào ở nhà bị bỏ đói. Ra viện đầu năm 2011 tôi gây dựng lại đàn chim! bắt đầu với 2 chú Huế Bổi mua trên diễn đàn SCV Và 1 em Quảng Nam với 3 em chào mào Thanh Hóa, tôi rất Tham cứ có 1 chú chào mào là sống chết gì cũng phải mò mẫm kiếm thêm vài chú nữa cho vui cửa vui nhà. nhiều lúc lên đến tận 20 mươi lồng chỉ đặc chào mào. Tháng 6 năm 2011. tôi đi làm công trình ngoài Thái Bình 3 Tháng. 20 lồng chào mào về nhà chỉ còn đúng 1 chú chim mồi nuôi non lên ( đang luyện dở dang). Chán nản!! tặng luôn chú chào mào non cho Anh thuận người hay nhập chim cho các cửa hàng chim ở Thanh Hóa quê ở Triệu Sơn. Trắng tay, chuyển từ nghề thi công sang đi thiết kế xây dựng. đi xuốt dọc đường từ nhà xuống đến chỗ làm đâu đâu cũng nghe tiếng Chào Mào. Máu lại sôi lên. ra tết năm 2013 Tôi quay lại với Chào Mào, khởi thủy hiện nay chỉ là 2 Thanh Hóa 3 tháng Lồng và 1 Huế nhặt được tại cửa hàng chim của Xếp Khánh Cầu Cốc ( mới mua 3 ngày - giọng nước đôi - đi ngắn- dáng dấp không có gì đặc biệt nhưng tôi tin vào sự lựa chọn của mình). Tóm lại đến thời điểm hiện tại tôi chỉ có 3 chú chim và chả khác gì người mới vào nghề. Cho nên những gì tôi viết ra anh em có thể xem như chỉ là lí thuyết và chỉ để tham khảo cũng được. Vì tôi chỉ còn có lí thuyết! nhân chứng vật chứng giờ chẳng còn gì !! chỉ có điều tôi hiểu !! chào mào là cuộc sống của tôi, ( tôi yêu chào mào - chỉ sau vợ mình )
* Thời điểm mới bắt về :
Đây là thời điểm nhạy cảm nhất theo tôi trong xuốt quá trình nuôi và huấn luyện một chú chào mào. Chỉ một sai xót rất nhỏ thôi cũng khiến bạn sở hữu ngay 1 chú chào mào không thể thuần đét. Nguyên nhân là do bị hoảng quá độ trong 1 thời điểm nào đó khi mới bắt về. vì thế tôi xin dùng 1 số câu để tổng hợp lại cách chăm chào mào thời điểm này : Nhẹ Nhàng, Kiên trì, Bình tĩnh
Nhẹ Nhành:
Tôi xin được trình bày từ khi bạn chọn được 1 chú chim trong lồng bổi. Theo quan điểm của tôi thì khi bắt từ trong lồng bổi ra bạn không nên và đừng bao giờ là người bắt chú chim ấy ra khỏi lồng, hãy để người bán chim bắt. Bạn tin hay không thì tùy nhưng tôi tin rằng chim có thể nhớ mặt người, nhớ người làm cho nó đau. Chim của bạn chắc chắn sẽ được bỏ vào 1 chiếc túi giấy được đục lỗ. bạn nên mang chim về nhà bằng mọi cách nhanh nhất có thể.
Khi cho chim sang lồng ép bổi ( hoặc lồng bạn nuôi), tránh tối đa hành động thò tay vào bắt chào mào ra. Bạn phủ kín áo lồng lại, chỉ mở chữ A đoạn cửa lồng và mở túi giấy ra tác động nhẹ để chú chim bổi của bạn phóng vào lồng. sau đó ngay lập tức đóng cửa lồng và trùm áo lồng lại. ( Chú ý: Bạn nên cho thức ăn, nước uống vào trước khi cho chim bổi vào).
ở những ngày đầu bạn đừng vội vàng tống bột vào, thức ăn lúc này nên là Hoa quả, tôi kiến nghị là Chuối vì trong chuối có chất gì thì em không rõ nhưng kích thích sản sinh a xít amin làm giảm streest và căng thẳng. Thời gian trùm áo lồng kín này có thể là 01-02 tuần. Cho đến tận lúc này mỗi khi bạn xuất hiện là khi mà chú chim thấy bạn bỏ thức ăn vào. bạn nên mở ảo lồng nhẹ ở tuần thứ 3.
Những điều cần chú ý:
+ Tất cả mọi trường hợp tiếp cận chim bổi trong quảng thời gian này đều là những hành động được báo trước bằng tiếng động, không đột ngột xuất hiện kiểu đánh du kích.
+ Tránh treo chim ở chỗ không an toàn dẫn đến rơi lồng hoặc lồng bị va chạm mạnh.
Kiên trì:
( cách vào cám và dinh dưỡng thì mình xin phép không nhắc đến vì trên 4rum đã có rất nhiều bài hướng dẫn)
Một số anh em mới chơi chim ở thời gian này thường rất chán nản, ngán ngẩm vì chim cò gì cứ thấy người là nhảy ầm ầm phi loạn xị ngầu nhìn rất chán. Chính vì thế đây là giai đoạn cần sự Kiên trì, Bạn không nóng vội được. quá trình kiên trì này có thể kéo dài đến 3-4 tháng, trong thời gian này tắm cho chim nếu như cảm thấy mình không đủ kinh nghiệm để ép chim sang lồng tắm thì chấp nhận thương đau cho chim tắm ngay trong lồng nuôi. ( khuyến khích lừa được chim sang lồng tắm ) cách lừa của tôi là để mồi ở bên lồng tắm và chờ chim bổi tự nhảy sang.
Xuốt quá trình này bạn phải hết sức kiên trì, không bỏ cuộc, không chán nản giữa chừng, đừng tin là chim bổi sẽ rạn từng ngày một. bạn chỉ có thể cảm nhận được qua từng tuần, từng tuần một. và cứ trung bình 2 tuần bạn lại mở rộng áo lồng ra. chú ý vẫn là mở lồng áo kiểu chữ A, Cho đến khi nào mở tầm 1/3 lồng thì dừng lại. và cố định ở đó cho đến khi bạn cảm nhận thấy chú chim của bạn thấy người không còn quá hoảng loạn, không còn phi ầm ầm nữa, cái này không phải là kinh nghiệm bản thân mà là do sự cảm nhận của mỗi người. cảm giác thấy tương đối rồi thì mở áo lồng tiếp, mở hẳn 1/2 áo lồng và không theo hình chữ gì cả. đến đây bạn đã mất tầm 4 đến 5 Tháng cho chú chim bổi yêu quí của mình. và chúc mừng bạn đã vượt qua được giai đoạn kiên trì.
Bình tĩnh:
Đây là giai đoạn bạn đã sở hữu một chú chim không ra mộc không ra thuần. chú ý là đừng vội vàng mở hết áo lồng ra, chim sẽ nhảy loạn xị ngầu khiến bạn đã chán nay còn chán hơn bên cạnh đó lại có thể gây ra những cảm giác sợ hải không cần thiết dẫn đến phá vỡ quá trình chăm bẵm và cố gắng của bản thân trong thời gian qua. giai đoạn này vẫn là đang 1/2 áo lồng ( tôi thường trùm lồng cho đến tận 9-10 tháng sau này mới banh áo lồng ra - tôi cẩn thận quá cũng được nhưng " cẩn tắc vô áy náy"). Giai đoạn này bạn phải thật sự nhạy cảm để nhận định tình hình và đưa ra những quyết định như cho chim đi dợt dãi hoặc banh hết áo lồng ra.
Tôi gọi giai đoạn này là bình tĩnh vì giai đoạn này bạn không nên nóng vội mở hết áo lồng cũng như phấn khởi quá đà mà cho chim đi dợt ( trừ những trường hợp đặc biệt là chú chim của bạn Thuần Nhanh ngoài dự tính). Thời điểm này chim của bạn đã quen với cuộc sống trong Lồng nhưng cũng chưa hoàn toàn hết sợ người, bạn chỉ đem chim đi dợt hoặc mở hết áo lồng khi bạn xách lồng lên chú chim của bạn chỉ nhảy nhẹ chứ không nhảy hoảng, nhảy nhẹ và nhảy hoảng khác nhau chỗ nào thì tùy vào cảm nhận của mỗi người cái này ứ phân tích rõ được ^_^.
Những bước chuẩn bị để mang chim đi dợt xa nhà: Vấn đề bây giờ bạn cần phải để ý nhất là quá trình vận chuyển chim ra bãi dợt. chú ấy của bạn sẽ phải đi trên xe gắn máy, hoặc trên ô tô ^^. và quá trình đi đường thì gió phật bùng bùng, áo lồng rung phần phật và lồng thì lắc la lắc lư. Như vậy có 3 vấn đề cần giải quyết đó là Tiếng xe máy, Lồng lắc lư và gió thốc áo lồng.
giải quyết: bạn có thể sách lồng và ngồi lên xe bật máy nổ tại chỗ trong vài ngày, mỗi ngày tầm 5 đến 10p và có thể tăng lên nếu thừa xăng, tôi khuyến khích quá trình này vẫn vì 1 câu " cẩn tắc vô áy náy" tiếp đến là lắc lư lồng, bạn vừa xách lồng vừa bật tiếng xe máy là lắc nhẹ nhàng. quá trình này tầm 4-5 ngày tùy theo độ cẩn thận của bạn. sau đó là quá trình tập đi thật bạn chỉ nên xách lồng đi khoảng vài trăm m rồi quay lại, cứ như thế cho đến khi bạn đưa được chim ra đến bãi dợt thì bạn đã hoàn thành được 3 quá trình thuần dưỡng chim.
( chiều mình xin được trình bày tiếp về luyện và chuẩn bị cho chim đi đấu dàn)
<------ Bổ sung bài viết ------->
Như đã hứa hôm nay mình chia sẽ tiếp với anh em về chim đấu dàn, và những hiểu biết của mình xoay quanh vấn đề về chim đấu.
Trước khi viết ra những điều mình biết về chim đấu mình xin được bộc bạch như thế này, Bản thân mình chưa từng được tham gia một giải đấu lớn nào và cũng vì thế mà không có giải nào Lí do thì có nhiều nhưng cái chính là xuất phát từ đặc thù nghề nghiệp và vị trí địa lí. Thanh Hóa theo như mình biết thì mới gần đây mới tổ chức các giải chào mào ( vẫn chỉ là quy mô nhỏ lẻ) chứ trước đây thì không. Ngày xưa anh em mình có lập 1 hội Chào mào ở Đông Sơn, ban đầu chỉ là vài anh em chơi vui mang đi dợt dãi, sau này lên đến mấy chục anh em thì cũng có tổ chức giải đấu, phần thưởng đôi khi chỉ là 1 chiếc lồng vuông giá 450k, và cũng có đôi ba lần giật giải ( chả đáng để nói đến) nhưng dẫu sao đó cũng là phong trào và là tâm huyết. Nhưng dần dần các thành viên của hội đều không cánh mà bay ^_^ đa phần là đi hàn cuốc hàn xẻng, cũng từ đó mà hội chào mào tan dã, lí do hết sức của chuối. Trong quá trình chơi và đấu dàn nhỏ lẻ ấy mình cũng có chiêm nghiệm, tham khảo của một số anh em và tổng hợp lại thành một cách chăm sóc cho riêng mình. Vì thế kiến thức mà mình chia sẽ có thể không đúng hoàn toàn và rất mong anh em bỏ qua cho nếu như có điểm nào đó không đúng và không hợp lí.
( chim đấu thường là chim đã già mùa rừng lẫn già mùa lồng và đã thuần rồi nên mình sẽ không bàn nhiều đến vấn đề thuần dưỡng)
* Chọn chim đấu:
Trước khi đi vào phân tích từng chi tiết nhỏ thì chúng ta đi nghiên cứu đến cách chấm thi điển hình ( mỗi vùng có 1 cách chấm và mỗi hội thi lại chấm một cách) nhưng tề tựu chung lại thì vẫn chỉ có những điểm sau: Dáng, giọng, lối, Bền. từ đây ta có thể đưa ra những nhận định để chọn cho mình được một chú chim đấu cho riêng mình:
Về Dáng: Như thế nào là một chú chim chào mào đẹp, cái này là tiêu chí mỗi người mỗi cách nhận định, nhưng về chung chung đại loại thì Dáng phải cân đối, mỗi bộ phận phải kết hợp hài hòa chứ không khập khễnh, có thể tất cả những chi tiết sấu òm nhưng kết hợp lại thì lại tạo được 1 tổng thể đẹp cũng như thế có thể tất cả các chi tiết đều đẹp nhưng kết hợp lại lại thành 1 tổng thể sấu mù. Như vậy dáng chim khi đi thi đấu chỉ xét về tổng thể không đi sâu vào chi tiết. chỉ trừ tật lỗi ( lỗi mà như TMC thì lỗi mấy em cũng chơi ^_^), bạn vẫn có thể mang chim tật lỗi đi có điều đa phần đều không chấm điểm và cộng điểm cho kiểu " Tàn nhưng không phế". Thi là công bằng chấm dáng và phải có dáng mới được + điểm.
Về giọng: giọng thì được chia làm rất nhiều loại và tùy thuộc từng vùng miền. Mình đi sâu 1 tí về giọng và cách nhận biết giọng:
Về giọng thì về nguyên tắc chỉ có thể là 2 giọng: giọng đơn, giọng kép. ( có người nhắc đến giọng tam giọng tứ nhưng em chưa nghe bao giờ) Như thế nào là Đơn như thế nào là kép thì rất khó để diễn đạt, em xin được phiên âm theo kiểu rất củ chuối để anh em tạm mường tượng như sau:
VD: Âm cơ bản của chào mào là Wít,Weo, Wít, Wèo ( nghe như bắt cô trói cột ý các bác nhờ) thì từ đó ta có khai triển như sau:
+ Đơn: Wít...Weo... Wít... Wèo...
+ Kép: Wít. Wít...Weo..Weo... Wít ..Wít... Wèo... ( âm cuối không kép được đâu ạ, em chưa thấy chú nào hót được âm cuối kép cả mà nếu có thì cũng chả biết sẽ phát âm như thế nào)
giọng nước đôi cũng chỉ là biến thể của 2 giọng chủ đạo nói trên, hót nước đôi thực chất ra chỉ là đi lặp 1 vòng đơn hoặc lặp 1 vòng kép ( loại vòng kép siêu hiếm ạ) nhưng đi nước đôi thì thường ngắn hơn. cho nên các bác có thể tưởng tượng nếu chúng ta sở hữu được 1 chú chim kép 7 kép 8 nó sẽ là một tràng dài như thế nào chứ đừng nói đến kép 9 kép 10 hay hơn 10. Chim giọng kép thường kéo theo lối đi tông nhanh còn giọng đơn thì chậm hơn và có vẽ cục mịch. đổi lại giọng đơn uy lực, vang, to rõ ràng âm tiết hơn giọng kép.
Như vậy chim đơn hay chim kép đều có thể mang đi thi tùy vào sở thích của từng người mà có cách chọn lựa chim đấu dàn cho mình.
Đi sâu hơn 1 tí về giọng thì còn có những cách đi giọng có những cái tên rất hay như :
giọng Rao: giọng rao thường có độ dài 4 âm và cách đi giọng thường chậm dãi Khoan thai, âm tiết nghe rõ ràng vì tông đi chậm.
Sổ Bọng: thường dài hơn giọng giao và giọng đi nhanh hơn, âm tiết nối liền nhau nghe cứ lanh lãnh lanh lãnh. gắt gỏng, cấp bách.
Ché: Ché là sự kết hợp của nhiều tiếng kêu tạo thành một tràng có độ dài tùy theo tố chất và độ sung của mỗi chú chim. ( nghe ché thì sướng thôi rồi)
Rọt: cái này nếu anh em lên mạng " sờ nách " video chí phèo của anh Đại Linh thì sẽ cảm nhận rõ ràng, đó là tiếng hót tầm 2 âm tiết thôi nhưng ra nhanh như gió cuốn, và đảo liên tục, những âm tiết ngắn nối liền nhau. ( Bản thân tôi, tôi thích Rọt hơn Ché )
Về lối: Lối chơi của chim thì được phân ra thành rất nhiều kiểu mình có thể tạm điểm danh ra đây để anh em đọc lại:
Xòe ( cái này là em đặt ^_^): Là lối chơi em thích nhất : chim xòe cánh xòe đuôi ra ché điên đảo hoặc rọt liên hồi.
Chớp: hai cánh mấp máy như quạt điện ( em Đi tóm tắt cho nhanh)
Rũ : cánh thả thỏng rung tung, đầu cuối xuống, lưỡi thè ra, đuôi cụp xuống
Bu: Chim lao lên bám lồng ché, hót loạn xị như kiểu đòi cắn xé
Nhứ: ( ghét kiểu này) con chim cứ nhướng cái đầu ra nhứ nhứ tiến lùi
Khi đi thi tùy vào từng thể lệ mà mỗi kiểu chơi được chấm với 1 số điểm nhất định hoặc tương đương nhau. tùy từng vùng miền.
Về Bền: Cái tên cũng đã thể hiện lên tất cả.
* Từ đó ta có thể đưa ra tiêu chí để chọn chú chim đi đấu dàn theo 4 tiêu chí trên, có thể không được 4 nhưng chí ít phải được 3, và không ai chỉ nhìn và nghe hót mà khẳng định được chú này có thể đi dàn, muốn biết bạn phải kè chim, phải đi dợt dãi chứ ngồi mà đoán thì khả năng thành công em sợ là không quá 50%
Về chế độ chăm sóc? cái này các bác có thể tìm trên 4rum hoặc google về cơ bản thì là giống nhau, mồi tươi, hoa quả, tập lực v..v... em xin đi vào một số điều ít người chia sẽ về công tác chuẩn bị của đấu dàn và cả đi dợt dãi:
Em xin tóm gọn lại vào những chữ sau: " Cách Ly, Ủ, Kích" đó là phương pháp chuẩn bị để chuẩn bị cho chú chim đi đấu. ( em không đề cập đến cách tống cám kích - em thấy nhạt). ta sẽ cùng đi bàn về từng chữ 1:
Cách Ly: cách ly cái tên thôi cũng nói lên tất cả, đó là tách chú chim đấu của bạn khỏi dàn chào mào nhà bạn, cách ly càng xa càng tốt, một số anh, chú, bác chơi chim thường mang chim đi gửi ở nhà người thân sao cho không có tiếng chào mào, ở nơi càng yên tĩnh càng tốt. Tạo cảm giác nhớ và độ hăng khi đi đấu dàn. hãy tưởng tượng bạn lên miền núi sống ở 1 thôn bản chẳng có điện đóm gì, rồi 1 tuần sau bạn về thành phố nhìn thấy đèn điện cao áp, bạn sướng như phát điên ^^ đây chính là mục tiêu mà ta mang cách ly chim để chuẩn bị mang đi đấu.
Ủ: ủ chim, nói một cách nôm na là trùm kín áo lồng lại, làm cho chim có cảm giác hưng phấn tột độ sau 1 thời gian dài bị sống trong " bóng mát" của áo lồng. điều này thì cứ trùm thử 1 ngày rồi mở áo lồng ra là chúng ta cảm nhận được ngay, kiểu giống như chim mồi ra đến rừng ấy, ché liên hồi, đơn giản thôi vì sảng khoái, tinh thần thoải mái thì phải hát chứ ạ ^^
Kích: Kích là phương pháp mà mỗi người mỗi cách thường thì chia làm 2 đường 1 là " Vật Chất " và 2 là " Tinh Thần". nói là vật chất cho nó oai oách chứ thực ra là bổ sung chất kích thích tự nhiên giúp chim thèm hót, đó là những chất Nóng ( và thường cho ăn ngay trước ngày mang đi đấu) Chim chào mào nếu ngày hôm nay được ăn ngon thì phải tầm hôm sau mới bộc phát, sau 1 đêm để thẩm thấu và ngấm đến hôm sau chú chim của bạn mới tiếp nhận được lượng chất của ngày hôm qua. Còn về tinh thần, đây là 1 hình thức phi thể thao, có dùng thì cũng ít người dùng và hiệu quả như thế nào thì em cũng ứ biết vì chưa thử đó là tạo cho chim cảm giác chiến thắng bằng cách trói 1 chú chim bổi bỏ vào lồng chim đấu để chim đấu cắn xé, cào cấu, đến khi nào chán thì thôi. ( hậu quả là chim bổi thường chết ) phương pháp này theo em nghĩ có khả năng phản tác dụng khi chim trở thành sung quá độ khi đi đấu cứ bu đòi cắn xé chứ không buồn hót hét ( nên là đừng thử ạ). ^^
* Chú ý : tuyệt đối phải trùm áo lồng cho đến tận khi ra sàn đấu chứ đừng mở ra khi chuẩn bị đi thi, như thế phương pháp ủ sẽ giảm hiệu quả
 
Ðề: AE đọc xong cho ý kiến

Thanks.rất bổ ích.hi vọng bạn chia xẻ tiếp những kn của bạn cho ae dđ
 
Ðề: AE đọc xong cho ý kiến

đúc kết rất hay thanks bạn chia sẻ...................................
 
Ðề: AE đọc xong cho ý kiến

nói tóm lại em chỉ kết cách bác nói cheo lồng bẫy,nhưng theo em nghĩ nôi mào non mà mới được 1 năm lồng bác cho đi bẫy tỉ lệ chim non của bác về nhà xù lông LÀ rất rất cao
 
Bên trên