Bộ chim Ưng (Accipitriformes)

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,241
Điểm tương tác
1,955
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
Bộ Ưng và bộ Cắt
45436

Ưng lớn (ó ngỗng) (Accipiter gentilis)​
Tuy nhiên, tên gọi của bộ này không được sử dụng trong các sơ đồ phân loại có đề cập tới họ Cắt (Falconidae), bao gồm các loài chim cắt và caracara) như là một phần của cùng nhóm như họ Ưng (Accipitridae) (diều hâu, đại bàng và một số loài khác). Khi tất cả các loài chim ăn thịt săn mồi ban ngày được coi như là một bộ duy nhất, thì bộ trở thành bộ Cắt nghĩa rộng (Falconiformes sensu lato) và bao gồm khoảng 260-290 loài.

Nếu các loài chim cắt và các đồng minh của chúng được cho là đủ khác biệt để có thể coi như một bộ độc lập, thì bộ Cắt nghĩa hẹp (Falconiformes sensu stricto) chỉ bao gồm khoảng 60 loài chim cắt trong họ Cắt (Falconidae), và các họ còn lại trở thành một phần của bộ Ưng (Accipitriformes).

Bộ Accipitriformes
Phân loại học truyền thống cho bộ này như sau:

  • Họ Cathartidae: Kền kền Tân thế giới
  • Họ Pandionidae: Ưng biển, ó
  • Họ Accipitridae: Ưng, diều hâu, đại bàng, ó buteo, kền kền Cựu thế giới, diều, diều mướp và các đồng minh (cắt-không thực thụ).
  • Họ Sagittaridae: Diều ăn rắn
Vị trí của họ Accipitridae không bị nghi vấn, tuy nhiên, phần lớn các học giả đặt kền kền Tân thế giới trong bộ Ciconiiformes trên cơ sở các chứng cứ nghiên cứu phân tử, hình thái và hành vi cho thấy chúng có quan hệ họ hàng gần gũi với các loài cò hơn là với họ Accipitridae. Các loài ưng biển có nhiều điểm tương tự như họ Accipitridae và thông thường hay được coi như là các thành viên của họ này. Tuy vậy, do chúng cũng có nhiều điểm khác biệt rõ ràng, nên người ta cũng đặt nó trong một họ riêng là họ Pandionidae.
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
68,489
Bài viết
549,687
Thành viên
149,094
Thành viên mới
nhacaiking88tvcom

Thành viên trực tuyến

Bên trên