tranhoainam_dvl
Thành Viên
- Bài viết
- 0
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 16
Đối với các tật của chào mào đều có cách khắc phục nhưng quan trọng là thời gian và kiên trì của người chủ chim mà thôi. Vấn đề còn lại của các bạn và theo dõi và phân biệt em chim mình bị tật gì, các tật được liệt kê dưới đây có thể còn thêm những tật khác do đó mong các bạn update để anh em biết thêm về tật chào mào. Thanks các bạn.
1. Tật ngoái cổ: Tật này sinh ra do chim bị ép trong không gian hẹp, hoặc lồng kẹp vào góc tường, và nhiều con do tính mà sinh ra. Tật này phải được phát hiện sớm, chứ khi đã thành nết thì khó chữa, sác xuất chữa được rất thấp. Thường khi phát hiện chim mắc tật này thì đầu tiên sang qua 1 lồng rộng, có 02 cầu cho chim có không gian rộng và di chuyển lên xuống. Không đặt chim ở góc tường, phải để nơi thoáng; thoáng 4 mặt càng tốt. Dùng đĩa CD đặt chổ móc lồng. Khi phát hiện có dấu hiệu chim có thói xấu này mình thường cho chim vào lồng tập thể (lồng dùng nhốt chim khi bẫy về), đến khi nào thấy khi đứng trên cầu hoặc bám vào nan lồng mà cổ ngữa ra sau thì sang về lồng lại.
2. Lộn mèo: Tật này nguyên nhân dẫn đến gần như ngoái cổ, nhưng nếu 1 con chim mắc tật lộn mèo có thể dễ chịu hơn. Cách khắc phục là cho chim vào lồng có cầu phụ, hoặc nâng cầu lên cao để không có khoảng cách lớn. Cách hiệu quả nhất vẫn là giăng dây, dùng dây cước căng ngang, 1 sợi song song với cầu chính, 1 sợi chéo vuông góc với sợi kia. Thời gian chim sẽ bớt, nhưng tật này không thể chữa được khi chim có lại không gian rộng (chỉ có cách sống chung với lũ). Thường chim sẽ xuất hiện khi ở trạng thái căng lửa hoặc yếu lửa. Nhiều con bình thường không sao, nhưng khi căng thì dỡ chứng này.
3. Tật cắn đuôi, cắn lông, cắn chân: Có 2 trường hợp dẫn đến là chim bị rận mạt cắn do ít được tắm và phơi nắng. Trường hợp này thì thường xuyên cho chim tắm, phơi nắng sẽ hết, lồng vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, 1 số trường hợp được xác định là chim quá căng và ức chế, mình cũng đã gặp 2 trường hợp: tự cắn chân đến chảy máu; tự cắn đuôi, cánh. Theo kinh nghiệm các AE khác thì thường mang chim đi dợt, và thường xuyên cho chim tắm, phơi nắng để chim giảm lửa. Tuy nhiên, những trường hợp tự cắn đuôi theo mình biết là chữa rất khó.
4. Sợ đủ thứ: Thường bị tật này rơi vào nuôi từ chim non, chim tơ lên, thỉnh thoảng vẫn gặp ở chim bổi. Những tật này chữa được nhưng đòi hỏi phải kiên trì và biết "hy sinh". Những em sợ màu đỏ, xanh của bố lồng, sợ trùm, sợ sào... Khi gặp tật này cách tốt nhất và hiệu quả nhất là để vật em nó sợ bên cạnh, thời gian sẽ quen, nhưng hậu quả là chim lông lá xơ xát, toác đầu nhưng qua 1 mùa huấn luyện là em nó sẽ đẹp lại ngay.
5. Ngủ dơi: Tật này thường buổi tối, chim không chịu đậu trên cầu mà bu lồng hoặc bu nóc lồng thả lỏng người. Sáng dậy thì chim có trạng thái mất sức, lông đuôi toe hết. Ngoài ra tật này có thể do chủ cũ nuôi ko bao giờ trùm áo lồng, và khi sang chủ mới lại trùm lồng mỗi tối nên chim chưa quen vẫn còn bu lồng ngủ.
Cách khắc phục: Tối vẫn trùm áo lồng nhưng khi treo, để lồng chim gần chổ có ánh sáng vừa, dần dần cho đến yếu. Thời gian chim sẽ quen dần và bỏ. Có thể gắn thêm cầu phụ cho chim ngủ.
6. Ị cóng: Thói quen này là do chim thường hay tìm chổ cao để đậu và ngủ, dẫn tới đi luôn vào cóng. Tình trạng này để lâu ảnh hưởng đến sức khoẻ của chim, viêm đường ruột khiến chim khó đạt lửa, và mất mỹ quan.
Cách khắc phục: Đối với lồng vuông có thể thêm cầu phụ cho chim ngủ. Còn đối với lồng tròn 64 nan hoặc lớn hơn thì nên gắn tối thiểu 2 cầu, tốt nhất là 3 cầu cho chim nhảy để có cặp chân khoẻ mạnh và lúc đó thì đưa cóng lên cầu cao nhất để chim ko thể ị trúng cóng ở bên dưới.
7. Cắn giấy báo: Tình trạng này không phải là tật, nguyên nhân: chim thiếu chất hoặc chỉ là thói quen đùa nghịch. Trong 1 nhà có em nào xé báo, thì những em kia học theo, nhưng sẽ bỏ. Cách khắc phục tạm thời là: thay bố lồng, thường dùng tấm thảm, chim đi phân dễ rút nước và vệ sinh cũng đơn giản.
Còn tật nào nữa nhờ anh em thêm để chúng ta cùng học hỏi và khắc phục cho chú chào mào thân yêu.
bác nào thấy hay thank e cái cho có động lực sưu tầm nhé
1. Tật ngoái cổ: Tật này sinh ra do chim bị ép trong không gian hẹp, hoặc lồng kẹp vào góc tường, và nhiều con do tính mà sinh ra. Tật này phải được phát hiện sớm, chứ khi đã thành nết thì khó chữa, sác xuất chữa được rất thấp. Thường khi phát hiện chim mắc tật này thì đầu tiên sang qua 1 lồng rộng, có 02 cầu cho chim có không gian rộng và di chuyển lên xuống. Không đặt chim ở góc tường, phải để nơi thoáng; thoáng 4 mặt càng tốt. Dùng đĩa CD đặt chổ móc lồng. Khi phát hiện có dấu hiệu chim có thói xấu này mình thường cho chim vào lồng tập thể (lồng dùng nhốt chim khi bẫy về), đến khi nào thấy khi đứng trên cầu hoặc bám vào nan lồng mà cổ ngữa ra sau thì sang về lồng lại.
2. Lộn mèo: Tật này nguyên nhân dẫn đến gần như ngoái cổ, nhưng nếu 1 con chim mắc tật lộn mèo có thể dễ chịu hơn. Cách khắc phục là cho chim vào lồng có cầu phụ, hoặc nâng cầu lên cao để không có khoảng cách lớn. Cách hiệu quả nhất vẫn là giăng dây, dùng dây cước căng ngang, 1 sợi song song với cầu chính, 1 sợi chéo vuông góc với sợi kia. Thời gian chim sẽ bớt, nhưng tật này không thể chữa được khi chim có lại không gian rộng (chỉ có cách sống chung với lũ). Thường chim sẽ xuất hiện khi ở trạng thái căng lửa hoặc yếu lửa. Nhiều con bình thường không sao, nhưng khi căng thì dỡ chứng này.
3. Tật cắn đuôi, cắn lông, cắn chân: Có 2 trường hợp dẫn đến là chim bị rận mạt cắn do ít được tắm và phơi nắng. Trường hợp này thì thường xuyên cho chim tắm, phơi nắng sẽ hết, lồng vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, 1 số trường hợp được xác định là chim quá căng và ức chế, mình cũng đã gặp 2 trường hợp: tự cắn chân đến chảy máu; tự cắn đuôi, cánh. Theo kinh nghiệm các AE khác thì thường mang chim đi dợt, và thường xuyên cho chim tắm, phơi nắng để chim giảm lửa. Tuy nhiên, những trường hợp tự cắn đuôi theo mình biết là chữa rất khó.
4. Sợ đủ thứ: Thường bị tật này rơi vào nuôi từ chim non, chim tơ lên, thỉnh thoảng vẫn gặp ở chim bổi. Những tật này chữa được nhưng đòi hỏi phải kiên trì và biết "hy sinh". Những em sợ màu đỏ, xanh của bố lồng, sợ trùm, sợ sào... Khi gặp tật này cách tốt nhất và hiệu quả nhất là để vật em nó sợ bên cạnh, thời gian sẽ quen, nhưng hậu quả là chim lông lá xơ xát, toác đầu nhưng qua 1 mùa huấn luyện là em nó sẽ đẹp lại ngay.
5. Ngủ dơi: Tật này thường buổi tối, chim không chịu đậu trên cầu mà bu lồng hoặc bu nóc lồng thả lỏng người. Sáng dậy thì chim có trạng thái mất sức, lông đuôi toe hết. Ngoài ra tật này có thể do chủ cũ nuôi ko bao giờ trùm áo lồng, và khi sang chủ mới lại trùm lồng mỗi tối nên chim chưa quen vẫn còn bu lồng ngủ.
Cách khắc phục: Tối vẫn trùm áo lồng nhưng khi treo, để lồng chim gần chổ có ánh sáng vừa, dần dần cho đến yếu. Thời gian chim sẽ quen dần và bỏ. Có thể gắn thêm cầu phụ cho chim ngủ.
6. Ị cóng: Thói quen này là do chim thường hay tìm chổ cao để đậu và ngủ, dẫn tới đi luôn vào cóng. Tình trạng này để lâu ảnh hưởng đến sức khoẻ của chim, viêm đường ruột khiến chim khó đạt lửa, và mất mỹ quan.
Cách khắc phục: Đối với lồng vuông có thể thêm cầu phụ cho chim ngủ. Còn đối với lồng tròn 64 nan hoặc lớn hơn thì nên gắn tối thiểu 2 cầu, tốt nhất là 3 cầu cho chim nhảy để có cặp chân khoẻ mạnh và lúc đó thì đưa cóng lên cầu cao nhất để chim ko thể ị trúng cóng ở bên dưới.
7. Cắn giấy báo: Tình trạng này không phải là tật, nguyên nhân: chim thiếu chất hoặc chỉ là thói quen đùa nghịch. Trong 1 nhà có em nào xé báo, thì những em kia học theo, nhưng sẽ bỏ. Cách khắc phục tạm thời là: thay bố lồng, thường dùng tấm thảm, chim đi phân dễ rút nước và vệ sinh cũng đơn giản.
Còn tật nào nữa nhờ anh em thêm để chúng ta cùng học hỏi và khắc phục cho chú chào mào thân yêu.
bác nào thấy hay thank e cái cho có động lực sưu tầm nhé
Relate Threads
Latest Threads