phamngocduc
Thành viên Mới
- Bài viết
- 0
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 0
(ST)
1/ Chim bổi mới bắt về: mất 3 tháng để "trấn an", tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với "kiếp tù chung thân". Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển lồng chim, cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra. Sau 3 tháng nó đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi.
2/ Sau 3 tháng quân trường, nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ ... Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng - việc này hơi khó thực hiện - con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là "mỗi khi bạn đến gần lồng chim là chỉ để cho ăn" dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi.
3/ Sau quá trình trên thường thì chim sẽ thay lông, đây là thời điểm chăm sóc đặc biệt vừa cung cấp năng lượng cho đợt thay lông mất 2-3 tháng, vừa dự trữ năng lượng cho việc tập dượt, đấu đá sau khi thay lông xong. Chế độ chăm sóc chim trong thời gian thay lông thì chắc tôi không bàn thêm nữa. Sau khi xong lông (xong hẳn nhé - khi nào cho chim tắm xong khoảng 3-5 phút là lông chim khô, bóng mượt) là bắt đầu chế độ tập dượt. Lúc này nếu treo một mình thì chim của bạn đã sổ cả ngày rồi, nhưng nó cần đi thi thố tài năng, qua mỗi đợt như vậy, nết chơi của nó sẽ đa dạng dần lên, chim sẽ dữ dằn hơn, nó sẽ dần trổ hết bài mà khi đứng một mình nó không "thi triển".
Cách dượt thì cũng đơn giản, ai cũng biết rồi - là xách chim đến nhừng tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dượt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dượt về, chứ không phải ở tụ điểm dượt chim đâu) Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm chiến hữu khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được xáp gần. Cứ tậpdượt như vậy khoảng 2-3 tháng là em nó xung lắm lắm, thậm chí có khi nó còn bố láo hơn cả chim sành nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi. Nhiều người do bị khích mà làm bể một con chim đang xung cũng vì vậy lý do là: tuy nhìn thấy chim xung vậy thôi, nhưng đó là xung xổi, khác xa với chim sành nó có tinh tướng riêng của nó. mấy ku xung xổi mới lên nhìn bố láo bố lếu thế thôi chứ bị nẹt sợ một lần là coi như đi đứt cả quá trình chăm sóc tập dượt gian khổ. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim. Ở quầy thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì ức chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim sành. Lúc này, chủ chim chỉ còn việc hưởng thụ thôi.
Chọn chim
1/ Chọn chim thuần, chim đã sành
Nếu có duyên, có cơ hội, có điều kiện mua hay đổi lấy một con CM đã sành sỏi về nuôi thì theo tôi là cũng tốt. Mặc dù mất đi cái cảm giác thích thú khi thấy em nó tiến bộ từng ngày, mất đi cảm giác chinh phục thành công một thử thách cam go, mất đi cái thú chăm bẵm cho em chim. Nhưng bù lại, mình được hưởng thụ ngay. Mình được sở hữu ngay một dáng, nết, giọng mà mình thích.
Khi chọn mua một con chim thì điều đầu tiên là bạn phải thích nó đã, rồi mới xét tiếp – nếu không thích, hoặc còn lăn tăn thì không cố mua. Tôi vẫn thường nói chuyện với AE đã mua thì mua cho đáng, không thì thôi chứ cố lôi về cả đống chim, tốn cả đống tiền rồi đến lúc lọc lựa ra cũng chỉ còn được có vài ba con thôi – chi bằng khi đi đâu đó mà thấy thích con nào đó, hãy hỏi giá rồi rút đúng = từng ấy tiền … cất đi, coi như đã mua. Rồi đếm xem khi nào “mua” đủ khoảng 10 con theo kiểu ấy rồi, thì mình sách hết tiền ra mua 2 con thực sự về chơi. Thử vậy xem có hiệu quả hơn không !
Trở lại việc chọn mua chim - vấn đề là chọn như thế nào!
Trước hết là về dáng: tôi xin đưa ra tất cả những tiêu chuẩn mà tôi cho là đạt để các bạn tham khảo. Nhìn vào con chim nó cân đối từ đỉnh mào đến chóp đuôi là đẹp. Chi tiết thì cơ bản là:
- Mào: gốc mào to, khi mào dựng lên thì phải thẳng cạnh từ giữa mào xuống hết cổ - không gấp khấc ở cổ (nếu gấp khấc càng to thì gốc mào càng nhỏ - chim kém bền). Ở trên đầu con chim, phần lông nào dựng lên thì tính là mào. Từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn. Đỉnh mào nhọn, không loe hoe. Mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc. Mào thẳng đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ, nhiều nước chơi hay, nhìn nó hào hoa phong nhã; Mào cong về phía trước là mào lân, chim dữ dằn, bản năng đàn áp, nhìn nó uy nghi oai dũng.
- Yếm: theo tôi thì chính cái yếm là nét chính tạo ra sự quyến rũ, thu hút của con CM. Nó cùng với cái mào đặt trùm lên đầu, quàng qua cổ, thả xuống 2 bên vai với màu sắc đen đậm khác biệt với màu nâu và trắng còn lại – tạo cho nó một dáng dấp và phong thái uy nghi mà chỉ CM mới có. Yếm đẹp thì phải đen đậm cùng màu với mào, càng dày càng đẹp, càng sâu xuống hai bên vai càng quý phái, càng khít càng quyễn rũ … Hai bên yếm cân đối thì nhìn con chim rất đẹp (hàng này hơi bị hiếm).
- Mỏ: mỏ chim cần mảnh, thường thì nó bo tròn trịa nhưng vớ được con nào mỏ có cạnh rõ rệt (mỏ ba lá) thì quý – thứ này lắm mồm, to mồm, dễ sung. Hai bên mép càng rộng giọng chim càng to vang, ra đấu càng uy lực.
- Mí, má: mí đỏ không những là đặc điểm để báo hiệu chim đã trưởng thành hãy chưa mà nó còn là điểm xuyến độc đáo, tô điểm cho nét mặt của con chim – như thể họa sĩ “điểm nhãn” để lấy cái “sắc thần” cho một bức họa chân dung vậy. Mí đẹp cần gọn, sắc phải thật tươi, thật sáng. Đặc biệt là hai mí phải đều nhau, thật cân đối – điểm xuyến mà lệch lạc thì còn ý nghĩa jì !?. Má chim là phần được khoanh bằng một vệt lông đen ở ngay trên xương hàm. Má chim phải cân đối, hơi phồng đều nhau, vệt ngăn cách càng mảnh càng tốt – mặt chim dữ, nhưng không được đứt quãng, lông má phải trắng mịn.
- Hầu: chim đẹp hay không, cái hầu nó góp phần quan trọng. Hầu chim không những tạo dáng mà nó còn báo hiệu nết chim bền, dữ, giọng chim khỏe, vang. Hầu chim là phần từ gốc mỏ dưới xuống cổ. Hầu to thì làm phần lông phồng căng lên, hầu nhỏ thì phần lông ấy chỉ phùng phùng lên thôi. Các bạn chú ý đặc điểm này để đánh giá về cái hầu cho chính xác. Đôi khi con chim nó có hầu to nhưng mà do phần lông chỗ đó bị bết lại, hoặc bị rụng đi thì nhìn thấy nhỏ hoặc ngược lại, hầu nhỏ nhưng do lông xù lên lại cứ tưởng là to … Để nhìn chính xác thì các bạn nhìn cái xương ở cổ, dưới xương hàm ấy, nó đưa ra làm cho phần hầu căng to ra là com chim có hầu to và ngược lại, còn chỉ nhìn lông lá mà xét thì dễ bị nhầm lắm. Chim có hầu to thì đẹp, thường là nết bền, chim dữ, giọng tốt. Ngược lại chim hầu nhỏ thì thường có giọng đôi, giọng nhỏ nhưng lại đanh, vang.
- Mình chim: mình em chim nhìn chung phải thon dài, nhìn như con thoi đan lưới cá thì mới đẹp. Bộ lông chim khỏe là phải bóng như tơ, mượt như nhung, ôm ép gọn vào thân hình.
- Vai: Vai phải nở nang nhìn con chim mới có lực, giúp cho bộ cánh nó linh họat. Vai nở thì nhạy cánh – chim siêng giang, búng. Vai nở mà hơi sếch lên nữa thì tuyệt vời, nó làm cho bộ cánh lúc nào cũng xệ xệ như đang cự nhau – chim đẹp, quý.
- Ngực: nở, ưỡn ra, có lằn giữa ngực mới tốt, nhìn con chim nó lực, đẹp. Ngực to thường phổi bự - giọng chim vang, khỏe, chim bền nước.
- Lưng: hơi gù thì đẹp – chim có dáng đứng chữ C (lưng tôm). Phần thắt lưng, là phần phía trên hai đùi chim, cần thon gọn (chim có eo) – phần này chỉ khi chim đứng giang cánh hoặc là khi … làm thịt nó thì mới thấy, hic!
- Cặp cánh: gọn, lông cánh không tưa, dài quá phao câu, ốp gọn như 2 cái vỏ trai hai bên hông chim thì nhìn mới thích. Cặp cánh đừng có xếp chéo nhau trên lưng – như vậy chim chưa có lửa, cánh là phải vai sách lên, đầu cánh xệ xuống nom mới khí thế.
- Chân: đùi, cẳng phải dài. Đùi cần to chứ cẳng đừng to quá – nhìn xấu. Ngón chân thì phải to, dài. Móng thì cần to, ngắn gọn và cong đều. Cẳng chim mà càng tròn, bóng thì chim càng non tơ và ngược lại.
- Bộ lông đỏ ở phần hậu môn: nhìn như củ tỏi là đẹp, cần nhìn thấy nó phân biệt rạch ròi với phần lông khác thì mới tốt.
- Đuôi: đuôi phải dài và phải xếp thật gọn (đuôi một cọng). Đuôi phải đủ và đều để khi giang cánh xòe đuôi nhìn mới đẹp mắt.
1/ Chim bổi mới bắt về: mất 3 tháng để "trấn an", tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với "kiếp tù chung thân". Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển lồng chim, cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra. Sau 3 tháng nó đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi.
2/ Sau 3 tháng quân trường, nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ ... Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng - việc này hơi khó thực hiện - con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là "mỗi khi bạn đến gần lồng chim là chỉ để cho ăn" dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi.
3/ Sau quá trình trên thường thì chim sẽ thay lông, đây là thời điểm chăm sóc đặc biệt vừa cung cấp năng lượng cho đợt thay lông mất 2-3 tháng, vừa dự trữ năng lượng cho việc tập dượt, đấu đá sau khi thay lông xong. Chế độ chăm sóc chim trong thời gian thay lông thì chắc tôi không bàn thêm nữa. Sau khi xong lông (xong hẳn nhé - khi nào cho chim tắm xong khoảng 3-5 phút là lông chim khô, bóng mượt) là bắt đầu chế độ tập dượt. Lúc này nếu treo một mình thì chim của bạn đã sổ cả ngày rồi, nhưng nó cần đi thi thố tài năng, qua mỗi đợt như vậy, nết chơi của nó sẽ đa dạng dần lên, chim sẽ dữ dằn hơn, nó sẽ dần trổ hết bài mà khi đứng một mình nó không "thi triển".
Cách dượt thì cũng đơn giản, ai cũng biết rồi - là xách chim đến nhừng tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dượt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dượt về, chứ không phải ở tụ điểm dượt chim đâu) Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm chiến hữu khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được xáp gần. Cứ tậpdượt như vậy khoảng 2-3 tháng là em nó xung lắm lắm, thậm chí có khi nó còn bố láo hơn cả chim sành nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi. Nhiều người do bị khích mà làm bể một con chim đang xung cũng vì vậy lý do là: tuy nhìn thấy chim xung vậy thôi, nhưng đó là xung xổi, khác xa với chim sành nó có tinh tướng riêng của nó. mấy ku xung xổi mới lên nhìn bố láo bố lếu thế thôi chứ bị nẹt sợ một lần là coi như đi đứt cả quá trình chăm sóc tập dượt gian khổ. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim. Ở quầy thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì ức chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim sành. Lúc này, chủ chim chỉ còn việc hưởng thụ thôi.
Chọn chim
1/ Chọn chim thuần, chim đã sành
Nếu có duyên, có cơ hội, có điều kiện mua hay đổi lấy một con CM đã sành sỏi về nuôi thì theo tôi là cũng tốt. Mặc dù mất đi cái cảm giác thích thú khi thấy em nó tiến bộ từng ngày, mất đi cảm giác chinh phục thành công một thử thách cam go, mất đi cái thú chăm bẵm cho em chim. Nhưng bù lại, mình được hưởng thụ ngay. Mình được sở hữu ngay một dáng, nết, giọng mà mình thích.
Khi chọn mua một con chim thì điều đầu tiên là bạn phải thích nó đã, rồi mới xét tiếp – nếu không thích, hoặc còn lăn tăn thì không cố mua. Tôi vẫn thường nói chuyện với AE đã mua thì mua cho đáng, không thì thôi chứ cố lôi về cả đống chim, tốn cả đống tiền rồi đến lúc lọc lựa ra cũng chỉ còn được có vài ba con thôi – chi bằng khi đi đâu đó mà thấy thích con nào đó, hãy hỏi giá rồi rút đúng = từng ấy tiền … cất đi, coi như đã mua. Rồi đếm xem khi nào “mua” đủ khoảng 10 con theo kiểu ấy rồi, thì mình sách hết tiền ra mua 2 con thực sự về chơi. Thử vậy xem có hiệu quả hơn không !
Trở lại việc chọn mua chim - vấn đề là chọn như thế nào!
Trước hết là về dáng: tôi xin đưa ra tất cả những tiêu chuẩn mà tôi cho là đạt để các bạn tham khảo. Nhìn vào con chim nó cân đối từ đỉnh mào đến chóp đuôi là đẹp. Chi tiết thì cơ bản là:
- Mào: gốc mào to, khi mào dựng lên thì phải thẳng cạnh từ giữa mào xuống hết cổ - không gấp khấc ở cổ (nếu gấp khấc càng to thì gốc mào càng nhỏ - chim kém bền). Ở trên đầu con chim, phần lông nào dựng lên thì tính là mào. Từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn. Đỉnh mào nhọn, không loe hoe. Mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc. Mào thẳng đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ, nhiều nước chơi hay, nhìn nó hào hoa phong nhã; Mào cong về phía trước là mào lân, chim dữ dằn, bản năng đàn áp, nhìn nó uy nghi oai dũng.
- Yếm: theo tôi thì chính cái yếm là nét chính tạo ra sự quyến rũ, thu hút của con CM. Nó cùng với cái mào đặt trùm lên đầu, quàng qua cổ, thả xuống 2 bên vai với màu sắc đen đậm khác biệt với màu nâu và trắng còn lại – tạo cho nó một dáng dấp và phong thái uy nghi mà chỉ CM mới có. Yếm đẹp thì phải đen đậm cùng màu với mào, càng dày càng đẹp, càng sâu xuống hai bên vai càng quý phái, càng khít càng quyễn rũ … Hai bên yếm cân đối thì nhìn con chim rất đẹp (hàng này hơi bị hiếm).
- Mỏ: mỏ chim cần mảnh, thường thì nó bo tròn trịa nhưng vớ được con nào mỏ có cạnh rõ rệt (mỏ ba lá) thì quý – thứ này lắm mồm, to mồm, dễ sung. Hai bên mép càng rộng giọng chim càng to vang, ra đấu càng uy lực.
- Mí, má: mí đỏ không những là đặc điểm để báo hiệu chim đã trưởng thành hãy chưa mà nó còn là điểm xuyến độc đáo, tô điểm cho nét mặt của con chim – như thể họa sĩ “điểm nhãn” để lấy cái “sắc thần” cho một bức họa chân dung vậy. Mí đẹp cần gọn, sắc phải thật tươi, thật sáng. Đặc biệt là hai mí phải đều nhau, thật cân đối – điểm xuyến mà lệch lạc thì còn ý nghĩa jì !?. Má chim là phần được khoanh bằng một vệt lông đen ở ngay trên xương hàm. Má chim phải cân đối, hơi phồng đều nhau, vệt ngăn cách càng mảnh càng tốt – mặt chim dữ, nhưng không được đứt quãng, lông má phải trắng mịn.
- Hầu: chim đẹp hay không, cái hầu nó góp phần quan trọng. Hầu chim không những tạo dáng mà nó còn báo hiệu nết chim bền, dữ, giọng chim khỏe, vang. Hầu chim là phần từ gốc mỏ dưới xuống cổ. Hầu to thì làm phần lông phồng căng lên, hầu nhỏ thì phần lông ấy chỉ phùng phùng lên thôi. Các bạn chú ý đặc điểm này để đánh giá về cái hầu cho chính xác. Đôi khi con chim nó có hầu to nhưng mà do phần lông chỗ đó bị bết lại, hoặc bị rụng đi thì nhìn thấy nhỏ hoặc ngược lại, hầu nhỏ nhưng do lông xù lên lại cứ tưởng là to … Để nhìn chính xác thì các bạn nhìn cái xương ở cổ, dưới xương hàm ấy, nó đưa ra làm cho phần hầu căng to ra là com chim có hầu to và ngược lại, còn chỉ nhìn lông lá mà xét thì dễ bị nhầm lắm. Chim có hầu to thì đẹp, thường là nết bền, chim dữ, giọng tốt. Ngược lại chim hầu nhỏ thì thường có giọng đôi, giọng nhỏ nhưng lại đanh, vang.
- Mình chim: mình em chim nhìn chung phải thon dài, nhìn như con thoi đan lưới cá thì mới đẹp. Bộ lông chim khỏe là phải bóng như tơ, mượt như nhung, ôm ép gọn vào thân hình.
- Vai: Vai phải nở nang nhìn con chim mới có lực, giúp cho bộ cánh nó linh họat. Vai nở thì nhạy cánh – chim siêng giang, búng. Vai nở mà hơi sếch lên nữa thì tuyệt vời, nó làm cho bộ cánh lúc nào cũng xệ xệ như đang cự nhau – chim đẹp, quý.
- Ngực: nở, ưỡn ra, có lằn giữa ngực mới tốt, nhìn con chim nó lực, đẹp. Ngực to thường phổi bự - giọng chim vang, khỏe, chim bền nước.
- Lưng: hơi gù thì đẹp – chim có dáng đứng chữ C (lưng tôm). Phần thắt lưng, là phần phía trên hai đùi chim, cần thon gọn (chim có eo) – phần này chỉ khi chim đứng giang cánh hoặc là khi … làm thịt nó thì mới thấy, hic!
- Cặp cánh: gọn, lông cánh không tưa, dài quá phao câu, ốp gọn như 2 cái vỏ trai hai bên hông chim thì nhìn mới thích. Cặp cánh đừng có xếp chéo nhau trên lưng – như vậy chim chưa có lửa, cánh là phải vai sách lên, đầu cánh xệ xuống nom mới khí thế.
- Chân: đùi, cẳng phải dài. Đùi cần to chứ cẳng đừng to quá – nhìn xấu. Ngón chân thì phải to, dài. Móng thì cần to, ngắn gọn và cong đều. Cẳng chim mà càng tròn, bóng thì chim càng non tơ và ngược lại.
- Bộ lông đỏ ở phần hậu môn: nhìn như củ tỏi là đẹp, cần nhìn thấy nó phân biệt rạch ròi với phần lông khác thì mới tốt.
- Đuôi: đuôi phải dài và phải xếp thật gọn (đuôi một cọng). Đuôi phải đủ và đều để khi giang cánh xòe đuôi nhìn mới đẹp mắt.
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Relate Threads
Latest Threads