Diễn Đàn Chim Cảnh

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Dinh Dưỡng cám chim

Ðề: cám chim

VVA có 2 loại nhé , 1 loại thường 10k( túi màu xanh hạt to ) còn loại cao cấp hơn 20k ( túi đỏ hạt nhỏ đều ) bạn đang dùng loại nào ?

Ps: muốn ngon bổ rẻ thì cứ bavi xịn của ng,c, trứ mà dùng là ổn ;))
 
Ðề: cám chim

Mình cũng dùng VVA bao nhiêu năm nay, cho chào mào đi thi chỉ cho ăn gói giấy bạc và thỉnh thoảng bổ sung mồi tươi, cũng được giải khuyến khích và vài giải nhất nhì , vừa rồi thi ở Nam ĐỊnh cũng top 10 thôi Mình không hiểu bạn chăm chim kiểu gì ?? hay là không biết nuôi chim ?
 
Ðề: cám chim

Cốt nhất vẫn là mồi tươi, cám thì 3 vì Ngx công trứ chứ trời gì cũng có cám giả, VVA thì nhiều hương liệu quá
 
Ðề: cám chim

Mình nuôi CHỏe và CM và cũng làm cám , nhưng cám vương việt anh nó làm thật , chứ không làm linh tinh.Chế độ chăm sóc và mồi tươi rồi ép lửa là quan trọng , chứ cám cũng 1 phần
Bác kia chắc cũng mới nuôi chim , nên chưa hiểu về thức ăn và dinh dưỡng
 
Ðề: cám chim

theo mọi người cám bán sẵn nào hợp vs chim CM nhất em đang dùng VVA đểu wa định đổi cám
Thời gian vừa qua minhhp nhận được rất nhiều tin nhắn của các thành viên diễn đàn và những ace chơi chim lâu năm tại Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước động viên với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm về cách thức chăm nuôi chim cũng như 2 công thức tạo ra sản phẩm tốt nhất dành cho loài chim Chào Mào . Với mong muốn mang đến cho những chú chim nuôi nhốt nguồn thể lực dồi dào , tạo đà cho những bước đột phá mà chủ chim hằng mong mỏi trong suốt quá trình theo đuổi niềm đam mê .

5 năm trở lại đây phong trào nuôi chim chào mào tăng lên đột biến . Khiến cho cả Hà Nội và các tỉnh lân cận khu vực phía bắc rộn lên . Nhiều người qua thú chơi tao nhã đã được biết đến chim các vùng miền và địa danh ( xã huyện ) mà trước kia không hoặc chưa hề biết tới về các tỉnh miền trung . Nơi sản sinh ra những chú chim chào mào có giọng hót đặc biệt và khả năng chịu áp lực cao khi cạnh tranh ( đấu lồng ) .

Khi phong trào đi lên cũng là lúc người chơi mỗi lúc 1 đông lên bao gồm già có , trẻ có , người mới chơi có , người nghỉ chơi chim bao năm rồi quay lại chăm chim cũng có . Sự đam mê tiếng hót 1 trong 3 chú chim được liệt vào sách đỏ chim đồng quê Việt Nam cần được bảo tồn này đã nối con người lại gần nhau hơn , không phân biệt giai cấp , địa vị , nghành nghề , hèn sang để các buổi sang cuối tuần tựu chung lại 1 điểm . Với mong muốn được giao lưu , nâng cao trình độ nghề chơi với những người cùng sở thích . Nâng cao khả năng cọ sát và áp lực của những chiến binh nhốt lồng .

Song song với đó là những câu chuyện về chim ở vùng nào , cách chăm chim ra sao , chim ăn uống ngủ nghỉ như thế nào và dinh dưỡng hàng ngày là cái gì cần cho sang , trưa , chiều tối . Tắm nắng , tắm nước đã đủ và đúng cách hay chưa . Hàng ngày chim dung cám nào , Xuân – Hạ - Thu – Đông thay đổi thành phần ra sao để giúp chim thật tốt khi phải thích nghi với cuộc sống nuôi nhốt trong lồng . Trong đó cám là thức ăn chủ yếu để nâng cao thể chất cho chim không chỉ sống mà phải sống khỏe . Không phải hót mà phải hót to và nhiều . Không những đấu mà phải đấu hay , đấu đẹp và đấu bền . Cung không đủ cầu khiến nhiều chủ nhân nuôi chim tìm tòi , học hỏi và cho ra đời thập cẩm các loại thức ăn cho chào mào . Chính vì lẽ đó mà những người mới nuôi chim lầm tưởng rằng cứ cho ăn cám tốt là chim sẽ đẹp , cứ cho ăn cám chất là chim sẽ hay . Dẫn tới những trường hợp chẳng hiểu gì về chim vùng miền và thời tiết cũng sản xuất cám . Ớm ờ còn có kẻ chưa nuôi chim thay lông lần nào cũng làm cám bán ra cho anh chị em . Khổ nỗi nhìn những chú chim sau khi ăn loại thực phẩm đó vào đi ỉa chảy lõng bõng là nước , phân lên mùi hôi nồng nặc . Qua vài ngày chim bắt đầu xù lông và bỏ đấu dẫn tới tình trạng chim vào mùa hè đang căng lửa để chơi thì lại đứng ị ra thành 1 khối lù lù . .

Thường thì những người nuôi chim lâu năm có thể nhìn nhiều điểm để nhận dạng rằng chú chim đó đang khỏe mạnh hay đau ốm , đang căng lửa hay chẳng có tí lửa nào . Mà yếu tố đầu tiên đó là nhìn phân của chú chim mình nuôi . Nhìn phân chim để đoán bệnh tật , nhìn phân chim để biết thức ăn có thích nghi được với nó hay không và đặc biệt hơn cả là nhìn phân chim để biết được thời tiết trong ngày và ngày tiếp đó . Nói vậy để biết cái thời khó khăn nhưng CÁC CỤ nuôi chim nhà ta cũng đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm dân gian mà chỉ có qua thời gian mới vỡ ra và có được . Nói vậy để ace biết được rằng lòng dạ của những chú chim nhỏ khá nhạy cảm so với thể trạng và trọng lượng của chúng .
Ở khu vực Hà Nội và các tỉnh miền bắc chăm nuôi chim nhốt lồng có nhiều cực nhọc hơn so với các tỉnh khu vực miền trung trở vào phía Nam . Giữ được phong độ và điểm rơi thể trạng lại càng khó khăn hơn nữa .

Tại sao tôi nói vậy . ?

Bởi khu vực miền bắc nói chung không có được thời tiết thiên phú như các tỉnh của 2 miền Trung và Nam . Quanh năm có Nắng , Gió , đây chính là yếu tố cơ bản để những chiến binh nhốt lồng dễ dàng thích nghi hơn . Độ ẩm cao hơn chính là yếu tố quyết định tới hình thể , dáng bộ cũng như thể lực của chim khi ráp lồng . ACE có thể để ý và thấy rõ 1 điều . đó là những ngày có độ ẩm cao hơn bình thường thì chim sẽ thường xuyên bù lông đứng lắc qua lắc lại mặc cho thời tiết có ổn định và nắng nóng đến mức nào .

Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý khiến những chú chim được liệt vào danh sách các chú chim chất lượng , hung dữ , có tuổi lồng vẫn không bứt lên được . Nước chơi (đấu) vật vờ , thất thường là điều rất dễ nhận ra . Lúc thì như điên loạn , lúc lại cụp mào mà chủ nhân của chúng chẳng hiểu lý do vì sao . .

Xin nêu lên 1 số biểu hiện thường gặp khi nuôi chim Chào Mào tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía bắc để các cụ lâu nắm cũng như ace mới chơi chiêm nghiệm và tìm cách khắc phục :

- Chim thường xuyên có hành động tự nhổ lông ( mặc cho đó là lông máu và lông mới nhú )

- Chim thường ăn tất tần tật các loại vỏ hoa quả ( Chuối – Cam ……)

- Chim thường mổ vào tai cóng , áo lồng và đặc biệt là xuống đáy lồng xé ăn giấy báo ( giấy lót phân ) . Thậm chí ăn cả phân của chúng đi ra .

- Chim thường đứng co ro và chỉ đứng bằng 1 chân .

- Cuối cùng là lông chim rất khô và sơ xác .

Gặp những biểu hiện như trên nghĩa là chim chưa đạt yêu cầu về chế độ dinh dưỡng trong thức ăn hàng ngày và chế độ vệ sinh an toàn . Điều đó đồng nghĩa với việc chim không đạt được phong độ đỉnh cao như chúng ta mong muốn .

Ở phần trên của bài viết minhhp đã nhắc tới trường hợp thời tiết 4 mùa của miền bắc và các hiện tượng thường gặp phải của chim chào mào khi nuôi nhốt trong lồng để các cụ cùng toàn thể ace thấy được phần ảnh hưởng khá lớn do thời tiết tác động lên những chú chim . Qua đó cần bổ sung và cân bằng các chất cần thiết trong thành phần cám nuôi để giúp chim thích nghi được với thời tiết cũng như áp lực nhằm thúc đẩy và giúp chim luôn đạt phong độ đỉnh cao mà chủ nhân của chúng hằng mong muốn .
Nguyên liệu chính thì từ trước tới nay người nuôi chim vẫn dựa chủ yếu vào các thành phần trong Ngũ Cốc Thực . Nhưng cái khó nhất chính là sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần nhằm phát huy được công dụng của các chất có trong ngũ cốc . Ngoài ra chế biến cũng hết sức quan trọng giúp thành phẩm khi hoàn thành không bị biến chất và mất đi công hiệu của nó .
Qua trải nghiệm thực tế nhiều năm minhhp xin gửi tới ace 2 công thức cám dành cho Chào Mào đang được nuôi dưỡng tại khu vực thời tiết 4 mùa như Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang rất được ưu chuộng đã mang lại những bước đột phá về sự thành công và làm hài lòng các ông chủ khó tính nhất .

Công thức thứ nhất : CT 1
(Xin lấy cách đong đo bằng cân để có được sự chính xác)

Thành phần nguyên liệu :

Cám dùng từ tháng 02 đến tháng 08 (dương lịch)

- Bột Ngô : 500g (có thể dùng bằng cám ba vì)
- Đỗ xanh (có vỏ) : 500g
- Đỗ tương : 300g
- Gạo lứt đỏ : 400g (có thể dùng gạo thường)
- Vừng (vàng) : 250g
- Tôm tươi : 400g (Loại tôm nước ngọt hay còn gọi là tép gạo )
- Đường vàng : 40g
- Cà rốt : 500g
- Bột canh : 20g (Có thể thay bằng 10g muối trắng)
- Trứng gà : 40 quả (Chỉ lấy lòng đỏ )

Cám dùng từ tháng 08 đến tháng 02 (dương lịch)

- Bột ngô : 500g (có thể dùng bằng cám ba vì)
- Đỗ xanh (có vỏ) : 300g
- Đỗ tương : 500g
- Gạo lứt (đỏ) : 250g (có thể dùng gạo thường)
- Lạc (đậu phộng) : 250g
- Tôm tươi : 400g (Loại tôm nước ngọt hay còn gọi là tép gạo )
- Mật ong : 100g
- Cà rốt : 500g
- Bột canh : 20g (Có thể thay bằng 10g muối trắng)
- Trứng gà 50 quả (Chỉ lấy lòng đỏ)
- Bột Khoáng PROMIX : 20g
- Nghệ tươi : 20g (chỉ cho vào 3 tháng mùa đông)

Công thức thứ 2 : CT 2
(Xin lấy cách đong đo bằng cân để có được sự chính xác)

Cám dùng từ tháng 02 đến tháng 08 (dương lịch)

- Gạo lứt (đỏ) : 500g (có thể dùng gạo thường)
- Đỗ tương : 300g
- Đỗ xanh : 500g
- Tinh bột ngô : 400g (cái này có bán tại các đại lý thực phẩm và siêu thị)
- Vừng vàng : 300g
- Tôm tươi : 500g (Loại tôm nước ngọt nhỏ hay còn gạo là tép gạo)
- Trứng gà : 50 quả (chỉ lấy lòng đỏ)
- Thịt bò : 300g
- Mật ong : 200g
- Cà rốt : 1kg
- Kỳ tử : 150g
- Bột xương cá : 50g
- Khoáng tổng hợp PROMIX : 20g

Cám dùng từ tháng 08 đến thàng 02 (dương lịch)

- Gạo lứt (đỏ) : 500g (có thể dùng gạo thường)
- Đỗ tương : 500g
- Đỗ xanh : 300g
- Tinh bột ngô : 400g
- Lạc (đậu phộng) : 300g
- Tôm tươi : 500g (Loại tôm nước ngọt nhỏ hay còn gạo là tép gạo)
- Trứng gà : 40 quả (chỉ lấy lòng đỏ)
- Thịt bò : 300g
- Mật ong : 200g
- Cà rốt : 1kg
- Kỳ tử : 300g
- Bột xương cá : 50g
- Khoáng tổng hợp PROMIX : 20g
- Nghệ tươi : 20g (Chỉ dùng vào 3 tháng mùa đông)

Với công thức thứ 2 này khá nặng nên tôi thấy chỉ nên áp dụng đối với chim có tuổi lồng từ 18 tháng trở lên .

Cách chế biến :

- Gạo lứt đỏ ta rang lửa to và đều tay đến khi gạo nổ hoa chanh là được . (Đối với gạo thường chúng ta rang đến khi hạt gạo trắng đều là được .)

- Đỗ tương ta rang tới khi vỏ đỗ nứt đều là OK .

- Đỗ xanh ta chỉ rang qua cho tới khi đỗ méo hạt là được .

- Vừng ta rang tới khi hết tiếng nổ lét đét là OK . Nếu là lạc thì chúng ta rang chín vàng .

- Tôm ta rửa sạch cho vào nồi rang tới khi tôm chín đỏ là OK .

- Thịt bò ta băm nhỏ hoặc xay ngay tại hàng thịt là OK .

- Cà rốt luộc chín mềm để nguội .

- Nghệ tươi cạo sạch vỏ rồi giã nhỏ .

Sau khi làm chín hoàn toàn các thực phẩm cần thiết các bạn chế như sau :
Ta chộn : Gạo + Đỗ tương + Đỗ xanh + Vừng (Lạc) + Kỳ tử . Rồi cho vào xay nhuyễn (bột càng mịn càng tốt ) .

Cái này giúp chim tiêu hóa càng nhanh càng tốt . Vì như chúng ta đã biết hệ tiêu hóa của giống chim chào mào là rất nhanh , chúng chỉ có thể tiêu hóa và hấp thụ trong thời gian tối đa là 3 phút , do vậy nếu chúng ta xay bột chưa nhuyễn khiến chim ăn nhưng không hấp thụ được hết các thành phần dinh dưỡng thì cám có tốt cũng như không . và dẫn tới tình trạng : Sống Phân .

Tiếp theo ta chộn : Tôm + Lòng đỏ trứng + Mật ong + Cà rốt + Bột xương cá + Khoáng tổng hợp + Nghệ tươi (nếu có) thành hỗn hợp . Sau đó dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn thành thể lỏng .
(Với các tỉ lệ các thành phần và cách chế biến như trên chúng ta không cần dùng đến nước . Nếu cần dùng đến nước các bạn có thể dùng nước luộc cà rốt để nguội chế thêm vào . Vì theo như quan điểm và cách làm của tôi thì tuyệt đối không nên dùng nước máy pha chế khi làm cám) .
Ta chộn đều 2 loại trên vào với nhau sau đó dùng máy đùn ra dạng hạt .

Cách sấy khô : từ trước đến nay tôi đều thấy ace làm cám dùng rát nhiều cách để làm khô cám . Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi thì từ khi chộn 2 loại hỗn hợp nêu trên vào với nhau tới khi sấy khô mà thời gian kéo dài 2 đến 6 giờ đồng hồ thì chất lượng cám không đảm bảo . Vì như chúng ta biết các loại thực phẩm ngũ cốc trên bị làm ướt trong thời gian quá lâu sẽ khiến chúng biến chất và không còn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết mà chúng mang lại . (Các bạn hãy hình dung và thử nghiệm ngâm các loại ngũ cốc trên trong thời gian 2-6 tiếng thì sẽ biết mùi vị và hiểu tác hại của nó như thế nào )

Do vậy cách sấy cám tốt nhất là nên dùng lò vi sóng hoặc lò nướng có tần suất và nhiệt độ cao như dưới đây để giúp chúng ta sấy trong thời gian ngắn nhất có thể . ( tùy vào khối lượng cám làm )
Thường thì tôi sấy trong khoảng thời gian 1-2h đồng hồ là cám phải khô . Qua đó cám luôn giữ được các dưỡng chất cần thiết mà không bị biến chất

. Mang lại nguồn dinh dưỡng có độ ổn định cao và khả năng giữ lửa rất tốt . Giúp chim duy trì thể lực để có khả năng ra giọng đều trên giàn đấu .


Trên đây là 2 công thức tôi đã làm trong 5 năm trở lại đây và cho công hiệu hoàn toàn phù hợp với chim được nuôi dưỡng tại miền bắc với khí hậu 4 mùa . Giúp những chú chim bứt phá và phát huy được hết khả năng mà ngoài tự nhiên cũng không hề có được .

Xin đưa ra minh chứng một số chú chim mẫu mực tại các diễn đàn , cội dợt và hội thi đã trở thành biểu tượng trong lòng người nuôi chim mà minhhp đã từng phục vụ và được sử dụng dưới 2 công thức cám này .

- CHÍ PHÈO của anh ĐaiLinh .

- BỒ BÀN của anh Longkucku (Giải Nhất Hà Đông mở rộng lần I)

- HUẾ LÙN + 172 của anh Tuấn Tít (Giải Nhất Hà Nội mở rộng lần III - Hà Đông lần II và các giải Nhì , Ba tại các tỉnh thành như Bắc Giang , Sơn Tây . . vv )

- HUẾ CON của anh Đức – Hưng Yên ( Giải Nhất Yên Viên mở rộng lần I – Nhất Hà Đông mở rộng lần III và các giải Nhì + Ba tại các tỉnh thành như Hà Nội , Quảng Ninh . . vv )

- Còn rất rất nhiều các giải thưởng Nhì – Ba và Top 10 ở các vòng trung kết của những chú chim khác tại các hội thi liên tỉnh và mở rộng tại các tình thành khu vực phía Bắc đã làm nức lòng người hâm mộ mà tôi không thể nêu hết lên đây đang tin dùng .

(Tuy nhiên còn 1 số nguyên liệu mang tính kích ứng cho những chú chim thay lông xong , chuyển vùng miền , qua mùa đông dẫn đến xù lông quá lâu , bỏ hót , bỏ đấu tôi xin không đưa vào đây vì sử dụng nó khá cầu kỳ và tác dụng như con dao 2 lưỡi )

Thú chơi nào cũng đòi hỏi người chơi kiên trì , tìm hiểu và bao quát tổng thể . Nhìn nhận 1 cách khách quan và tự chiêm nghiệm – suy ngẫm . . . Để rồi đúc rút được kinh nghiêm cho bản thân và nâng nhìn về nghề chơi mình đang hướng tới .

Xin đưa ra 1 số dẫn chứng cụ thể để các cụ và ace dễ hình dung .

- Với 1 Cần Thủ khi đi câu đòi hỏi phải có kinh nghiệm , thính câu hợp lý để xác định được mục tiêu mình muốn bắt là loài cá nào . Nếu thính câu tốt gặp ngày cá đi ăn cộng kinh nghiệm lâu năm thì thường sẽ bắt được cá to và nhiều hơn so với người ngồi kế cạnh .

- Với bất cứ 1 vận động viên của môn thể thao nào cũng cần có năng khiếu , thời gian rèn luyện + Nguồn Dinh Dưỡng cần thiết để có thể duy trì nhịp độ và thể lực trong suốt quá trình thi đấu .

* Nói tóm lại , theo quan điểm của tôi nguồn dinh dưỡng (cám) chỉ là yếu tố thứ 3 cộng hưởng trong sự thành công khi giúp những chú chim phát huy được hết khả năng và đạt đỉnh cao về phong độ .

Tôi xin chia ra làm 3 phần khi chú chim đạt phong độ đỉnh cao (chim hay) như sau : 100% = 30% là tố chất chú chim + 40% cách chăm nuôi đúng cách + 30% nguồn dinh dưỡng hợp lý , hợp với cơ địa của chú chim .

Chúc toàn thể quý ace có cách lựa chọn hợp lý , theo đuổi lâu dài , hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình để có được chất lượng về nguồn dinh dưỡng cần thiết hàng ngày cho những chú chim yêu .


Minhhp xin chia sẻ với ACE các vấn đề cơ bản về cách chăm nuôi chim nhốt lồng với ACE có thể chưa biết đến .

Bản thân tôi luôn cho rằng các vấn đề về bộ lông của chim vô cùng quan trọng . Về cơ bản khi nhìn bề ngoài thì bộ lông chim chỉ như chiếc áo phủ lên người chúng , làm trang hoàng thêm dáng bộ vốn đã rất uy nghi và hùng dũng của chúng . Ngoài ra các tác dụng lại càng quan trọng hơn rất nhiều khi bộ lông có tác dụng điều hòa nhiệt độ cơ thể , tránh gió , tránh nước , che lạnh như chiếc áo , chiếc chăn khi vào đêm , khi thời tiết trở trời hay mùa đông giá lạnh .

Ngoài thiên nhiên tuy cuộc sống và khả năng sinh tồn có khó khăn nhưng chính là môi trường tự nhiên tốt nhất về mặt tâm , sinh lý của chúng . 2 yếu tố tạo nên cái hồn mà không phải chúng ta dễ dàng nhìn thấy . Nguồn thức ăn chủ yếu của chim chào mào theo trật tự của tự nhiên đó là : Mùa nào thì Trái nấy . Điều tất yếu ấy nhưng lại chính là điều kiện tốt nhất để cung ứng các chất cần thiết giúp chim luôn khỏe mạnh và phát triển theo lẽ tự nhiên của giống loài . Mỗi loại quả chúng ăn ngoài chức năng nuôi sống còn rất nhiều tác dụng giúp chúng đương đầu với rủi ro do thời tiết , bệnh tật ngoài tự nhiên ập đến . Hầu hết chúng ăn những gì có được từ tự nhiên mà chúng thích . Nhưng đôi khi có những thứ chúng không muốn nhưng vẫn phải ăn , những nơi chúng không thích nhưng vẫn phải đến . Yếu tố tuy nhỏ nhoi đó nhưng lại chính là mục đích rất lớn giúp chúng sinh tồn để duy trì theo lẽ tự nhiên .

Xin được đưa ra 1 trong rất nhiều yếu tố tác thành đến sự sinh tồn của loài chim nói chung và loài chào mào nói riêng .

Ai cũng biết thức ăn chủ yếu của chào mào là các loại quả . sở thích của chúng là các loại quả có vị ngọt , màu sắc sặc sỡ . Ngoài chức năng giúp chúng no bụng để sinh tồn thì các loại quả có màu sắc đỏ còn tạo sắc tố giúp chúng giữ được 2 chùm lông đỏ đặc trưng đó là Tách Đỏ trên mặt và Bồng Đào nơi hậu môn .

Vậy còn loại nào chúng không thích nhưng vẫn phải ăn , nơi nào chúng không thích nhưng vẫn phải đến ???

Cây Xoan ( Sầu Đông , Sầu Đâu).

Theo nghiên cứu khoa học thì tât cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính đối với con người nếu ăn phải . Yếu tố gây độc là các chất gây ngộ độc thần kinh Tetrannortriterpen và các loại nhựa chưa xác định chứa trong quả .
Nhưng thực tế từ kinh nghiệm dân gian và y học cổ truyền thì lại khác hẳn hoàn toàn . Tại 1 số tình miền tây nam bộ mỗi mùa nước nổi đồng nghĩa với việc có lá xoan non (đọn) họ thường hái và ăn kèm với 1 số món được con là ẩm thực nơi đó . Còn tại miền bắc tại 1 số xã , Huyện thuộc Hà Nội 2 bây giờ lại dùng lá và quả xoan để chế biến loại bánh Gio (tro) nổi tiếng .
Đối với loài chim thì 1 số loài chim có thể ăn quả Xoan (không phải Chào Mào nhé) . Nhờ thể mà hạt quả xoan được phát tán đi rất rộng khi chúng thải ra ,
Đối với con lợn thì chỉ cần 15g hạt xoan đã là liều gây chết một con lợn nặng 22kg .

Cũng vì có độc nên cây xoan còn được trồng để lấy gỗ , vì gỗ không bị mối mọt . Hoa và lá thì được dùng lót dưới chiếu để ngừa rệp . Lót ổ để xua giận mạt cho gia cầm và chế phân bón vi sinh cho cây trồng . Tôi nói các trích dẫn này để các ACE thấy được vạn vật đều có cơ địa và sự thích nghi hoàn toàn khác nhau .

Đã rất nhiều lần chiếc ống nhòm dính trên mắt của tôi đến 2h đồng hồ chỉ để quan sát thật kỹ xem ngoài thiên nhiên chúng ăn những gì và làm gì mỗi khi đến với loài cây được cho là độc dược nhưng lại có tác dụng này . Và thực tế đúng như những gì tôi suy nghĩ . Nó là liều thuốc hữu ích đối với chim mỗi khi bị thương hay thời tiết giao mùa . Nó giống như 1 liều thuốc kháng sinh khi con người phải dùng đến . Mỗi lần 1 con chim rỉa nhựa từ hoa hay quả xoan là mỗi lần chúng tỏ rõ sự khó chịu . Bầy đàn khi nhìn thấy thì thu mình lại nhưng vẫn phải làm theo .
Cách sử dụng dân gian :

Thời gian tốt nhất để sử dụng phương thuốc này chính là giai đoạn chim bắt đầu thay lông . ACE có thể loại bỏ yếu tố hình thức trong những chiếc lồng đẹp của mình bằng cách thay thế chiếc cầu đậu cho chim bằng cành Xoan tươi giữ nguyên vỏ . (mình sẽ phân tích phần này kỹ hơn ở bài sau )

Với cảnh nuôi nhốt với những nguồn dinh dưỡng dồi rào và bất tận với những Táo Mỹ – Nho Tây – Cam Ngon – Quýt Ngọt . . . do con người mang lại thì có thể nói là quá tốt nữa là khác .
Tuy nhiên cái tốt là vậy nhưng có hợp lý , hợp thời điểm và lẽ tự nhiên không thì rất ít người biết đến . Do vậy mà rất nhiều người thắc mắc , nhiều khi phát bực mình khi tự đặt ra câu hỏi : Tại sao chăm nó tốt như thế mà lông nó không đẹp . . Ăn uống thập toàn đại bổ thế mà nó không căng . Nhiều tối ngồi lì trên mạng tìm hiểu thông tin , vắt tay lên trán mỗi đêm mà vẫn không trả lời được chính câu hỏi do mình đặt ra sau bao nhiêu công tìm tòi khám phá . Vì nó là con vật sống mà . . .

Câu trả lời là : Chưa Đúng Cách mà thôi .

Xin chia sẻ thêm với anh chị em 1 số bí quyết chăm chim đúng cách giúp chim luôn khỏe mạnh mà tôi đã từng trải nghiệm và chia sẻ với ACE mỗi khi có dịp gặp mặt giao lưu và giúp những chú chim đạt phong độ đỉnh cao khi nuôi nhốt . Xin được bổ xung thêm vào cách chăm nuôi của ACE 1 số các vấn đề sau :

I/ Cách chăm nuôi .

1. Chim nuôi trong nhà tuyệt đối không nuôi 2 con . Nên nuôi 1 hoặc 3 con hay nhiều hơn nữa . điều này tùy thuộc vào điều kiện và không gian nhà bạn . Tôi sẽ lấy ví dụ thực tế để các bạn kiểm chứng luôn :

- Ai nuôi chim cũng đều sáp đấu với mong muốn đấu từ nhà ra đến cội , đấu từ cội cho đến hội thi . Đã là đấu cội thì phải đấu số đông mà số đông thì khác biệt hoàn toàn với đối kháng . Nếu nhà bạn chỉ nuôi 2 con và mỗi khi bạn sáp lồng tôi dám chắc rằng 1 trong 2 con sẽ thua nước đấu cho dù chim có gấu đến đâu . Điều này dẫn tới tình trạng chim bị đè , khi bị đè thì chỉ có 1 con chơi và 1 con nghỉ . Nhưng nếu bạn nuôi 3 con trở lên khi sáp lồng sẽ có được sơ đồ như trên : Con A nạt được con B – Con B đè được con C – Nhưng con C chưa chắc đã sợ con A mà còn xảy ra điều ngược lại là con C sẽ đè con A . Điều này đồng nghĩa với việc cả 3 con đều chơi được .(điều kiện chim đã đứng lồng hoặc ngang sức nhau) .

- Điều thường gặp là khi đang sáp lồng đối kháng : Con A đang sợ con B mà xù lông , cụp mào . Nhưng khi kê tiếp con C vào khiến con A không còn sợ nữa . Từ nước đang xù lông bỏ đấu con A sẽ lại chơi như con điên . Đương nhiên điều xảy ra trong trường hợp này sẽ là con C sẽ bị cả 2 con A và B dồn cho tới bến . Nếu là chim cứng hoặc chịu được 1 trong 2 con thì mới chơi lại được .

2. Vị trí treo chim trong nhà vô cùng quan trọng . Ngoài các yếu tố như phơi nắng , đủ sáng và đủ gió thì ACE nên thường xuyên (luân phiên) thay đổi chỗ treo chim cả ngày lẫn đêm các ngày trong tuần . Điều này phần nào giúp chim thích nghi với nhiều điều kiện và môi trường sống để không phân định lãnh thổ dẫn tới tình trạng : Khôn nhà , dại chợ . Ở nhà thì chơi như con điên nhưng xách ra chỗ khác hoặc đi đến chỗ lại lại chẳng chơi tí nào .

3. Khi tắm cho chim tuyệt đối không để chim nhìn thấy nhau .

- Ngoài thiên nhiên lúc chim tắm là lúc chúng yếu đuối nhất vì khi tắm bộ lông ướt sẽ không thể bay nhanh được . Lúc này là lúc nguy hiểm nhất đối với tính mạng của chúng mỗi khi gặp kẻ thù đi săn . Do vậy những lúc tắm thường sẽ có con đứng canh gác để cảnh báo cho bầy đàn những mối nguy hại và luân phiên nhau tắm .

- Với chim trong lồng nuôi (chim đấu cội) . Thời gian tắm tốt nhất là 12h trưa đến 14h . Vì lúc đó chính là thời điểm nhiệt độ ổn định và ấm nhất trong ngày . Chim tắm sẽ ít gặp rủi ro về đường hô hấp và gió lạnh đột ngột . Mục đích của chúng ta khi lùa chim sang lồng tắm là để tắm . Khi chim tắm là lúc chúng không còn tí lửa nào nữa . Do vậy khi tắm cho chim cần cho chúng tắm 1 mình (1 con 1 để chim chú tâm vào tắm và sửa lông . Vì lúc lông ướt chính là thời điểm tốt nhất để chim sửa lại bộ lông của mình )

- Nếu thời gian có hạn hoặc nhà nuôi quá nhiều chim thì nên dùng tấm nhựa hoặc kim loại ngăn cách các lồng tắm để chim không nhìn thấy nhau .

- Trường hợp xấu xảy ra sẽ là : Vào lồng tắm rồi nhưng cứ phồng mang trợn mát lên quát nạn nhau , khi tụt lửa rồi nhưng thái độ vẫn còn dẫn tới tình trạng nhờn chim , nhấm nhẳng khi vừa tắm vừa đấu – lúc ở lồng tắm thì không tắm , đuổi sang lồng nuôi thì cứ chúi đầu vào cóng nước mà vẫy . Điều này vô cùng nên tránh khi các bạn nuôi chim đã khô lông .

- Tuyệt đối nên không nên tắm cho chim sau mỗi buổi đi dợt hoặc đi thi về . Điều này giúp chim giữ được lửa và giữ được cách chơi khi đấu dợt . (Trừ khi ACE muốn xả lửa cho chim)

II/ Chế độ dinh dưỡng .

1. Hoa quả : Ngày mang chim đi dợt cội thường nhật tuyệt đối không cho chim ăn hoa quả . Do vậy ACE nên canh phiên hợp lý để ngày cách ngày (Nếu chế độ hoa quả đang thường xuyên) . Vì tôi tin chắc rằng mỗi chúng ta đều lựa chọn cho chim 1 loại cám tốt và thích hợp để cung cấp người dinh dưỡng cần thiết cho 1 chú chim đấu . Ngày mang chim đi dợt cội hoặc đi thi của các chú chim không khác nào 1 ngày lao động cật lực của con người . Khi đã lao động thì cái bụng cần phải chắc mới có sức để làm . ACE hãy hình dung từ con người nhé ! (Hoa quả như gói mì tôm , bát cháo – Cám chất thì như gói xôi , cục thịt ) . Do đó nếu muốn cho ăn hoa quả vào các ngày dợt hoặc thi , ACE nên cho ăn vào cuối giờ dợt hoặc kết thúc cuộc thi . Sẽ là rất ý nghĩa và khoa học với những chú chim cưng đấy .

2. Mồi tươi với nguyên lý : Sáng Ăn Thúc Lửa – Chiều Ăn Ủ Lông .

- Tuyệt đối không cho chim ăn dế . Dế mang lại nguồn dinh dưỡng rất cao nhưng lại không thích hợp với chào mào . Vấn đề nằm ở chiếc vỏ bọc của dế quá thô và cứng khiến cho hệ tiêu hóa của chim không thể nghiền nát được . Cho chim ăn lâu ngày sẽ làm hỏng được ruột của chúng .

- Mồi tươi thích hợp nhất với chim chào mào vẫn là châu chấu non nếu ACE muốn bổ sung chất tươi hàng ngày . Sâu quy cũng là 1 lựa chọn nếu ACE muốn dùng với điều kiện ( Chỉ nên cho chim ăn sâu lột trắng vào mỗi buổi sáng sớm khi đánh thức chim dậy ) Vì sâu chỉ nóng ở cái vỏ của chúng nên khi lột vỏ rồi cũng là 1 lựa chọn cho chim . Tuy nhiên ACE tự lựa chọn chế độ ăn vừa phải và phải đều tay . Cách cho sâu nhanh lột vỏ là cho sâu ăn bột mì và thêm vài cọng lá hoặc rau tươi như lá ổi , lá sung , rau xà lách , bắp cải v v …

Trong bài trang 3 của Topic mình đã chia sẻ 1 số vấn đề mà có thể các bạn đã bỏ qua trong suốt quá trình nuôi dưỡng . Tuy chỉ là các yếu tố nhỏ nhoi nhưng đó chính là những điểm nhân rất quan trọng để tạo nên sự đột phá và thành công về thú chơi này , mà ở đó dù là 1 khiếm khuyết nhỏ cũng tạo nên những vấn đề khá nan giải .

Tiếp bài trước : “ Thời gian tốt nhất để sử dụng phương thuốc này chính là giai đoạn chim bắt đầu thay lông . ACE có thể loại bỏ yếu tố hình thức trong những chiếc lồng đẹp của mình bằng cách thay thế chiếc cầu đậu cho chim bằng cành Xoan tươi giữ nguyên vỏ . (mình sẽ phân tích phần này kỹ hơn ở bài sau )”
T
ác dụng và tác hại của cây Xoan (sầu đâu, sầu đông) minhhp đã nói qua rồi . Vậy còn loài chim nó có tác dụng gì ?-

Ngoài tự nhiên xoan thường được mọc ở những nơi thoáng đãng , trơ trụi . Khả năng sinh tồn của giống cây này gần như bất diệt nếu như còn 1 khúc thân thôi . Do đó người dân Viêt Nam còn gọi nó là cây chịu khổ , cây chịu hạn hay là cây hoa của trời .

Loài chim nói chung và giống Chào Mào nói riêng luôn chịu sự đe dọa đến tính mạng của chúng bất cứ lúc nào . Tuy được tự do nhưng luôn có sự cạnh tranh khốc liệt từ chính giống loài hay đồng loại của chúng . Các yếu tố thương vong hay sống còn có thể xảy đến bất cứ lúc nào nếu như chúng mất tập chung ở nơi ấy . Khi bị thương chúng sẽ phải tự lo và tự biết cách làm gì để tồn tại với những thứ và nhiều điều với con người vẫn chưa lý giải được .

Cây Xoan . . . Chính là một trong những nơi tốt nhất để chúng dưỡng thương và tự điều trị cho bản thân mình . Ở đó chúng có thể bao quát với tầm nhìn rất rộng giúp chúng loại trừ nguy hiểm , nghỉ ngơi mỗi khi gặp khó khăn về sức khỏe hay sự di chuyển , là nơi tốt nhất cho những vết thương của chúng khi gặp phải với những liều kháng sinh cực mạnh giúp chúng sinh tồn mỗi khi vướng với đau thương .

Khi đã chấp nhận và làm quen với cuộc sống nuôi nhốt . Bản thân không còn còn được tự quyết , chúng sẽ chỉ biết đón nhận những gì chúng ta mang lại cho dù đúng hay sai , tốt hay xấu . Thường thì khi đã vào lồng con vật cũng có số như đôi dép cả thôi . May mắn sẽ đến với chúng khi chủ nhân có lòng yêu thương và được hưởng sự chiều chuộng và quan tâm từ miếng ăn tới giấc ngủ . . . . . . và ngược lại .

Vạn vật đều có 1 cái chung , đó chính là Sinh – Tử . Qua nhiều năm (tuổi lồng) chúng cũng bắt đầu có những biểu hiện của sự già cỗi và suy tàn qua các bước nhảy và hình hài : đôi chân , cặp mắt .

- Cành Xoan minhhp nhắc tới sẽ giúp chim nâng cao khả năng duy trì cặp mắt khỏe mạnh và đôi chân loại bỏ được giác bì do lâu ngày hoặc vi khuẩn gây nên . Ngoài ra nó có tác dụng trực tiếp bảo vệ bộ lông non nớt và yếu mềm khi chim thay lông .

Xin Chào ACE đang quan tâm

Một mùa chim thay lông nữa lại đến . Đối với chim thì thời gian này là giai đoạn xấu xí nhất , mệt mỏi nhất và khó khăn như những bà mẹ vượt cạn để đón nhận sự có mặt của thành viên trong gia đình và 1 bước mới trong sự thiêng liêng với thiên chức làm mẹ . Với dáng vẻ của bộ lông mới chúng sẽ tự tin hơn , cứng cáp hơn , khỏe mạnh hơn và trên hết là chúng trở nên khôn ngoan và già dơ rất nhiều .

Ngoài tự nhiên , sau mỗi mùa sinh sản và nuôi con chim bố mẹ thường thân tàn ma dại với những bộ lông sơ xác vì phải chăm nuôi kèm cặp và dạy dỗ lũ con của mình . Khi chim non cứng cáp để có thể tự kiếm ăn và lo cho bản thân cũng chính là lúc chim bố mẹ bắt đầu lo cho sức khỏe của bản thân để chuẩn bị cho 1 mùa thay lông mới để có thể tránh được cái lạnh khi đông về . Ấy là vào tháng 8 dương lịch hàng năm ở các tỉnh thành phía Bắc . Còn từ Hà Tĩnh – Quảng Trị trở vào các tỉnh phía Nam do có được luồng khí nóng và khí hậu ôn hòa và ấm áp hơn chim thường sinh nở và thay lông sớm hơn khoảng 1 tháng .

Đối với chim nhốt lồng được chính tay chủ nuôi chăm sóc quá trình thay lông chúng trở nên thân thiện hơn , dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với con người . Nuôi chim đấu cội , chơi giàn bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sau mỗi vụ thay lông chúng trờ nên lầm lì và dày dạn kinh nghiệm hơn rất nhiều . Từ mùa lông thứ 3 trở đi nết chơi của con chim bắt đầu chai sạn dần nếu được chủ nuôi thường xuyên cho đi giao lưu , dợt cội . Thời điểm này cũng là lúc tôi thường gọi cái Nết chơi của nó bắt đầu ĐẦM chim .
Còn đối với chủ nuôi thời khắc chim thay lông chính là giai đoạn buồn chán và rất nản . Buồn vì phải nuôi báo cô vài tháng , chán vì suốt ngày phải dọn phân hầu hạ mà chẳng được thấy giọng hót cũng như độ uy trang , lịch lãm của chúng thường ngày .

Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thôi thì sẽ chẳng có chuyện để mà lo lắng . Vì đó mới chỉ là sự chờ đợi và rèn luyện tính kiên trì . Nếu bỏ công sức ra và rồi nhận lại thành quả thì lại càng không có gì đáng bàn và phiền muộn . Nhưng khổ nỗi đã hết mình và hết sức rồi nhưng lại phải thất vọng vì không nhận được cái gì từ những khó khăn đó thì quả là đáng buồn . . buồn ghê ghớm . Thậm chí vứt nó đi 1 cách không thương tiếc .
Thực tế tôi đã gặp rất nhiều trường hợp , được nghe và nhận được rất nhiều câu hỏi đại loại như :

- Mùa trước con chim này nó chơi hay lắm . Không hiểu sao năm nay nó vật vờ thế này ?

- Trước khi thay lông nó ché (chét) điên cực – thế mà thay lông xong lâu rồi mà không thấy nó ché nữa ?

- Năm ngoái con chim này ăn mấy giải (cờ) rồi . Năm nay tự nhiên xịt . v v . .và v v .

Cái gì cũng có nguyên nhân cả . Chỉ có điều mình đã thật sự hiểu và tìm ra nguyên nhân đó chưa ? . Khi biết rồi thì khắc phục ra làm sao , làm thế nào để có được sự hiệu quả . ?

Vạn vật đều đứng trong 1 vòng tròn thiên địa và chỉ biết trống trọi với sự bất bình thường của Trời – Đất . Đó chính là sự thay đổi thất thường , khắc nghiệt của thời tiết và thiên tai . Đó là sự quái ác của cái gọi là giao mùa của tự nhiên tại miền Bắc gây bao nhiêu khó khăn cho thú chơi mà chúng ta đang theo đuổi .

Theo quan sát của minhhp trong thì tỷ lệ chim hỏng lông và chơi đì đẹt tại các tỉnh phía Bắc nhiều hơn rất nhiều lần so với các tỉnh miền Trung và Nam sau mỗi mùa thay lông . (Nếu những ACE đã từng đi giao lưu và để ý quan sát thì thấy rất rõ điều này .) Và thực tế là 100 chú chim chuyển từ miền trung ra HN và các tỉnh lân cận thì chỉ có 30-40 chú thích nghi và phát huy được bản năng của mình . Còn lại do yếu tố thời tiết và chăm nuôi không đúng cách khiến con chim không bứt lên được .

Cách chăm nuôi chim thay lông :

- Khi chim có dấu hiệu thay lông (xuống lông ) cần thay đổi ngay cách chăm nuôi hàng ngày :

- Không cho chim phơi nắng .

- Không cho chim ăn các loại hoa quả như Cam , Táo , Ớt , Xoài (chỉ cho ăn Chuối đã chin ngọt , cà chua , cà rốt hoặc đu đủ )

- Thay đổi giờ tắm cho chim từ đang trưa thành 4-5h chiều (tắm xong trùm áo lồng cho nghỉ , ngủ luôn )

- Không cho chim ăn mồi tươi khi chim chưa xuống lông thật sâu

- Không kè lồng với chim khác trong quá trình chim đang thay lông .

- Trùm áo lồng cả ngày chỗ tháng mát và đủ ánh sáng giúp chim vẫn ăn uống bình thường .

- Vệ sinh đáy lồng trước khi trùm lồng cho chim đi ngủ buổi tối .

Ở các bài viết trước tôi đưa vấn đề lông chim lên hàng đầu để ACE hiểu được giá trị của bộ lông chim là hết sức quan trọng . Vì theo quan điểm của minhhp thì 2 tháng chim thay lông quyết định 10 tháng còn lại trong năm . Chim có chơi tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào cách nuôi lông của ACE . Nếu duy trì được cách nuôi lông như trên minhhp tin rằng không quá 2 tháng chim của ACE sẽ có bộ lông mới đẹp .

* 3 điều bất thường nếu ACE chủ quan khi nuôi chim thường gặp do thiên nhiên tác động hoặc do chúng ta chưa biết cách chăm nuôi :

1 . Chim bị sốc do thay đổi vùng miền , chủ nuôi , dinh dưỡng :

Con người làm sao thì con vật làm vậy nên các Cụ nhà ta có câu : “Ngã nước chứ Ngã sao được cơm được gạo “ . Khi thay đổi chủ nuôi , chuyển chim vùng miền ACE nên yêu cầu chủ cũ gửi theo 1 chai nước to cho chim đủ uống trong vòng 15 ngày . Có được điều này chim sẽ không bị sốc đến độ dớt lông . Vì ai cũng biết rõ 1 điều tất cả thức ăn nuôi chim chào mào 3 miền hiện nay hầu hết được làm từ Ngũ Cốc hoặc Cửu Cốc Thực mà ra . (Tôi thì chưa gặp và chưa để tình trạng này xảy ra)

2. Chim đang thay lông bỗng dưng dừng lại không thay nữa dẫn tới tình trạng Lẫn Lông (Tỉ lệ lông cũ và mới : 50/50 – 60/40 – 30/70 thậm trí 90/10) :

Trường hợp này phần lớn bị tác động bởi thiên nhiên do thời tiết bất thường . Minhhp quan sát và thấy rõ nhất ở giai đoạn mùa chim thay lông năm ngoái . Do thời tiết nắng nóng kéo dài đến hết tháng 11 khiến chân lông của chim khô và co lại dẫn tới tình trạng rơi lông rải rác khó rớt lông . Rét đậm ập xuống bất ngờ khiến chim đang thay lông dở dang co mình lại và chấp nhận giữ nguyên lông cũ tránh rét .
Vướng phải và để trường hợp này xảy ra thì vô cùng nguy hại . Hậu quả là đã có rất nhiều chú chim cực hay đã được thừa nhận qua những hội thi lớn của ACE Hải Phòng , Hải Dương dính phải khiến cả năm sau không chơi được mà tôi từng dự báo trước . Cả 1 năm qua chim chơi nhát gừng , nhấm nhẳng . Lúc thì chơi như mà làm , lúc lại đứng ị ra . Thường thì người nuôi không hay soi xét và bao quát hết để nhận biết được rằng thực sự chim đã xong lông hay chưa . Cứ thấy chim không rơi lông nữa là nghĩ rằng chim đã thay xong rồi . Do đó minhhp muốn ACE triệt để và thật nghiêm ngặt mỗi khi nuôi chim thay lông với cách nuôi đã nói ở trên . không nên để chim rơi vào trường hợp này .

3.Thay lông rải rác 3 – 4 – 5 tháng không xong :

Trường hợp này thường có những biểu hiện như chim đang rớt lông rồi dừng lại quá lâu rồi lại rơi tiếp nhưng mỗi lần rơi chỉ lơ thơ một vài cọng lông nhỏ . Khi đã nuôi chim thay lông đúng cách minhhp đã nói ở trên mà ACE thấy cách nhật từ 5-10 ngày mới thấy rơi lông tiếp thì áp dụng theo cách sau .ACE có thể tranh thủ thời gian hứng những giọt nước mưa đầu mùa hoặc những cơn mưa bất chợt để tắm cho chim nếu tắm đến ngày thứ 2 mà vẫn chưa thấy chim rơi lông thì ACE lấy 1 chiếc khăn sạch lọc qua nước mưa rồi kết hợp với tắm là cho chim uống . Chim sẽ lại rơi lông đều . Nếu thấy chim rơi lông đều thì giữ nguyên chế độ chăm đó . Ngược lại thấy chim ngừng rơi lông thì ACE lại quay về chế độ tắm và uống nước thường ngày . Chim sẽ lại đổ lông đều đặn cho đến khi thay xong .

Nếu đã qua các cách làm ở trên mà vẫn không giúp chim thay lông được nghĩa là lông chim còn quá chắc khiến không thể tác động vào .

P/S : Khi ACE thấy lông chim đã yếu (lông khô và sơ xác) , chim đã mất lửa không chơi nữa nhưng không thay lông được . Nếu ở HN có thể liên lạc hoặc trực tiếp gặp minhhp . Tôi tin và khẳng định rằng sẽ làm toại nguyện sự mong muốn của ACE bằng các hình thức triệt để và mạnh tay hơn nữa giúp chú chim có bộ lông mới đúng vào mùa thay lông .

Trên đây là những gì minhhp đã trải nghiệm thực tế và mang lại thành công như mình mong muốn . Chúc ACE có được những chú chim thật sự khỏe mạnh và đẹp đẽ sau mùa thay lông .

Chào bạn và ACE đang quan tâm .

2 ngày hôm nay mình đã nhận được rất nhiều tin nhắn từ các thành viên và các tin nhắn bằng đt với những thắc mắc và lo lắng về cách sử dụng và công dụng tác động trực tiếp lên những chú chim .

Xin được bộc bạch đôi lời với ACE .

Xuất phát từ lòng đam mê và lối chơi phá cách . Sau nhiều năm nuôi chim và tìm hiểu những tập tính của loài Chào Mào ngoài thiên nhiên để biết được chúng cần gì , ăn gì ngoài những thứ chúng thường ăn vào các thời điểm cạn kiệt nguồn thức ăn do thiên nhiên khắc nghiệt .
Với thắc mắc là sao khoảng thời gian này chúng thường sinh hoạt ở tầm cao và rồi có thời điểm lê la ở dưới tầm sát đât là một kỳ thú mà minhhp đã từng theo đuổi để rồi tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân và áp dụng vào những chú chim khi chịu cảnh nhốt lồng . Với mong muốn tối ưu hóa nguồn dinh dưỡng cần thiết cho những chú chim cưng . Giúp chúng phát huy hết được khả năng vốn có của mình dưới bàn tay của những ông chủ của chúng .
Với thách thức là tạo ra 1 loại thức ăn bậc nhất giúp chim cân bằng được các chất dinh dưỡng cần thiết khi thi đấu với nền thể lực xung mãn để giúp chúng cạnh tranh liên tục ở mọi đấu trường đỉnh cao . Kết quả thành công trong chiến thắng sau khi thi đấu nhưng không làm ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thế .
Sau nhiều năm chiêm nghiệm rồi nâng lên - hạ xuống và thêm thêm - bớt bớt minhhp cho ra đời sản phẩm bậc nhất với Công Thức I và II . Vì minhhp hiểu chúng thích gì , cần gì và đáp ứng đầy đủ cho chúng , Giúp chim luôn sảng khoái và thích thú qua 2 bộ phận : Thị Giác và Khứu Giác .

Những câu hỏi và lo lắng của ACE gửi đến minhhp :

- Chim của mình đang thay lông , vừa xong lông , đang bắt đầu có lửa thì có dùng được loại cám này không ?
- Chim của mình đang yếu quá , lông lá xấu lắm liệu ăn cám này vào có đẹp và căng lửa được hay không ?

Với những lo lắng và câu hỏi như trên thì thật là khó trả lời . Khó ở đây không phải là Yes or No mà khó ở cương vị của 1 nhà sản xuất như tôi đối với người tiêu dùng như ACE .

"Ở những thời điểm cao trào về thú chơi , nếu những chú chim có thể diễn tả cho chủ nhân chúng hiểu được rằng : Tôi đang cần 1 cái Nhung Hươu hay 1 mẩu Sừng Tê Giác để lấy chiếc Cúp hay Lá Cờ này . Tôi tin chắc rằng sẽ có nhiều ông chủ ngồi mài sừng tê giác và những chiếc nhung hươu cho chúng" .

Bài viết khi mùa Thu đã sang...Và cách chăm sóc.

Hà Nội hôm nay đã trở gió , những cơn gió đầu tiên của năm báo hiệu 1 mùa đông lạnh đang đến gần . Mọi thói quen của con người và vạn vật lại phải chuyển mình để thích nghi với điều kiện thời tiết . Con người dễ dàng hơn vạn vật ở chỗ có mọi sự hỗ trợ để vượt qua , khi nóng thì đã có quạt đá , điều hòa . Khi lạnh thì có áo gió , chăn bông và đệm ấm để bảo thân . Vậy còn loài vật nói chung và những chú chim nói chung sẽ dựa vào điều gì khi phải sống ngoài thiên nhiên và chống trọi lại với cái thời tiết khắc nghiệt ấy . Có chăng cũng chỉ dựa vào chính sự may rủi của số phận và tạo hóa mà thôi . Mỗi năm có nhiều vạn sinh linh phải bỏ mạng ở chính nơi đã sinh ra chúng bởi sự khắc nghiệt mỗi khi đông về (Cá và Chim).

Còn với những chú chim nói riêng và con vật nói chung được sống gần người có dễ dàng hơn đôi chút khi được sống dưới sự che trở của những chủ nhân . Tuy bị miễn cưỡng nhưng ít nhiều cũng là điều kiện khá tốt giúp chúng gặp ít rủi ro về tính mạng để bảo toàn sự sống ấy .
Ở các bài đầu của Topic minhhp đề cập đến vấn đề rất quan trọng đó chính là bộ lông của những chú chim . Trong điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi (nắng ấm) thì để tăng thêm dáng vẻ uy nghi , hùng dũng . Trong điều kiện thời tiết bất lợi khi vào đông thì giúp che chắn để duy trì được sức khỏe vốn đã rất bấp bênh rồi .
Bộ lông của chim thế nào thì được cho tốt và đẹp vẫn là vấn đề gây nhiều tranh luận ở những thời điểm như thế này tại các tụ điểm từ xóm nhỏ đến phố lớn và đang là nỗi băn khoăn lo ngại của rất rất nhiều người . Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục , làm sao để những chú chim có được sự hỗ trợ tối ưu thì không phải có nhiều người biết . Từ đó mới gặp rất nhiều khó khăn khi phải chăm nuôi chúng trong chu kỳ thay lông . Vấn đề này luôn là đề tài nóng bỏng mỗi khi ACE có dịp tựu chung 1 điểm trò chuyện và giao lưu . Chất lượng bộ lông chim không đồng đều sau mỗi vụ chính là tác nhân dẫn tới sự hủy hoại và đi xuống cả về chất cũng như hình của những con vật nuôi . Để rồi cũng từ đó mà ra bao nhiêu bệnh tật khác thường mà ACE không hiểu lý do tại sao như : Sâu lông , bó lông , khô lông , lẫn lông . . .

Các vấn đề như sâu lông , bó lông hay khô lông thì rất dễ nhận biết vì nó biểu lộ rõ ra hình vẻ bề ngoài của lông . Vậy còn lẫn lông là thế nào , nguyên nhân từ đâu và cách khắc phục như thế nào thì vẫn là 1 dấu hỏi mà minhhp nghĩ là To Đùng với 1 số ACE đang chăm nuôi những chú chim nuôi nhốt này .

Minhhp chỉ xin chỉ ra 1 số biểu hiện và dấu hiệu thường gặp phải để các ACE tự quan sát về tình trạng lẫn lông nêu trên :

- Chim thay lông xong vài tháng (theo cách nghĩ của ACE) nhưng lông không ốp sát được vào thân . Dấu hiệu này dễ nhìn nhất khi chim đứng vươn người lên nhưng 2 phần lông bên mạng sườn cứ phè ra 2 bên khiến chúng rất khó ưa nhìn .

- Chim thường xỉa lông (rỉa lông) quá nhiều lần trong ngày và ít hót . Vì thường thì khi chim đã thay lông xong với bộ lông mới rất ít khi rỉa lông ngoại trừ lúc tắm nắng hoặc tắm nước hoặc những chú chim có bộ lông quá dày .

- Từng mảng lông trên người của chim có chung màu sắc và độ dài ngắn thuận hình như đã định nhưng lại khác biệt hoàn toàn theo lẽ tự nhiên .

Trên đây là 3 yếu tố để ACE nhận biết chú chim có bị lẫn lông hay không .
Vậy còn nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng chim gặp các điều bất bình thường về bộ lông của chim ?
Minhhp xin được chỉ ra 1 số vấn đề cơ bản khiến chim bị các dấu hiệu như trên :

+ Trước hết phải kể đến chế độ dinh dưỡng đó là :
- Bất bình thường (thay đổi quá nhiều nguồn dinh dưỡng khiến chim luôn rơi vào tình trạng sốc , kể cả mồi tươi hoặc hoa quả ). Hoặc bị ép ăn các chất kích ứng không tốt như Nóng , Cay (Ớt và Sâu) . 2 thành phần nguyên liệu này là sự chổng mông vào khoa học khi đưa vào thành phần cám ăn hàng ngày ép chim ăn . (Mìnhhp sẽ có bài viết phân tích các thành phần nguyên liệu ở bài viết sau)
- Nguồn dinh dưỡng quá nghèo nàn khiến chim không đủ sức duy trì thể lực khi nuôi lông (Điều này rất nhiều ACE cũng đã biết , khi chim thay lông cần 1 nguồn dưỡng chất và nước (cả uống và tắm) khổng lồ giúp chim nuôi bộ lông mới với đầy đủ các chức năng như Đủ Lông (độ dài) Mềm Lông (độ mượt) Khỏe Lông (độ cứng và dẻo dai của sợi lông)
+ Tiếp đến là điều kiện thời tiết và chế độ khi nuôi :

- Khi nuôi chim con người khó chịu nhất bởi thời tiết bất thường từ thiên nhiên không thuận . Từ thuận ở đây minhhp muốn nói đến khí hậu thời tiết các vùng được phân chia rõ rệt . Ở miền Bắc thì có 4 mùa được luân phiên theo các tháng trong năm . Ấy nhưng điều không thuận cũng chính ở đó mà ra . Còn nhớ năm ngoái (2011) Khí hậu tại Hà Nội nắng nóng kéo dài và mưa ít . Theo lịch thì đã vào đông nhưng lại không thấy lạnh , cái nóng kéo dài tới hết tháng 11 dương lịch , lúc ấy ai cũng nghĩ rằng năm nay không có mùa đông nhưng ập đến 1 cái lạnh rét bất thường và đột ngột khiến con người còn trở tay không kịp huống là loài chim . Vì thường thì vào mùa thay lông chim cần độ ẩm và khí hậu ôn hòa giúp chúng có được bộ lông toàn vẹn để tránh đông . Khi chim đang rả rích thay lông đều thì cái lạnh ập đến khiến chúng nín lông mà giữ những sợi lông cũ sang đến cả năm sau . (Điều tệ hại nhất với dòng chim đấu hót)
Bởi vậy mới có những trường hợp lạ kỳ mà chủ nhân không biết và không hiểu để bức xúc nói ra : Sao nó đang đấu lại quay sang rỉa lông ngay được . Trước nó chơi bền và hay lắm mà giờ nhấm nhẳng rồi đứng xù lên rỉa lông . . . v v

Hi hi . . Bởi năm trước mọi cái đều thuận , còn năm vừa rồi là nghịch mà .
- Chế độ nuôi chim thay lông của 1 số ACE cũng vô cùng đáng để nói đó là khi chim mới nhú ra bộ lông mới vô cùng yếu ớt thì lại cứ nắng mà phơi . Cứ Sâu mà tống , Cứ Táo Tàu và Dưa Hấu đưa vào . Phân tro đến 2-3 ngày mới dọn . Vừa nuôi chim thay lông nhưng lại vừa muốn nghe hót và kè lồng xem chim đấu . Khiến chim thay lông 2 tháng rồi những chưa được 50% . Hệ quả là 3-4 tháng chim vẫn chưa xong lông . ACE có thể hình dung 1 chiếc lông A mọc trước chiếc lông B 3 hay 4 tháng sẽ như thế nào nhé !
Minhhp tin chắc rằng nếu còn giữ cách nuôi này thì cả đời nuôi chim Chào Mào ACE cũng không bao giờ giúp chú chim phát huy được hết bản năng và nét đẹp vốn có của chúng .
Theo kinh nghiệm và quan sát từ năm trước của minhhp thì đang có rất nhiều những chú chim hay mắc phải những trường hợp này . Mặc dù đã biết ACE tìm mọi cách và đầu tư khá nhiều tiền vào các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài về với lời quảng cáo và hứa hẹn hấp dẫn nhưng lại không có được sự hiểu quả nào thực tế khi sử dụng .

AE nào đang thực sự đau đầu về bộ lông khó thay.muốn chú chim của mình trút lông cũ và ra lông mới đẹp.Hãy liên hệ yahoo ở dưới nhé

Vài hôm nữa..Sẽ có bài viết mới về cách làm cám và chọn chim qua dáng bộ.Xin cảm ơn ae đã quan tâm

Sau đây là các câu hỏi hường gặp về cám minhhp:


Bác minh cho hỏi là CM thay lông thì cho ăn cám Ct1 có đc ko,có thíck hợp dùng để thay lông ko ah.Cám ơn bác trc..

Chào bạn !
Như mình đã nói ở 1 số bài trước , CT1 và CT2 đều có thể nuôi thay lông mà không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe tổng thể cũng như chất lượng về bộ lông . Tuy nhiên đó là cách nuôi thông thường và thuận . Thuận ở đây là minhhp muốn nói thuận theo lẽ tự nhiên , thuận thời tiết và tay người chăm nuôi . Còn những trường hợp khó hoặc thời tiết tác động khiến chim thay lông bập bõm hoặc kéo dài quá lâu thì lại phải do chúng ta tác động để giúp chúng .
Thân.
minhhp

Chào. Mình cho lũ CM ăn cám CT 1 được 1 tuần rồi. Hiện tại phân bọn chúng vẫn ướt chua vào khuân, có mầu vàng và nhìn như có sạn. Đặc biệt có 2 em 1 em thì cứ cắn giấy lót sàn, 1 em thì cứ cắn chỉ ở áo lồng. Có phải do bị thiếu chất gì không bạn.
Ps mình cho ăn hoa quả như sau: 1 ngày ăn táo, 1 ngày ăn chuối, 1 ngày ăn đu đủ, mỗi tuần 1 ngày ăn cà rốt hấp, sâu, châu chấu thỉnh thoảng vì nùa này ít châu chấu sống. Có châu châu đông lạnh nhưng hình như bọn nó không thích.


Chào bác !
Hihi . . Nhìn cái chế độ cho chim ăn hoa quả và mồi tươi là biết bác chăm và yêu con chim đến cỡ nào rồi .
Tuy nhiên minhhp vẫn muốn nói với bác cũng ACE , với 1 chế độ hoa quả và mồi tươi như vậy là điều quá dư thừa và không cần thiết . Đôi khi cái dư thừa tuy nhỏ như con thỏ đó lại chính là nguyên nhân của vấn đề tiêu hóa của chim .
Với nhu cầu của chim và khả năng của chủ nuôi cung cấp dinh dưỡng hợp lý thì chỉ cần 1 tuần cho ăn 2-3 bữa hoa quả (cách ngày) là hoàn toàn hợp lý rồi . Chứ không nhất thiết phải ngày nào cũng hoa quả đâu ạh ...
Còn chuyện chim xuống đáy lồng xé giấy báo ăn là điều rất hiếm khi gặp của ACE khi sử dụng sản phẩm của minhhp . Do thời gian dùng cám còn ngắn nên có thể chim chưa được cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng thiếu hụt trước kia nên dẫn tới tình trạng đó .
Chim cắn chỉ ở áo lồng 1 phần do thiếu sắc tố (đỏ,hồng) hoặc do bản tính của chú chim nghịch ngợm mà ra .

Rất nhiều ACE đến nhà giao lưu đã chứng kiến những chú chim minhhp đang nuôi dưỡng gồm cả chim thuộc hay mộc đều không có 1 chút hoa quả nào trong tuần (kể cả chim thay lông) nhưng không hề có những biểu hiện như bác nói ở trên . Thậm chí chim vẫn giữ nguyên sắc đỏ cần thiết ở chùm lông Bồng Đào nơi hậu môn . (CT2)
Bác cứ yên tâm dùng và theo dõi nhé ! Chỉ 1 vài tuần khi ổn định nguồn dinh dưỡng các chất cặn bã sẽ tự thay đổi thành khuôn . (Loại trừ những khả năng về bệnh tật và hệ tiêu hóa không thật sự dễ dàng thích nghi)
Thân.
minhhp

anh minhhp cho e hỏi rằng:Chim đang thay lông ăn CT2 được không a? e xin cảm ơn

Chào ACE đang quan tâm:
Minhhp đã gửi tới bạn cũng như ACE toàn bộ công thức cũng như cách chế biết thành phẩm của cả 2 Công Thức rồi . Trên thực tế như bạn đã biết , thành phần hỗn hợp trong mỗi công thức đều được cân đo rất chuẩn mực . Hơn nữa trong cả 2 công thức minhhp không hề che giấu bất cứ 1 thành phần nào . Trong đó hoàn toàn không có chất kích thích gây nóng nên việc bạn cũng như ACE lựa chọn sản phẩm dùng cho chim là hoàn toàn không có bất cứ tác dụng phụ hay phản ứng nào gây nên tác hại đến bộ lông của chim . Ngược lại sẽ là hoàn toàn hợp lý trong giai đoạn này
Xin được nêu ra 1 số trường hợp có thể bạn và ACE gặp phải :
- Trong 3 - 5 ngày đầu tiên dùng sản phẩm có thể phân sẽ ướt hơn so với thường lệ (điều này cũng còn tùy thuộc vào cơ địa của từng con chim)
- 2 - 3 ngày tiếp theo có thể bay 1 vài chiếc lông nhỏ , thậm trí cả lông cánh hoặc đuôi . . (Vấn đề này minhhp đã nói qua rồi nhưng xin được nhắc lại . . ACE gặp trường hợp này có dám chắc với minhhp rằng số lông vừa rơi xuống là lông hoàn toàn mới ra , hay đó chính là chiếc lông cũ còn sót lại hoặc lông quá yếu )

Để trả lời cho vấn đề thứ nhất : Minhhp xin được nêu lên dẫn chứng thực tế nhất là : Sản phẩm của minhhp được kết hợp hài hòa giữa các dưỡng chất cần thiết và hoàn toàn phù hợp với sở thích của chim . Do đó chim của ACE đang nuôi dưỡng nhưng lại tự quyết định lựa chọn sản phẩm của minhhp khi ACE làm theo cách đặt thêm cóng cám vào lồng mà minh đã nói ở bài trước . Do vậy ACE yên tâm sử dụng để cảm nhận sự thay đổi của chú chim cũng như chất thải hàng ngày chúng đi ra .

Vấn đề thứ 2 : Khi chim thay lông cũng là lúc khó khăn nhất đối với chúng . Không chỉ liên quan đến vấn đề di chuyển mà còn kéo theo sự xuống sức rõ rệt của chúng .(Chim hoàn toàn mất lửa) . Bởi khi đó chúng cần 1 lượng nước , 1 lượng dinh dưỡng tổng hợp khổng lồ để giúp chúng hoàn thiện bộ lông càng nhanh càng tốt . Đó là theo lẽ tự nhiên . .
Đối với chim nhốt lồng khi không được đáp ứng kịp thời , đầy đủ các chẩt dinh dưỡng khiến nhiều chú chim không thể hoàn thiện được bộ lông của mình . Điều đó dẫn đến tình trạng lẫn lông (lông mới trồng lên lông cũ "lẫn lông") . Tình trạng này còn bị tác động bởi thời tiết bất thường của thiên nhiên .
Khi chim bị tình trạng lẫn lông chưa rơi hểt được thì chủ nuôi thay đổi nguồn dinh dưỡng hoặc (nuôi lông lại) . Và nguồn dinh dưỡng mới được cung cấp đầy đủ mà chim duy trì được sức khỏe sẽ thay nốt những chiếc lông còn dang dở trên thân .

Tẩt cả những gì minhhp chia sẻ từ đầu topic hoàn toàn là những trải nghiệm thực tế chứ không hề lý thuyểt hay sách vở . Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều những điều lý thú và chưa có lời giải cho những bất cập khi gặp phải trong khi nuôi dưỡng con vật yêu quý này . Do vậy rất mong ACE cùng đam mê cùng chiêm nghiệm để khi có dịp được hàn huyên , trò chuyện và học hỏi thêm nữa .

Em đang dùng cám của bác... cho mấy con chim ở nhà ....ăn tốt, ăn nhiều, ỉa đẹp, lửa đang lên.
Duy nhất có 1 con thì vẫn bị phân nước nên em chưa dám dùng thử. Con này bị hơn 1 năm nay, luôn trong tình trạng đi phân ra nước và chim uống nước 1 ngày 1 cóng thủy tinh dài. em đã thử chữa bằng các cách như:
1. ăn dứa
2. uống thuốc dạng nước eviron 25 mua tại hiệu thú i....nhưng chỉ có tác dụng tại thời điểm uống, dừng thuốc phân lại có nước ngay
3. Đổi cám vài lần rồi, cám ngon hoặc cám ba vì cũng chơi. hoa quả 1 tuần cho ăn 2-3 ngày táo, chuối
Kết quả là đến nay em nó vẫn té de ướt hết mấy tờ lót phân, phân mùi khăm khắm..chim đang thay lông bình thường. trước dù bị đi ỉa nhưng đấu đá vẫn ngon
Không biết có phải do cơ địa con chim ko bác? xin bác cho e 1 liều thuốc " mạnh" nữa để e trị cho e nó?
E cũng nản quá rồi, nó hay nên e mới giữ ko thì bye bye lâu rùi .. híc híc... cảm ơn bác rất nhiều, chúc cho cám của bác sẽ có trong lọ của các con chim đi thi ạ.


Khi bạn dùng từ Cơ Địa của chú chim thì minhhp nghĩ bạn đã phần nào hiểu được tập tính loài chim , cách chăm nuôi chú chim này rồi .
Đúng là có những trường hợp do cơ địa của chúng không thể thích nghi với các hợp chất dinh dưỡng có từ ngũ cốc nên không thể tiêu hóa bình thường như những chú chim khác . Tuy nhiên với cách tả mùi phân chim của bạn thì mình nghĩ chim trong quá trình mắc bệnh lâu rồi . Khả năng đến từ mồi tươi hoặc các chất quá khó tiêu hóa làm ảnh hưởng đến hệ bài tiết của chú chim .
Bài thuốc mạnh tay trong trường hợp này thì mình không có nhưng xin chia sẻ thêm với bạn 1 cách chữa thông thường để bạn tham khảo và áp dụng :
Nguyên liệu :
1. Nghệ tươi .10g
Giã nhỏ hoặc đập dập nghệ tươi rồi cho 100ml nước nóng 40 độ ngâm tới khi nước nguội hẳn rồi lọc lấy nước cho chim uống trong vòng 1 tuần .

Ở 2 tuần tiếp theo .
2. Chè khô (trà mạn) .
Lấy 1 nhúm trà (bằng 1 đốt ngón tay) Cho vào bát hoặc cối giã thật nhỏ , thành dạng bột mịn càng tốt . Sau đó trộn lẫn với cám cho chim ăn . Ở cách làm này khi trộn lấn với cám bột trà cuốn được vào cám bao nhiêu thì chim sẽ ăn bấy nhiêu . Hết ngày đổ đi và thay bằng cóng cám khác . Trong quá trình này bạn nên cho chim uống nước sôi và bỏ thêm vào cóng nước 2 hạt muối trắng to cỡ hạt gạo .
Nếu chim của bạn do bị tổn thương hoặc nhiễm bệnh thì sẽ khỏi . Ngược lại đã làm qua cách này rồi mà không khỏi thì minhhp cũng đã bó tay . Vì rất có thể do cơ địa của chú chim là vậy rồi .
Rất mong chim của bạn sẽ khỏi để tạo cảm hứng cho cả chủ và chim .

Chào bác, thật sự cám của bác rất tốt. Em ko có nhiều time để tự làm cám vì vậy e cứ loay hoay với các loại cám ko biết cám nào tốt cho cm của mình. Từ khi đọc đcj topic này của bác thì cm của nhà đã yên tâm sử dụng 1 loại của bác rồi.
Tiện đây bác cho em hỏi với ạ, em có con tm nó đang bị khàn tiếng ( khoảng 2 tháng rook ạ ) em đã sử dụng nhiều cách rồi nhung chưa thấy khỏi ( như: uống mật ong, nước giá đỗ, hoa đu đủ, sông dầu gió...). Bác có kn chỉ giúp em với. Thanks bác nhiều !


Chào bạn !
Với những cách bạn đã làm ở trên theo minhhp không phải là cách chữa khàn tiếng cho loài chim trong trường hợp này . Vì thực tế từ xưa đến nay cho dù là chữa bệnh cho con người thì vẫn được áp dụng các cách chữa bệnh dân gian và khoa học dựa trên những sự thành công đã được kiểm chứng . Chỉ duy nhất cách sông dầu gió cho chim là được vận dụng nhưng là trong trường hợp chim mới bị trúng gió và có các dấu hiệu về đường hô hấp như há mỏ , thở khò khè và gấp gáp . Khi sông dầu chim sẽ được vệ sinh đường hô hấp và ngân chặn cách trường hợp xấu có thể xảy ra . Tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc và chính sức đề kháng và cơ địa của mỗi chú chim khi mắc bệnh .
Minhhp được biết 1 cách chữa dân gian và đã áp dụng thành công với 1 chú chim Chòe Than rất quý bị trúng gió rồi khàn tiếng cũng trong thời gian 2 tháng . Nhưng trên thực tế lại chưa từng có cơ hội để áp dụng với chim chào mào . Tuy nhiên vẫn xin được chia sẻ với bạn cùng ACE phuơng pháp này .
Nguyên liệu :
1. Cây Canh Giới : 5 lá
2. Cây Xuơng Xông : 15 lá
3. Muối trắng : 10 hạt to bằng hạt gạo .
Cách làm :
Rửa sạch 2 loại lá rồi vò nát cho vào nồi đun sôi trong vòng 5 phút với 100ml nước . Khi tắt lửa thì bỏ muối vào và khua đều .
Chắt lấy 1 chén nước để nguội rồi cho chim uống . Số nước còn lại cho chim tắm (Nếu chim không chịu tắm ACE dùng bình phun ướt lông cho chim)
Làm như vậy trong vòng 3 ngày nếu chim hợp thuốc sẽ khỏi ngay .
Hy vọng chú chim của bạn sẽ hợp với cách chữa dân gian này để có được giọng hót vốn có của giống loài .

bác Minh cho e hỏi thêm 1 chút, e mới dùng cám CT1 cho chú chim dưới 1 năm lồng của e, ăn 2 hôm thì đi phân ướt cả 2, mà phân vàng vàng, vậy phải làm sao ạ?

Trước hết xin cảm ơn bạn đã ủng hộ . Xin được sơ qua 1 số khác biệt để bạn và ACE có thể nắm bắt được và hiểu thêm các thành phần dinh dưỡng có trong 2 công thức của minhhp .
Cả 2 Công Thức minhhp chia sẻ với ACE trên diễn đàn hoàn toàn được chế biến từ các loại thực phẩm tuơi . Không nói là khác hẳn hoàn toàn nhưng rõ ràng có 1 số khác biệt lớn mà minhhp muốn chỉ ra cho ACE thấy :
- Trước hết là màu phân khi chim đi ra hoàn toàn khác biệt với hầu hết các loại cám có bán trên thị trường . Khi chim căng phân dẻo và có hình khuôn chứ không khô đét như 1 số loại cám khác .
- Chim ăn rất nhiều ở 3-5 ngày đầu tiên khi vào cám . Sau đó chậm lại và rất ít ở các ngày tiếp theo .
Do 2 yếu tố nói trên các bạn nên theo dõi tình trạng sức khỏe và tinh thần của chú chim sau mỗi buổi sáng mở áo lông . Nếu chim có biểu hiện đi ngoài thì chỉ 2 ngày chim sẽ xù lông và rụt cổ lại . Ngược lại nếu ACE thấy chim có phần hứng khởi hơn , nhanh nhẹn hơn và hót nhiều hơn thì ngược lại với những lo lắng của bạn và ACE . Sau thời gian ngẵn chim làm quen với nguồn dinh dưỡng mới và sẽ co ruột lại và cho ra phân khác biệt lúc mới ăn . Nếu chim đang trong quá trình chim thay lông các bạn thấy chim đi phân hơi lỏng là rất tốt cho sức khỏe và bộ lông của chim . (Những chú chim ăn cám nóng hoặc thiếu chất bán ngoài thị trường phân khô trong quá trình này hầu hết sẽ bị khô lông hoặc bó lông)
Bạn yên tâm và chú ý theo dõi rồi cho mình biết kết quả nhé !

A cho hoi chim cua e hom nay thay khu khu nhu kieu ho thi chua bang cach nao,va dung cau cay xoan dai thi dung quanh nam duoc ko. Con moc do cua e an cam ct2 thi phan nat e cho an nua thang roi ma van bi nat hom nao cho an hoa qua tao hay chuoi thi ko thay hien tuong nat phan chac do an hoa qua thay cam len moi ko bị

Hihi . Dịch bài viết của bạn khổ quá . Cơ bản thì mình hiểu sơ sơ những gì bạn muốn hỏi nhưng không biết có đúng nghĩa không nữa .
Như mình đã nói thì CT2 chỉ thích hợp với chim có tuổi lồng từ 18 tháng trở lên . Chim của bạn là chim mộc thì dấu hiệu không tiêu hóa nổi hết các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng đi phân nát như bạn nói cũng là điều đương nhiên . Theo mình thì bạn nên quay lại cho chim dùng CT1 để đảm bảo hệ tiêu hóa của chim .
Dấu hiệu chim của bạn "khu khu nhu kieu ho" như bạn nói nếu là chim đứng há mỏ kêu tắc tắc thì có 2 trường hợp xảy ra . 1 là do hóc cám và 2 là chim bị trúng gió . Nếu chim bị trúng gió thì bạn mua 1 lọ dầu gió Trường Sơn rồi vảy xuống đáy lồng khoảng 4-5 giọt sau đó trùm áo lồng lại cho chim nghỉ ngơi " làm 2 ngày" . Ngày thứ 3 mua thuốc ho siro dành cho trẻ em rồi nhỏ 5 giọt vào 50ml nước đun sôi rồi cho chim uống . khoảng 3-5 ngày là chim sẽ khỏi .

em mới làm cám ct1 cho 3 chú chim yêu quý ăn..e cho ăn dc 4 ngày but 1 trong 3 chú đấy thì chú e cưng nhất ăn thì có hiện tượng đi ỉa.trong phân có nước màu hơi vàng.chim gần xong lông.nhìn chim thì vẫn khỏe mạnh.liệu có sao ko bác.chim bắc thuần đét(con nè tầm 2 năm tuổi).hoa quả e vẫn cho ăn đều..obf 1 chú lông lá vẫn te tua but ko có hiện tượng j..có j bác khám bệnh giúp e..

Như bạn nói thì 1 con te tua lông lá nhưng ăn lại không có hiện tượng gì , con chim thuần thì lại có hiện tượng như trên .
Đối với chim nuôi nhốt lồng có thời gian từ 2 năm trở lên thì chuyện thích nghi với CT1 của mình là điều quá bình thường . Tuy nhiên nếu bạn đã cho ăn rồi thì mình cũng chỉ ra 1 số yếu tố sau :
1. Thời tiết mấy ngày qua tại khu vực phía Bắc mưa nắng thất thường chiền miên cũng có thể khiến chim đi phân lỏng hơn bình thường .
2. Sau 2 năm nuôi nhốt chú chim của bạn chưa được vệ sinh đường ruột nên có thể dẫn tới tình trạng giun , sán .
3. Mồi tuơi hoa quả như hiện nay là điều rất bất cập . Có 1 số ACE sau khi cho ăn mồi tuơi (châu chấu) nhìn thấy con chim chết hoặc đi ỉa ngay trước mắt mà không sao cứu được .

Do vậy theo minhhp bạn nên khóe léo lựa chọn và phòng bằng cách sau :

- Cho chim uống nước muối loãng khoảng 3 ngày . Sau đó ra hiệu thuốc thú y hoặc các cửa hàng bán thức ăn gia cầm , gia súc mua 1 gói TERRAMYCINE-500 về pha theo liều lượng hưỡng dẫn cho chim uống khoảng 5 ngày sẽ khỏi hẳn . (Thời gian điều trị này tuyệt đối không cho chim ăn mồi tuơi , hoa quả)

Cám cho tất cả cm ăn luôn loại CT1 bỏ hết cám cũ đi. 1 số cm của tôi thay lông gần xong hết rồi thì có vấn đề gì không bạn? Đa phần là ăn hết cám ngay. có 1 chú ăn hơi chậm. Tks

Theo mình quan sát thấy ở thời điểm tháng 8 này rất ít người nuôi chim hoàn thiện được bộ lông . Phần lớn ACE vẫn dựa vào cảm tính , cảm giác nó thay lông xong rồi hoặc thấy không rụng lông nữa và chim căng lửa trở lại nên nghĩ rằng chim đã xong lông .
Vẫn biết rằng năm nay nhuận 1 tháng . Nhưng không hẳn vì vậy mà ACE bỏ qua khâu theo dõi sát sao khiến chim chưa xong lông đã thúc lửa và kẹp lồng khiến những chiếc lông cũ chưa kịp rơi thì bó lông lại .
Tình hình dàn chim của bạn nếu thật sự gần xong lông thì không vấn đề gì . Giờ bạn vào cám là ok luôn . . Chim xong lông và quá trình làm khô lông cũng là thời gian thích nghi với nguồn dinh dưỡng mới . Chim sẽ căng trở lại trong thời gian ngắn đó .

E mới làm cám CM bác Minh ,cho e hỏi tý với.con CM nhà e đc 10 tháng lồng.bắt đầu thay lông đc 1 tháng rưỡi rồi.nhưng dạo này k thấy rụng nữa...từ lúc thay lông e thấy nó đã thay đuôi..má..mào..nhìn chẳng có vẻ gì là đang thay lông cả...trông rất ngon lành..e cứ nghĩ chim thay lông thì nhìn nó phải xơ xác..trụi lủi...e chăm rất đều tay..mồi tươi,tắm táp hàng ngày a ạ ! K hiểu là có bình thường k ?


Chim của bạn mới 10 tháng lồng đồng nghĩa với việc thay lông lần đầu tiên . Lần lông đầu tiên trong tay con người nuôi dưỡng là 1 khó khăn nhất định đối với chim , nếu bạn chăm nuôi đúng cách thì chim sẽ thay lông 1 cách toàn vẹn . Ngược lại chim sẽ thay nhát ngừng như bạn nói ở trên . Thường thì chim sẽ thay lông đầu tiên sẽ dớt điểm lông người , tiếp đó là lông đuôi và lông cánh sẽ thường nhật thay nhau ra . Cuối cùng mới là lông phía trên đầu và tách đỏ . Nếu bạn theo dõi chưa thấy dớt lông cánh nghĩa là chim chưa thể gọi là xong lông . Nếu chim dừng lại ở đó để trú đông nghĩa là chim trong tình trạng lẫn lông . (mới + cũ)
Vấn đề này mìnhhp đã nêu qua ở những bài viết trước . Việc chim thay lông mà trụi lủi như bạn nói rất hiếm khi xảy ra nếu là 1 chú chim khỏe mạnh . Vì trật tự thì lông chim thay phải gối đều , nghĩa là cái ra và cái rụng . Việc lông chim trụi lủi như bạn nghĩ chỉ có 2 vấn đề xảy ra :
- 1 là chim bị chất xúc tác do người nuôi tác động và cố ép để thay lông cho nhanh .
- 2 là chim quá yếu và thiếu quá nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khi nuôi lông nên dẫn tới tình trạng lông cũ cứ dớt mà lông mới thì không chịu ra . Điều này vô cùng tệ hại và ảnh hưởng rất lớn lên sức khỏe của chim .


Vẫn xin được giải đáp những thắc mắc và lo lắng của ACE bằng cách thử nghiệm nho nhỏ để rồi ACE tự trả lời cho chính câu hỏi của mình .
Minhhp không cần biết ACE đang cho chim của mình dùng bất cứ loại thức ăn (cám) nào đang có bán trên thị trường và đã ăn bao nhiêu lâu . Xin được để vào bên cạnh cóng cám ăn hàng ngày của chim mà ACE đang cho ăn 1 cóng cám của minhhp và ngồi theo dõi xem chú chim của ACE tự lựa chọn và thích thú với loại nào

<------ Bổ sung bài viết ------->
đang định chuyeemr qua VVA,nghe bác nói vậy thì nản
Thời gian vừa qua minhhp nhận được rất nhiều tin nhắn của các thành viên diễn đàn và những ace chơi chim lâu năm tại Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước động viên với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm về cách thức chăm nuôi chim cũng như 2 công thức tạo ra sản phẩm tốt nhất dành cho loài chim Chào Mào . Với mong muốn mang đến cho những chú chim nuôi nhốt nguồn thể lực dồi dào , tạo đà cho những bước đột phá mà chủ chim hằng mong mỏi trong suốt quá trình theo đuổi niềm đam mê .

5 năm trở lại đây phong trào nuôi chim chào mào tăng lên đột biến . Khiến cho cả Hà Nội và các tỉnh lân cận khu vực phía bắc rộn lên . Nhiều người qua thú chơi tao nhã đã được biết đến chim các vùng miền và địa danh ( xã huyện ) mà trước kia không hoặc chưa hề biết tới về các tỉnh miền trung . Nơi sản sinh ra những chú chim chào mào có giọng hót đặc biệt và khả năng chịu áp lực cao khi cạnh tranh ( đấu lồng ) .

Khi phong trào đi lên cũng là lúc người chơi mỗi lúc 1 đông lên bao gồm già có , trẻ có , người mới chơi có , người nghỉ chơi chim bao năm rồi quay lại chăm chim cũng có . Sự đam mê tiếng hót 1 trong 3 chú chim được liệt vào sách đỏ chim đồng quê Việt Nam cần được bảo tồn này đã nối con người lại gần nhau hơn , không phân biệt giai cấp , địa vị , nghành nghề , hèn sang để các buổi sang cuối tuần tựu chung lại 1 điểm . Với mong muốn được giao lưu , nâng cao trình độ nghề chơi với những người cùng sở thích . Nâng cao khả năng cọ sát và áp lực của những chiến binh nhốt lồng .

Song song với đó là những câu chuyện về chim ở vùng nào , cách chăm chim ra sao , chim ăn uống ngủ nghỉ như thế nào và dinh dưỡng hàng ngày là cái gì cần cho sang , trưa , chiều tối . Tắm nắng , tắm nước đã đủ và đúng cách hay chưa . Hàng ngày chim dung cám nào , Xuân – Hạ - Thu – Đông thay đổi thành phần ra sao để giúp chim thật tốt khi phải thích nghi với cuộc sống nuôi nhốt trong lồng . Trong đó cám là thức ăn chủ yếu để nâng cao thể chất cho chim không chỉ sống mà phải sống khỏe . Không phải hót mà phải hót to và nhiều . Không những đấu mà phải đấu hay , đấu đẹp và đấu bền . Cung không đủ cầu khiến nhiều chủ nhân nuôi chim tìm tòi , học hỏi và cho ra đời thập cẩm các loại thức ăn cho chào mào . Chính vì lẽ đó mà những người mới nuôi chim lầm tưởng rằng cứ cho ăn cám tốt là chim sẽ đẹp , cứ cho ăn cám chất là chim sẽ hay . Dẫn tới những trường hợp chẳng hiểu gì về chim vùng miền và thời tiết cũng sản xuất cám . Ớm ờ còn có kẻ chưa nuôi chim thay lông lần nào cũng làm cám bán ra cho anh chị em . Khổ nỗi nhìn những chú chim sau khi ăn loại thực phẩm đó vào đi ỉa chảy lõng bõng là nước , phân lên mùi hôi nồng nặc . Qua vài ngày chim bắt đầu xù lông và bỏ đấu dẫn tới tình trạng chim vào mùa hè đang căng lửa để chơi thì lại đứng ị ra thành 1 khối lù lù . .

Thường thì những người nuôi chim lâu năm có thể nhìn nhiều điểm để nhận dạng rằng chú chim đó đang khỏe mạnh hay đau ốm , đang căng lửa hay chẳng có tí lửa nào . Mà yếu tố đầu tiên đó là nhìn phân của chú chim mình nuôi . Nhìn phân chim để đoán bệnh tật , nhìn phân chim để biết thức ăn có thích nghi được với nó hay không và đặc biệt hơn cả là nhìn phân chim để biết được thời tiết trong ngày và ngày tiếp đó . Nói vậy để biết cái thời khó khăn nhưng CÁC CỤ nuôi chim nhà ta cũng đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm dân gian mà chỉ có qua thời gian mới vỡ ra và có được . Nói vậy để ace biết được rằng lòng dạ của những chú chim nhỏ khá nhạy cảm so với thể trạng và trọng lượng của chúng .
Ở khu vực Hà Nội và các tỉnh miền bắc chăm nuôi chim nhốt lồng có nhiều cực nhọc hơn so với các tỉnh khu vực miền trung trở vào phía Nam . Giữ được phong độ và điểm rơi thể trạng lại càng khó khăn hơn nữa .

Tại sao tôi nói vậy . ?

Bởi khu vực miền bắc nói chung không có được thời tiết thiên phú như các tỉnh của 2 miền Trung và Nam . Quanh năm có Nắng , Gió , đây chính là yếu tố cơ bản để những chiến binh nhốt lồng dễ dàng thích nghi hơn . Độ ẩm cao hơn chính là yếu tố quyết định tới hình thể , dáng bộ cũng như thể lực của chim khi ráp lồng . ACE có thể để ý và thấy rõ 1 điều . đó là những ngày có độ ẩm cao hơn bình thường thì chim sẽ thường xuyên bù lông đứng lắc qua lắc lại mặc cho thời tiết có ổn định và nắng nóng đến mức nào .

Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý khiến những chú chim được liệt vào danh sách các chú chim chất lượng , hung dữ , có tuổi lồng vẫn không bứt lên được . Nước chơi (đấu) vật vờ , thất thường là điều rất dễ nhận ra . Lúc thì như điên loạn , lúc lại cụp mào mà chủ nhân của chúng chẳng hiểu lý do vì sao . .

Xin nêu lên 1 số biểu hiện thường gặp khi nuôi chim Chào Mào tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía bắc để các cụ lâu nắm cũng như ace mới chơi chiêm nghiệm và tìm cách khắc phục :

- Chim thường xuyên có hành động tự nhổ lông ( mặc cho đó là lông máu và lông mới nhú )

- Chim thường ăn tất tần tật các loại vỏ hoa quả ( Chuối – Cam ……)

- Chim thường mổ vào tai cóng , áo lồng và đặc biệt là xuống đáy lồng xé ăn giấy báo ( giấy lót phân ) . Thậm chí ăn cả phân của chúng đi ra .

- Chim thường đứng co ro và chỉ đứng bằng 1 chân .

- Cuối cùng là lông chim rất khô và sơ xác .

Gặp những biểu hiện như trên nghĩa là chim chưa đạt yêu cầu về chế độ dinh dưỡng trong thức ăn hàng ngày và chế độ vệ sinh an toàn . Điều đó đồng nghĩa với việc chim không đạt được phong độ đỉnh cao như chúng ta mong muốn .

Ở phần trên của bài viết minhhp đã nhắc tới trường hợp thời tiết 4 mùa của miền bắc và các hiện tượng thường gặp phải của chim chào mào khi nuôi nhốt trong lồng để các cụ cùng toàn thể ace thấy được phần ảnh hưởng khá lớn do thời tiết tác động lên những chú chim . Qua đó cần bổ sung và cân bằng các chất cần thiết trong thành phần cám nuôi để giúp chim thích nghi được với thời tiết cũng như áp lực nhằm thúc đẩy và giúp chim luôn đạt phong độ đỉnh cao mà chủ nhân của chúng hằng mong muốn .
Nguyên liệu chính thì từ trước tới nay người nuôi chim vẫn dựa chủ yếu vào các thành phần trong Ngũ Cốc Thực . Nhưng cái khó nhất chính là sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần nhằm phát huy được công dụng của các chất có trong ngũ cốc . Ngoài ra chế biến cũng hết sức quan trọng giúp thành phẩm khi hoàn thành không bị biến chất và mất đi công hiệu của nó .
Qua trải nghiệm thực tế nhiều năm minhhp xin gửi tới ace 2 công thức cám dành cho Chào Mào đang được nuôi dưỡng tại khu vực thời tiết 4 mùa như Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang rất được ưu chuộng đã mang lại những bước đột phá về sự thành công và làm hài lòng các ông chủ khó tính nhất .

Công thức thứ nhất : CT 1
(Xin lấy cách đong đo bằng cân để có được sự chính xác)

Thành phần nguyên liệu :

Cám dùng từ tháng 02 đến tháng 08 (dương lịch)

- Bột Ngô : 500g (có thể dùng bằng cám ba vì)
- Đỗ xanh (có vỏ) : 500g
- Đỗ tương : 300g
- Gạo lứt đỏ : 400g (có thể dùng gạo thường)
- Vừng (vàng) : 250g
- Tôm tươi : 400g (Loại tôm nước ngọt hay còn gọi là tép gạo )
- Đường vàng : 40g
- Cà rốt : 500g
- Bột canh : 20g (Có thể thay bằng 10g muối trắng)
- Trứng gà : 40 quả (Chỉ lấy lòng đỏ )

Cám dùng từ tháng 08 đến tháng 02 (dương lịch)

- Bột ngô : 500g (có thể dùng bằng cám ba vì)
- Đỗ xanh (có vỏ) : 300g
- Đỗ tương : 500g
- Gạo lứt (đỏ) : 250g (có thể dùng gạo thường)
- Lạc (đậu phộng) : 250g
- Tôm tươi : 400g (Loại tôm nước ngọt hay còn gọi là tép gạo )
- Mật ong : 100g
- Cà rốt : 500g
- Bột canh : 20g (Có thể thay bằng 10g muối trắng)
- Trứng gà 50 quả (Chỉ lấy lòng đỏ)
- Bột Khoáng PROMIX : 20g
- Nghệ tươi : 20g (chỉ cho vào 3 tháng mùa đông)

Công thức thứ 2 : CT 2
(Xin lấy cách đong đo bằng cân để có được sự chính xác)

Cám dùng từ tháng 02 đến tháng 08 (dương lịch)

- Gạo lứt (đỏ) : 500g (có thể dùng gạo thường)
- Đỗ tương : 300g
- Đỗ xanh : 500g
- Tinh bột ngô : 400g (cái này có bán tại các đại lý thực phẩm và siêu thị)
- Vừng vàng : 300g
- Tôm tươi : 500g (Loại tôm nước ngọt nhỏ hay còn gạo là tép gạo)
- Trứng gà : 50 quả (chỉ lấy lòng đỏ)
- Thịt bò : 300g
- Mật ong : 200g
- Cà rốt : 1kg
- Kỳ tử : 150g
- Bột xương cá : 50g
- Khoáng tổng hợp PROMIX : 20g

Cám dùng từ tháng 08 đến thàng 02 (dương lịch)

- Gạo lứt (đỏ) : 500g (có thể dùng gạo thường)
- Đỗ tương : 500g
- Đỗ xanh : 300g
- Tinh bột ngô : 400g
- Lạc (đậu phộng) : 300g
- Tôm tươi : 500g (Loại tôm nước ngọt nhỏ hay còn gạo là tép gạo)
- Trứng gà : 40 quả (chỉ lấy lòng đỏ)
- Thịt bò : 300g
- Mật ong : 200g
- Cà rốt : 1kg
- Kỳ tử : 300g
- Bột xương cá : 50g
- Khoáng tổng hợp PROMIX : 20g
- Nghệ tươi : 20g (Chỉ dùng vào 3 tháng mùa đông)

Với công thức thứ 2 này khá nặng nên tôi thấy chỉ nên áp dụng đối với chim có tuổi lồng từ 18 tháng trở lên .

Cách chế biến :

- Gạo lứt đỏ ta rang lửa to và đều tay đến khi gạo nổ hoa chanh là được . (Đối với gạo thường chúng ta rang đến khi hạt gạo trắng đều là được .)

- Đỗ tương ta rang tới khi vỏ đỗ nứt đều là OK .

- Đỗ xanh ta chỉ rang qua cho tới khi đỗ méo hạt là được .

- Vừng ta rang tới khi hết tiếng nổ lét đét là OK . Nếu là lạc thì chúng ta rang chín vàng .

- Tôm ta rửa sạch cho vào nồi rang tới khi tôm chín đỏ là OK .

- Thịt bò ta băm nhỏ hoặc xay ngay tại hàng thịt là OK .

- Cà rốt luộc chín mềm để nguội .

- Nghệ tươi cạo sạch vỏ rồi giã nhỏ .

Sau khi làm chín hoàn toàn các thực phẩm cần thiết các bạn chế như sau :
Ta chộn : Gạo + Đỗ tương + Đỗ xanh + Vừng (Lạc) + Kỳ tử . Rồi cho vào xay nhuyễn (bột càng mịn càng tốt ) .

Cái này giúp chim tiêu hóa càng nhanh càng tốt . Vì như chúng ta đã biết hệ tiêu hóa của giống chim chào mào là rất nhanh , chúng chỉ có thể tiêu hóa và hấp thụ trong thời gian tối đa là 3 phút , do vậy nếu chúng ta xay bột chưa nhuyễn khiến chim ăn nhưng không hấp thụ được hết các thành phần dinh dưỡng thì cám có tốt cũng như không . và dẫn tới tình trạng : Sống Phân .

Tiếp theo ta chộn : Tôm + Lòng đỏ trứng + Mật ong + Cà rốt + Bột xương cá + Khoáng tổng hợp + Nghệ tươi (nếu có) thành hỗn hợp . Sau đó dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn thành thể lỏng .
(Với các tỉ lệ các thành phần và cách chế biến như trên chúng ta không cần dùng đến nước . Nếu cần dùng đến nước các bạn có thể dùng nước luộc cà rốt để nguội chế thêm vào . Vì theo như quan điểm và cách làm của tôi thì tuyệt đối không nên dùng nước máy pha chế khi làm cám) .
Ta chộn đều 2 loại trên vào với nhau sau đó dùng máy đùn ra dạng hạt .

Cách sấy khô : từ trước đến nay tôi đều thấy ace làm cám dùng rát nhiều cách để làm khô cám . Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi thì từ khi chộn 2 loại hỗn hợp nêu trên vào với nhau tới khi sấy khô mà thời gian kéo dài 2 đến 6 giờ đồng hồ thì chất lượng cám không đảm bảo . Vì như chúng ta biết các loại thực phẩm ngũ cốc trên bị làm ướt trong thời gian quá lâu sẽ khiến chúng biến chất và không còn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết mà chúng mang lại . (Các bạn hãy hình dung và thử nghiệm ngâm các loại ngũ cốc trên trong thời gian 2-6 tiếng thì sẽ biết mùi vị và hiểu tác hại của nó như thế nào )

Do vậy cách sấy cám tốt nhất là nên dùng lò vi sóng hoặc lò nướng có tần suất và nhiệt độ cao như dưới đây để giúp chúng ta sấy trong thời gian ngắn nhất có thể . ( tùy vào khối lượng cám làm )
Thường thì tôi sấy trong khoảng thời gian 1-2h đồng hồ là cám phải khô . Qua đó cám luôn giữ được các dưỡng chất cần thiết mà không bị biến chất

. Mang lại nguồn dinh dưỡng có độ ổn định cao và khả năng giữ lửa rất tốt . Giúp chim duy trì thể lực để có khả năng ra giọng đều trên giàn đấu .


Trên đây là 2 công thức tôi đã làm trong 5 năm trở lại đây và cho công hiệu hoàn toàn phù hợp với chim được nuôi dưỡng tại miền bắc với khí hậu 4 mùa . Giúp những chú chim bứt phá và phát huy được hết khả năng mà ngoài tự nhiên cũng không hề có được .

Xin đưa ra minh chứng một số chú chim mẫu mực tại các diễn đàn , cội dợt và hội thi đã trở thành biểu tượng trong lòng người nuôi chim mà minhhp đã từng phục vụ và được sử dụng dưới 2 công thức cám này .

- CHÍ PHÈO của anh ĐaiLinh .

- BỒ BÀN của anh Longkucku (Giải Nhất Hà Đông mở rộng lần I)

- HUẾ LÙN + 172 của anh Tuấn Tít (Giải Nhất Hà Nội mở rộng lần III - Hà Đông lần II và các giải Nhì , Ba tại các tỉnh thành như Bắc Giang , Sơn Tây . . vv )

- HUẾ CON của anh Đức – Hưng Yên ( Giải Nhất Yên Viên mở rộng lần I – Nhất Hà Đông mở rộng lần III và các giải Nhì + Ba tại các tỉnh thành như Hà Nội , Quảng Ninh . . vv )

- Còn rất rất nhiều các giải thưởng Nhì – Ba và Top 10 ở các vòng trung kết của những chú chim khác tại các hội thi liên tỉnh và mở rộng tại các tình thành khu vực phía Bắc đã làm nức lòng người hâm mộ mà tôi không thể nêu hết lên đây đang tin dùng .

(Tuy nhiên còn 1 số nguyên liệu mang tính kích ứng cho những chú chim thay lông xong , chuyển vùng miền , qua mùa đông dẫn đến xù lông quá lâu , bỏ hót , bỏ đấu tôi xin không đưa vào đây vì sử dụng nó khá cầu kỳ và tác dụng như con dao 2 lưỡi )

Thú chơi nào cũng đòi hỏi người chơi kiên trì , tìm hiểu và bao quát tổng thể . Nhìn nhận 1 cách khách quan và tự chiêm nghiệm – suy ngẫm . . . Để rồi đúc rút được kinh nghiêm cho bản thân và nâng nhìn về nghề chơi mình đang hướng tới .

Xin đưa ra 1 số dẫn chứng cụ thể để các cụ và ace dễ hình dung .

- Với 1 Cần Thủ khi đi câu đòi hỏi phải có kinh nghiệm , thính câu hợp lý để xác định được mục tiêu mình muốn bắt là loài cá nào . Nếu thính câu tốt gặp ngày cá đi ăn cộng kinh nghiệm lâu năm thì thường sẽ bắt được cá to và nhiều hơn so với người ngồi kế cạnh .

- Với bất cứ 1 vận động viên của môn thể thao nào cũng cần có năng khiếu , thời gian rèn luyện + Nguồn Dinh Dưỡng cần thiết để có thể duy trì nhịp độ và thể lực trong suốt quá trình thi đấu .

* Nói tóm lại , theo quan điểm của tôi nguồn dinh dưỡng (cám) chỉ là yếu tố thứ 3 cộng hưởng trong sự thành công khi giúp những chú chim phát huy được hết khả năng và đạt đỉnh cao về phong độ .

Tôi xin chia ra làm 3 phần khi chú chim đạt phong độ đỉnh cao (chim hay) như sau : 100% = 30% là tố chất chú chim + 40% cách chăm nuôi đúng cách + 30% nguồn dinh dưỡng hợp lý , hợp với cơ địa của chú chim .

Chúc toàn thể quý ace có cách lựa chọn hợp lý , theo đuổi lâu dài , hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình để có được chất lượng về nguồn dinh dưỡng cần thiết hàng ngày cho những chú chim yêu .


Minhhp xin chia sẻ với ACE các vấn đề cơ bản về cách chăm nuôi chim nhốt lồng với ACE có thể chưa biết đến .

Bản thân tôi luôn cho rằng các vấn đề về bộ lông của chim vô cùng quan trọng . Về cơ bản khi nhìn bề ngoài thì bộ lông chim chỉ như chiếc áo phủ lên người chúng , làm trang hoàng thêm dáng bộ vốn đã rất uy nghi và hùng dũng của chúng . Ngoài ra các tác dụng lại càng quan trọng hơn rất nhiều khi bộ lông có tác dụng điều hòa nhiệt độ cơ thể , tránh gió , tránh nước , che lạnh như chiếc áo , chiếc chăn khi vào đêm , khi thời tiết trở trời hay mùa đông giá lạnh .

Ngoài thiên nhiên tuy cuộc sống và khả năng sinh tồn có khó khăn nhưng chính là môi trường tự nhiên tốt nhất về mặt tâm , sinh lý của chúng . 2 yếu tố tạo nên cái hồn mà không phải chúng ta dễ dàng nhìn thấy . Nguồn thức ăn chủ yếu của chim chào mào theo trật tự của tự nhiên đó là : Mùa nào thì Trái nấy . Điều tất yếu ấy nhưng lại chính là điều kiện tốt nhất để cung ứng các chất cần thiết giúp chim luôn khỏe mạnh và phát triển theo lẽ tự nhiên của giống loài . Mỗi loại quả chúng ăn ngoài chức năng nuôi sống còn rất nhiều tác dụng giúp chúng đương đầu với rủi ro do thời tiết , bệnh tật ngoài tự nhiên ập đến . Hầu hết chúng ăn những gì có được từ tự nhiên mà chúng thích . Nhưng đôi khi có những thứ chúng không muốn nhưng vẫn phải ăn , những nơi chúng không thích nhưng vẫn phải đến . Yếu tố tuy nhỏ nhoi đó nhưng lại chính là mục đích rất lớn giúp chúng sinh tồn để duy trì theo lẽ tự nhiên .

Xin được đưa ra 1 trong rất nhiều yếu tố tác thành đến sự sinh tồn của loài chim nói chung và loài chào mào nói riêng .

Ai cũng biết thức ăn chủ yếu của chào mào là các loại quả . sở thích của chúng là các loại quả có vị ngọt , màu sắc sặc sỡ . Ngoài chức năng giúp chúng no bụng để sinh tồn thì các loại quả có màu sắc đỏ còn tạo sắc tố giúp chúng giữ được 2 chùm lông đỏ đặc trưng đó là Tách Đỏ trên mặt và Bồng Đào nơi hậu môn .

Vậy còn loại nào chúng không thích nhưng vẫn phải ăn , nơi nào chúng không thích nhưng vẫn phải đến ???

Cây Xoan ( Sầu Đông , Sầu Đâu).

Theo nghiên cứu khoa học thì tât cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính đối với con người nếu ăn phải . Yếu tố gây độc là các chất gây ngộ độc thần kinh Tetrannortriterpen và các loại nhựa chưa xác định chứa trong quả .
Nhưng thực tế từ kinh nghiệm dân gian và y học cổ truyền thì lại khác hẳn hoàn toàn . Tại 1 số tình miền tây nam bộ mỗi mùa nước nổi đồng nghĩa với việc có lá xoan non (đọn) họ thường hái và ăn kèm với 1 số món được con là ẩm thực nơi đó . Còn tại miền bắc tại 1 số xã , Huyện thuộc Hà Nội 2 bây giờ lại dùng lá và quả xoan để chế biến loại bánh Gio (tro) nổi tiếng .
Đối với loài chim thì 1 số loài chim có thể ăn quả Xoan (không phải Chào Mào nhé) . Nhờ thể mà hạt quả xoan được phát tán đi rất rộng khi chúng thải ra ,
Đối với con lợn thì chỉ cần 15g hạt xoan đã là liều gây chết một con lợn nặng 22kg .

Cũng vì có độc nên cây xoan còn được trồng để lấy gỗ , vì gỗ không bị mối mọt . Hoa và lá thì được dùng lót dưới chiếu để ngừa rệp . Lót ổ để xua giận mạt cho gia cầm và chế phân bón vi sinh cho cây trồng . Tôi nói các trích dẫn này để các ACE thấy được vạn vật đều có cơ địa và sự thích nghi hoàn toàn khác nhau .

Đã rất nhiều lần chiếc ống nhòm dính trên mắt của tôi đến 2h đồng hồ chỉ để quan sát thật kỹ xem ngoài thiên nhiên chúng ăn những gì và làm gì mỗi khi đến với loài cây được cho là độc dược nhưng lại có tác dụng này . Và thực tế đúng như những gì tôi suy nghĩ . Nó là liều thuốc hữu ích đối với chim mỗi khi bị thương hay thời tiết giao mùa . Nó giống như 1 liều thuốc kháng sinh khi con người phải dùng đến . Mỗi lần 1 con chim rỉa nhựa từ hoa hay quả xoan là mỗi lần chúng tỏ rõ sự khó chịu . Bầy đàn khi nhìn thấy thì thu mình lại nhưng vẫn phải làm theo .
Cách sử dụng dân gian :

Thời gian tốt nhất để sử dụng phương thuốc này chính là giai đoạn chim bắt đầu thay lông . ACE có thể loại bỏ yếu tố hình thức trong những chiếc lồng đẹp của mình bằng cách thay thế chiếc cầu đậu cho chim bằng cành Xoan tươi giữ nguyên vỏ . (mình sẽ phân tích phần này kỹ hơn ở bài sau )

Với cảnh nuôi nhốt với những nguồn dinh dưỡng dồi rào và bất tận với những Táo Mỹ – Nho Tây – Cam Ngon – Quýt Ngọt . . . do con người mang lại thì có thể nói là quá tốt nữa là khác .
Tuy nhiên cái tốt là vậy nhưng có hợp lý , hợp thời điểm và lẽ tự nhiên không thì rất ít người biết đến . Do vậy mà rất nhiều người thắc mắc , nhiều khi phát bực mình khi tự đặt ra câu hỏi : Tại sao chăm nó tốt như thế mà lông nó không đẹp . . Ăn uống thập toàn đại bổ thế mà nó không căng . Nhiều tối ngồi lì trên mạng tìm hiểu thông tin , vắt tay lên trán mỗi đêm mà vẫn không trả lời được chính câu hỏi do mình đặt ra sau bao nhiêu công tìm tòi khám phá . Vì nó là con vật sống mà . . .

Câu trả lời là : Chưa Đúng Cách mà thôi .

Xin chia sẻ thêm với anh chị em 1 số bí quyết chăm chim đúng cách giúp chim luôn khỏe mạnh mà tôi đã từng trải nghiệm và chia sẻ với ACE mỗi khi có dịp gặp mặt giao lưu và giúp những chú chim đạt phong độ đỉnh cao khi nuôi nhốt . Xin được bổ xung thêm vào cách chăm nuôi của ACE 1 số các vấn đề sau :

I/ Cách chăm nuôi .

1. Chim nuôi trong nhà tuyệt đối không nuôi 2 con . Nên nuôi 1 hoặc 3 con hay nhiều hơn nữa . điều này tùy thuộc vào điều kiện và không gian nhà bạn . Tôi sẽ lấy ví dụ thực tế để các bạn kiểm chứng luôn :

- Ai nuôi chim cũng đều sáp đấu với mong muốn đấu từ nhà ra đến cội , đấu từ cội cho đến hội thi . Đã là đấu cội thì phải đấu số đông mà số đông thì khác biệt hoàn toàn với đối kháng . Nếu nhà bạn chỉ nuôi 2 con và mỗi khi bạn sáp lồng tôi dám chắc rằng 1 trong 2 con sẽ thua nước đấu cho dù chim có gấu đến đâu . Điều này dẫn tới tình trạng chim bị đè , khi bị đè thì chỉ có 1 con chơi và 1 con nghỉ . Nhưng nếu bạn nuôi 3 con trở lên khi sáp lồng sẽ có được sơ đồ như trên : Con A nạt được con B – Con B đè được con C – Nhưng con C chưa chắc đã sợ con A mà còn xảy ra điều ngược lại là con C sẽ đè con A . Điều này đồng nghĩa với việc cả 3 con đều chơi được .(điều kiện chim đã đứng lồng hoặc ngang sức nhau) .

- Điều thường gặp là khi đang sáp lồng đối kháng : Con A đang sợ con B mà xù lông , cụp mào . Nhưng khi kê tiếp con C vào khiến con A không còn sợ nữa . Từ nước đang xù lông bỏ đấu con A sẽ lại chơi như con điên . Đương nhiên điều xảy ra trong trường hợp này sẽ là con C sẽ bị cả 2 con A và B dồn cho tới bến . Nếu là chim cứng hoặc chịu được 1 trong 2 con thì mới chơi lại được .

2. Vị trí treo chim trong nhà vô cùng quan trọng . Ngoài các yếu tố như phơi nắng , đủ sáng và đủ gió thì ACE nên thường xuyên (luân phiên) thay đổi chỗ treo chim cả ngày lẫn đêm các ngày trong tuần . Điều này phần nào giúp chim thích nghi với nhiều điều kiện và môi trường sống để không phân định lãnh thổ dẫn tới tình trạng : Khôn nhà , dại chợ . Ở nhà thì chơi như con điên nhưng xách ra chỗ khác hoặc đi đến chỗ lại lại chẳng chơi tí nào .

3. Khi tắm cho chim tuyệt đối không để chim nhìn thấy nhau .

- Ngoài thiên nhiên lúc chim tắm là lúc chúng yếu đuối nhất vì khi tắm bộ lông ướt sẽ không thể bay nhanh được . Lúc này là lúc nguy hiểm nhất đối với tính mạng của chúng mỗi khi gặp kẻ thù đi săn . Do vậy những lúc tắm thường sẽ có con đứng canh gác để cảnh báo cho bầy đàn những mối nguy hại và luân phiên nhau tắm .

- Với chim trong lồng nuôi (chim đấu cội) . Thời gian tắm tốt nhất là 12h trưa đến 14h . Vì lúc đó chính là thời điểm nhiệt độ ổn định và ấm nhất trong ngày . Chim tắm sẽ ít gặp rủi ro về đường hô hấp và gió lạnh đột ngột . Mục đích của chúng ta khi lùa chim sang lồng tắm là để tắm . Khi chim tắm là lúc chúng không còn tí lửa nào nữa . Do vậy khi tắm cho chim cần cho chúng tắm 1 mình (1 con 1 để chim chú tâm vào tắm và sửa lông . Vì lúc lông ướt chính là thời điểm tốt nhất để chim sửa lại bộ lông của mình )

- Nếu thời gian có hạn hoặc nhà nuôi quá nhiều chim thì nên dùng tấm nhựa hoặc kim loại ngăn cách các lồng tắm để chim không nhìn thấy nhau .

- Trường hợp xấu xảy ra sẽ là : Vào lồng tắm rồi nhưng cứ phồng mang trợn mát lên quát nạn nhau , khi tụt lửa rồi nhưng thái độ vẫn còn dẫn tới tình trạng nhờn chim , nhấm nhẳng khi vừa tắm vừa đấu – lúc ở lồng tắm thì không tắm , đuổi sang lồng nuôi thì cứ chúi đầu vào cóng nước mà vẫy . Điều này vô cùng nên tránh khi các bạn nuôi chim đã khô lông .

- Tuyệt đối nên không nên tắm cho chim sau mỗi buổi đi dợt hoặc đi thi về . Điều này giúp chim giữ được lửa và giữ được cách chơi khi đấu dợt . (Trừ khi ACE muốn xả lửa cho chim)

II/ Chế độ dinh dưỡng .

1. Hoa quả : Ngày mang chim đi dợt cội thường nhật tuyệt đối không cho chim ăn hoa quả . Do vậy ACE nên canh phiên hợp lý để ngày cách ngày (Nếu chế độ hoa quả đang thường xuyên) . Vì tôi tin chắc rằng mỗi chúng ta đều lựa chọn cho chim 1 loại cám tốt và thích hợp để cung cấp người dinh dưỡng cần thiết cho 1 chú chim đấu . Ngày mang chim đi dợt cội hoặc đi thi của các chú chim không khác nào 1 ngày lao động cật lực của con người . Khi đã lao động thì cái bụng cần phải chắc mới có sức để làm . ACE hãy hình dung từ con người nhé ! (Hoa quả như gói mì tôm , bát cháo – Cám chất thì như gói xôi , cục thịt ) . Do đó nếu muốn cho ăn hoa quả vào các ngày dợt hoặc thi , ACE nên cho ăn vào cuối giờ dợt hoặc kết thúc cuộc thi . Sẽ là rất ý nghĩa và khoa học với những chú chim cưng đấy .

2. Mồi tươi với nguyên lý : Sáng Ăn Thúc Lửa – Chiều Ăn Ủ Lông .

- Tuyệt đối không cho chim ăn dế . Dế mang lại nguồn dinh dưỡng rất cao nhưng lại không thích hợp với chào mào . Vấn đề nằm ở chiếc vỏ bọc của dế quá thô và cứng khiến cho hệ tiêu hóa của chim không thể nghiền nát được . Cho chim ăn lâu ngày sẽ làm hỏng được ruột của chúng .

- Mồi tươi thích hợp nhất với chim chào mào vẫn là châu chấu non nếu ACE muốn bổ sung chất tươi hàng ngày . Sâu quy cũng là 1 lựa chọn nếu ACE muốn dùng với điều kiện ( Chỉ nên cho chim ăn sâu lột trắng vào mỗi buổi sáng sớm khi đánh thức chim dậy ) Vì sâu chỉ nóng ở cái vỏ của chúng nên khi lột vỏ rồi cũng là 1 lựa chọn cho chim . Tuy nhiên ACE tự lựa chọn chế độ ăn vừa phải và phải đều tay . Cách cho sâu nhanh lột vỏ là cho sâu ăn bột mì và thêm vài cọng lá hoặc rau tươi như lá ổi , lá sung , rau xà lách , bắp cải v v …

Trong bài trang 3 của Topic mình đã chia sẻ 1 số vấn đề mà có thể các bạn đã bỏ qua trong suốt quá trình nuôi dưỡng . Tuy chỉ là các yếu tố nhỏ nhoi nhưng đó chính là những điểm nhân rất quan trọng để tạo nên sự đột phá và thành công về thú chơi này , mà ở đó dù là 1 khiếm khuyết nhỏ cũng tạo nên những vấn đề khá nan giải .

Tiếp bài trước : “ Thời gian tốt nhất để sử dụng phương thuốc này chính là giai đoạn chim bắt đầu thay lông . ACE có thể loại bỏ yếu tố hình thức trong những chiếc lồng đẹp của mình bằng cách thay thế chiếc cầu đậu cho chim bằng cành Xoan tươi giữ nguyên vỏ . (mình sẽ phân tích phần này kỹ hơn ở bài sau )”
T
ác dụng và tác hại của cây Xoan (sầu đâu, sầu đông) minhhp đã nói qua rồi . Vậy còn loài chim nó có tác dụng gì ?-

Ngoài tự nhiên xoan thường được mọc ở những nơi thoáng đãng , trơ trụi . Khả năng sinh tồn của giống cây này gần như bất diệt nếu như còn 1 khúc thân thôi . Do đó người dân Viêt Nam còn gọi nó là cây chịu khổ , cây chịu hạn hay là cây hoa của trời .

Loài chim nói chung và giống Chào Mào nói riêng luôn chịu sự đe dọa đến tính mạng của chúng bất cứ lúc nào . Tuy được tự do nhưng luôn có sự cạnh tranh khốc liệt từ chính giống loài hay đồng loại của chúng . Các yếu tố thương vong hay sống còn có thể xảy đến bất cứ lúc nào nếu như chúng mất tập chung ở nơi ấy . Khi bị thương chúng sẽ phải tự lo và tự biết cách làm gì để tồn tại với những thứ và nhiều điều với con người vẫn chưa lý giải được .

Cây Xoan . . . Chính là một trong những nơi tốt nhất để chúng dưỡng thương và tự điều trị cho bản thân mình . Ở đó chúng có thể bao quát với tầm nhìn rất rộng giúp chúng loại trừ nguy hiểm , nghỉ ngơi mỗi khi gặp khó khăn về sức khỏe hay sự di chuyển , là nơi tốt nhất cho những vết thương của chúng khi gặp phải với những liều kháng sinh cực mạnh giúp chúng sinh tồn mỗi khi vướng với đau thương .

Khi đã chấp nhận và làm quen với cuộc sống nuôi nhốt . Bản thân không còn còn được tự quyết , chúng sẽ chỉ biết đón nhận những gì chúng ta mang lại cho dù đúng hay sai , tốt hay xấu . Thường thì khi đã vào lồng con vật cũng có số như đôi dép cả thôi . May mắn sẽ đến với chúng khi chủ nhân có lòng yêu thương và được hưởng sự chiều chuộng và quan tâm từ miếng ăn tới giấc ngủ . . . . . . và ngược lại .

Vạn vật đều có 1 cái chung , đó chính là Sinh – Tử . Qua nhiều năm (tuổi lồng) chúng cũng bắt đầu có những biểu hiện của sự già cỗi và suy tàn qua các bước nhảy và hình hài : đôi chân , cặp mắt .

- Cành Xoan minhhp nhắc tới sẽ giúp chim nâng cao khả năng duy trì cặp mắt khỏe mạnh và đôi chân loại bỏ được giác bì do lâu ngày hoặc vi khuẩn gây nên . Ngoài ra nó có tác dụng trực tiếp bảo vệ bộ lông non nớt và yếu mềm khi chim thay lông .

Xin Chào ACE đang quan tâm

Một mùa chim thay lông nữa lại đến . Đối với chim thì thời gian này là giai đoạn xấu xí nhất , mệt mỏi nhất và khó khăn như những bà mẹ vượt cạn để đón nhận sự có mặt của thành viên trong gia đình và 1 bước mới trong sự thiêng liêng với thiên chức làm mẹ . Với dáng vẻ của bộ lông mới chúng sẽ tự tin hơn , cứng cáp hơn , khỏe mạnh hơn và trên hết là chúng trở nên khôn ngoan và già dơ rất nhiều .

Ngoài tự nhiên , sau mỗi mùa sinh sản và nuôi con chim bố mẹ thường thân tàn ma dại với những bộ lông sơ xác vì phải chăm nuôi kèm cặp và dạy dỗ lũ con của mình . Khi chim non cứng cáp để có thể tự kiếm ăn và lo cho bản thân cũng chính là lúc chim bố mẹ bắt đầu lo cho sức khỏe của bản thân để chuẩn bị cho 1 mùa thay lông mới để có thể tránh được cái lạnh khi đông về . Ấy là vào tháng 8 dương lịch hàng năm ở các tỉnh thành phía Bắc . Còn từ Hà Tĩnh – Quảng Trị trở vào các tỉnh phía Nam do có được luồng khí nóng và khí hậu ôn hòa và ấm áp hơn chim thường sinh nở và thay lông sớm hơn khoảng 1 tháng .

Đối với chim nhốt lồng được chính tay chủ nuôi chăm sóc quá trình thay lông chúng trở nên thân thiện hơn , dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với con người . Nuôi chim đấu cội , chơi giàn bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sau mỗi vụ thay lông chúng trờ nên lầm lì và dày dạn kinh nghiệm hơn rất nhiều . Từ mùa lông thứ 3 trở đi nết chơi của con chim bắt đầu chai sạn dần nếu được chủ nuôi thường xuyên cho đi giao lưu , dợt cội . Thời điểm này cũng là lúc tôi thường gọi cái Nết chơi của nó bắt đầu ĐẦM chim .
Còn đối với chủ nuôi thời khắc chim thay lông chính là giai đoạn buồn chán và rất nản . Buồn vì phải nuôi báo cô vài tháng , chán vì suốt ngày phải dọn phân hầu hạ mà chẳng được thấy giọng hót cũng như độ uy trang , lịch lãm của chúng thường ngày .

Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thôi thì sẽ chẳng có chuyện để mà lo lắng . Vì đó mới chỉ là sự chờ đợi và rèn luyện tính kiên trì . Nếu bỏ công sức ra và rồi nhận lại thành quả thì lại càng không có gì đáng bàn và phiền muộn . Nhưng khổ nỗi đã hết mình và hết sức rồi nhưng lại phải thất vọng vì không nhận được cái gì từ những khó khăn đó thì quả là đáng buồn . . buồn ghê ghớm . Thậm chí vứt nó đi 1 cách không thương tiếc .
Thực tế tôi đã gặp rất nhiều trường hợp , được nghe và nhận được rất nhiều câu hỏi đại loại như :

- Mùa trước con chim này nó chơi hay lắm . Không hiểu sao năm nay nó vật vờ thế này ?

- Trước khi thay lông nó ché (chét) điên cực – thế mà thay lông xong lâu rồi mà không thấy nó ché nữa ?

- Năm ngoái con chim này ăn mấy giải (cờ) rồi . Năm nay tự nhiên xịt . v v . .và v v .

Cái gì cũng có nguyên nhân cả . Chỉ có điều mình đã thật sự hiểu và tìm ra nguyên nhân đó chưa ? . Khi biết rồi thì khắc phục ra làm sao , làm thế nào để có được sự hiệu quả . ?

Vạn vật đều đứng trong 1 vòng tròn thiên địa và chỉ biết trống trọi với sự bất bình thường của Trời – Đất . Đó chính là sự thay đổi thất thường , khắc nghiệt của thời tiết và thiên tai . Đó là sự quái ác của cái gọi là giao mùa của tự nhiên tại miền Bắc gây bao nhiêu khó khăn cho thú chơi mà chúng ta đang theo đuổi .

Theo quan sát của minhhp trong thì tỷ lệ chim hỏng lông và chơi đì đẹt tại các tỉnh phía Bắc nhiều hơn rất nhiều lần so với các tỉnh miền Trung và Nam sau mỗi mùa thay lông . (Nếu những ACE đã từng đi giao lưu và để ý quan sát thì thấy rất rõ điều này .) Và thực tế là 100 chú chim chuyển từ miền trung ra HN và các tỉnh lân cận thì chỉ có 30-40 chú thích nghi và phát huy được bản năng của mình . Còn lại do yếu tố thời tiết và chăm nuôi không đúng cách khiến con chim không bứt lên được .

Cách chăm nuôi chim thay lông :

- Khi chim có dấu hiệu thay lông (xuống lông ) cần thay đổi ngay cách chăm nuôi hàng ngày :

- Không cho chim phơi nắng .

- Không cho chim ăn các loại hoa quả như Cam , Táo , Ớt , Xoài (chỉ cho ăn Chuối đã chin ngọt , cà chua , cà rốt hoặc đu đủ )

- Thay đổi giờ tắm cho chim từ đang trưa thành 4-5h chiều (tắm xong trùm áo lồng cho nghỉ , ngủ luôn )

- Không cho chim ăn mồi tươi khi chim chưa xuống lông thật sâu

- Không kè lồng với chim khác trong quá trình chim đang thay lông .

- Trùm áo lồng cả ngày chỗ tháng mát và đủ ánh sáng giúp chim vẫn ăn uống bình thường .

- Vệ sinh đáy lồng trước khi trùm lồng cho chim đi ngủ buổi tối .

Ở các bài viết trước tôi đưa vấn đề lông chim lên hàng đầu để ACE hiểu được giá trị của bộ lông chim là hết sức quan trọng . Vì theo quan điểm của minhhp thì 2 tháng chim thay lông quyết định 10 tháng còn lại trong năm . Chim có chơi tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào cách nuôi lông của ACE . Nếu duy trì được cách nuôi lông như trên minhhp tin rằng không quá 2 tháng chim của ACE sẽ có bộ lông mới đẹp .

* 3 điều bất thường nếu ACE chủ quan khi nuôi chim thường gặp do thiên nhiên tác động hoặc do chúng ta chưa biết cách chăm nuôi :

1 . Chim bị sốc do thay đổi vùng miền , chủ nuôi , dinh dưỡng :

Con người làm sao thì con vật làm vậy nên các Cụ nhà ta có câu : “Ngã nước chứ Ngã sao được cơm được gạo “ . Khi thay đổi chủ nuôi , chuyển chim vùng miền ACE nên yêu cầu chủ cũ gửi theo 1 chai nước to cho chim đủ uống trong vòng 15 ngày . Có được điều này chim sẽ không bị sốc đến độ dớt lông . Vì ai cũng biết rõ 1 điều tất cả thức ăn nuôi chim chào mào 3 miền hiện nay hầu hết được làm từ Ngũ Cốc hoặc Cửu Cốc Thực mà ra . (Tôi thì chưa gặp và chưa để tình trạng này xảy ra)

2. Chim đang thay lông bỗng dưng dừng lại không thay nữa dẫn tới tình trạng Lẫn Lông (Tỉ lệ lông cũ và mới : 50/50 – 60/40 – 30/70 thậm trí 90/10) :

Trường hợp này phần lớn bị tác động bởi thiên nhiên do thời tiết bất thường . Minhhp quan sát và thấy rõ nhất ở giai đoạn mùa chim thay lông năm ngoái . Do thời tiết nắng nóng kéo dài đến hết tháng 11 khiến chân lông của chim khô và co lại dẫn tới tình trạng rơi lông rải rác khó rớt lông . Rét đậm ập xuống bất ngờ khiến chim đang thay lông dở dang co mình lại và chấp nhận giữ nguyên lông cũ tránh rét .
Vướng phải và để trường hợp này xảy ra thì vô cùng nguy hại . Hậu quả là đã có rất nhiều chú chim cực hay đã được thừa nhận qua những hội thi lớn của ACE Hải Phòng , Hải Dương dính phải khiến cả năm sau không chơi được mà tôi từng dự báo trước . Cả 1 năm qua chim chơi nhát gừng , nhấm nhẳng . Lúc thì chơi như mà làm , lúc lại đứng ị ra . Thường thì người nuôi không hay soi xét và bao quát hết để nhận biết được rằng thực sự chim đã xong lông hay chưa . Cứ thấy chim không rơi lông nữa là nghĩ rằng chim đã thay xong rồi . Do đó minhhp muốn ACE triệt để và thật nghiêm ngặt mỗi khi nuôi chim thay lông với cách nuôi đã nói ở trên . không nên để chim rơi vào trường hợp này .

3.Thay lông rải rác 3 – 4 – 5 tháng không xong :

Trường hợp này thường có những biểu hiện như chim đang rớt lông rồi dừng lại quá lâu rồi lại rơi tiếp nhưng mỗi lần rơi chỉ lơ thơ một vài cọng lông nhỏ . Khi đã nuôi chim thay lông đúng cách minhhp đã nói ở trên mà ACE thấy cách nhật từ 5-10 ngày mới thấy rơi lông tiếp thì áp dụng theo cách sau .ACE có thể tranh thủ thời gian hứng những giọt nước mưa đầu mùa hoặc những cơn mưa bất chợt để tắm cho chim nếu tắm đến ngày thứ 2 mà vẫn chưa thấy chim rơi lông thì ACE lấy 1 chiếc khăn sạch lọc qua nước mưa rồi kết hợp với tắm là cho chim uống . Chim sẽ lại rơi lông đều . Nếu thấy chim rơi lông đều thì giữ nguyên chế độ chăm đó . Ngược lại thấy chim ngừng rơi lông thì ACE lại quay về chế độ tắm và uống nước thường ngày . Chim sẽ lại đổ lông đều đặn cho đến khi thay xong .

Nếu đã qua các cách làm ở trên mà vẫn không giúp chim thay lông được nghĩa là lông chim còn quá chắc khiến không thể tác động vào .

P/S : Khi ACE thấy lông chim đã yếu (lông khô và sơ xác) , chim đã mất lửa không chơi nữa nhưng không thay lông được . Nếu ở HN có thể liên lạc hoặc trực tiếp gặp minhhp . Tôi tin và khẳng định rằng sẽ làm toại nguyện sự mong muốn của ACE bằng các hình thức triệt để và mạnh tay hơn nữa giúp chú chim có bộ lông mới đúng vào mùa thay lông .

Trên đây là những gì minhhp đã trải nghiệm thực tế và mang lại thành công như mình mong muốn . Chúc ACE có được những chú chim thật sự khỏe mạnh và đẹp đẽ sau mùa thay lông .

Chào bạn và ACE đang quan tâm .

2 ngày hôm nay mình đã nhận được rất nhiều tin nhắn từ các thành viên và các tin nhắn bằng đt với những thắc mắc và lo lắng về cách sử dụng và công dụng tác động trực tiếp lên những chú chim .

Xin được bộc bạch đôi lời với ACE .

Xuất phát từ lòng đam mê và lối chơi phá cách . Sau nhiều năm nuôi chim và tìm hiểu những tập tính của loài Chào Mào ngoài thiên nhiên để biết được chúng cần gì , ăn gì ngoài những thứ chúng thường ăn vào các thời điểm cạn kiệt nguồn thức ăn do thiên nhiên khắc nghiệt .
Với thắc mắc là sao khoảng thời gian này chúng thường sinh hoạt ở tầm cao và rồi có thời điểm lê la ở dưới tầm sát đât là một kỳ thú mà minhhp đã từng theo đuổi để rồi tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân và áp dụng vào những chú chim khi chịu cảnh nhốt lồng . Với mong muốn tối ưu hóa nguồn dinh dưỡng cần thiết cho những chú chim cưng . Giúp chúng phát huy hết được khả năng vốn có của mình dưới bàn tay của những ông chủ của chúng .
Với thách thức là tạo ra 1 loại thức ăn bậc nhất giúp chim cân bằng được các chất dinh dưỡng cần thiết khi thi đấu với nền thể lực xung mãn để giúp chúng cạnh tranh liên tục ở mọi đấu trường đỉnh cao . Kết quả thành công trong chiến thắng sau khi thi đấu nhưng không làm ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thế .
Sau nhiều năm chiêm nghiệm rồi nâng lên - hạ xuống và thêm thêm - bớt bớt minhhp cho ra đời sản phẩm bậc nhất với Công Thức I và II . Vì minhhp hiểu chúng thích gì , cần gì và đáp ứng đầy đủ cho chúng , Giúp chim luôn sảng khoái và thích thú qua 2 bộ phận : Thị Giác và Khứu Giác .

Những câu hỏi và lo lắng của ACE gửi đến minhhp :

- Chim của mình đang thay lông , vừa xong lông , đang bắt đầu có lửa thì có dùng được loại cám này không ?
- Chim của mình đang yếu quá , lông lá xấu lắm liệu ăn cám này vào có đẹp và căng lửa được hay không ?

Với những lo lắng và câu hỏi như trên thì thật là khó trả lời . Khó ở đây không phải là Yes or No mà khó ở cương vị của 1 nhà sản xuất như tôi đối với người tiêu dùng như ACE .

"Ở những thời điểm cao trào về thú chơi , nếu những chú chim có thể diễn tả cho chủ nhân chúng hiểu được rằng : Tôi đang cần 1 cái Nhung Hươu hay 1 mẩu Sừng Tê Giác để lấy chiếc Cúp hay Lá Cờ này . Tôi tin chắc rằng sẽ có nhiều ông chủ ngồi mài sừng tê giác và những chiếc nhung hươu cho chúng" .

Bài viết khi mùa Thu đã sang...Và cách chăm sóc.

Hà Nội hôm nay đã trở gió , những cơn gió đầu tiên của năm báo hiệu 1 mùa đông lạnh đang đến gần . Mọi thói quen của con người và vạn vật lại phải chuyển mình để thích nghi với điều kiện thời tiết . Con người dễ dàng hơn vạn vật ở chỗ có mọi sự hỗ trợ để vượt qua , khi nóng thì đã có quạt đá , điều hòa . Khi lạnh thì có áo gió , chăn bông và đệm ấm để bảo thân . Vậy còn loài vật nói chung và những chú chim nói chung sẽ dựa vào điều gì khi phải sống ngoài thiên nhiên và chống trọi lại với cái thời tiết khắc nghiệt ấy . Có chăng cũng chỉ dựa vào chính sự may rủi của số phận và tạo hóa mà thôi . Mỗi năm có nhiều vạn sinh linh phải bỏ mạng ở chính nơi đã sinh ra chúng bởi sự khắc nghiệt mỗi khi đông về (Cá và Chim).

Còn với những chú chim nói riêng và con vật nói chung được sống gần người có dễ dàng hơn đôi chút khi được sống dưới sự che trở của những chủ nhân . Tuy bị miễn cưỡng nhưng ít nhiều cũng là điều kiện khá tốt giúp chúng gặp ít rủi ro về tính mạng để bảo toàn sự sống ấy .
Ở các bài đầu của Topic minhhp đề cập đến vấn đề rất quan trọng đó chính là bộ lông của những chú chim . Trong điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi (nắng ấm) thì để tăng thêm dáng vẻ uy nghi , hùng dũng . Trong điều kiện thời tiết bất lợi khi vào đông thì giúp che chắn để duy trì được sức khỏe vốn đã rất bấp bênh rồi .
Bộ lông của chim thế nào thì được cho tốt và đẹp vẫn là vấn đề gây nhiều tranh luận ở những thời điểm như thế này tại các tụ điểm từ xóm nhỏ đến phố lớn và đang là nỗi băn khoăn lo ngại của rất rất nhiều người . Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục , làm sao để những chú chim có được sự hỗ trợ tối ưu thì không phải có nhiều người biết . Từ đó mới gặp rất nhiều khó khăn khi phải chăm nuôi chúng trong chu kỳ thay lông . Vấn đề này luôn là đề tài nóng bỏng mỗi khi ACE có dịp tựu chung 1 điểm trò chuyện và giao lưu . Chất lượng bộ lông chim không đồng đều sau mỗi vụ chính là tác nhân dẫn tới sự hủy hoại và đi xuống cả về chất cũng như hình của những con vật nuôi . Để rồi cũng từ đó mà ra bao nhiêu bệnh tật khác thường mà ACE không hiểu lý do tại sao như : Sâu lông , bó lông , khô lông , lẫn lông . . .

Các vấn đề như sâu lông , bó lông hay khô lông thì rất dễ nhận biết vì nó biểu lộ rõ ra hình vẻ bề ngoài của lông . Vậy còn lẫn lông là thế nào , nguyên nhân từ đâu và cách khắc phục như thế nào thì vẫn là 1 dấu hỏi mà minhhp nghĩ là To Đùng với 1 số ACE đang chăm nuôi những chú chim nuôi nhốt này .

Minhhp chỉ xin chỉ ra 1 số biểu hiện và dấu hiệu thường gặp phải để các ACE tự quan sát về tình trạng lẫn lông nêu trên :

- Chim thay lông xong vài tháng (theo cách nghĩ của ACE) nhưng lông không ốp sát được vào thân . Dấu hiệu này dễ nhìn nhất khi chim đứng vươn người lên nhưng 2 phần lông bên mạng sườn cứ phè ra 2 bên khiến chúng rất khó ưa nhìn .

- Chim thường xỉa lông (rỉa lông) quá nhiều lần trong ngày và ít hót . Vì thường thì khi chim đã thay lông xong với bộ lông mới rất ít khi rỉa lông ngoại trừ lúc tắm nắng hoặc tắm nước hoặc những chú chim có bộ lông quá dày .

- Từng mảng lông trên người của chim có chung màu sắc và độ dài ngắn thuận hình như đã định nhưng lại khác biệt hoàn toàn theo lẽ tự nhiên .

Trên đây là 3 yếu tố để ACE nhận biết chú chim có bị lẫn lông hay không .
Vậy còn nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng chim gặp các điều bất bình thường về bộ lông của chim ?
Minhhp xin được chỉ ra 1 số vấn đề cơ bản khiến chim bị các dấu hiệu như trên :

+ Trước hết phải kể đến chế độ dinh dưỡng đó là :
- Bất bình thường (thay đổi quá nhiều nguồn dinh dưỡng khiến chim luôn rơi vào tình trạng sốc , kể cả mồi tươi hoặc hoa quả ). Hoặc bị ép ăn các chất kích ứng không tốt như Nóng , Cay (Ớt và Sâu) . 2 thành phần nguyên liệu này là sự chổng mông vào khoa học khi đưa vào thành phần cám ăn hàng ngày ép chim ăn . (Mìnhhp sẽ có bài viết phân tích các thành phần nguyên liệu ở bài viết sau)
- Nguồn dinh dưỡng quá nghèo nàn khiến chim không đủ sức duy trì thể lực khi nuôi lông (Điều này rất nhiều ACE cũng đã biết , khi chim thay lông cần 1 nguồn dưỡng chất và nước (cả uống và tắm) khổng lồ giúp chim nuôi bộ lông mới với đầy đủ các chức năng như Đủ Lông (độ dài) Mềm Lông (độ mượt) Khỏe Lông (độ cứng và dẻo dai của sợi lông)
+ Tiếp đến là điều kiện thời tiết và chế độ khi nuôi :

- Khi nuôi chim con người khó chịu nhất bởi thời tiết bất thường từ thiên nhiên không thuận . Từ thuận ở đây minhhp muốn nói đến khí hậu thời tiết các vùng được phân chia rõ rệt . Ở miền Bắc thì có 4 mùa được luân phiên theo các tháng trong năm . Ấy nhưng điều không thuận cũng chính ở đó mà ra . Còn nhớ năm ngoái (2011) Khí hậu tại Hà Nội nắng nóng kéo dài và mưa ít . Theo lịch thì đã vào đông nhưng lại không thấy lạnh , cái nóng kéo dài tới hết tháng 11 dương lịch , lúc ấy ai cũng nghĩ rằng năm nay không có mùa đông nhưng ập đến 1 cái lạnh rét bất thường và đột ngột khiến con người còn trở tay không kịp huống là loài chim . Vì thường thì vào mùa thay lông chim cần độ ẩm và khí hậu ôn hòa giúp chúng có được bộ lông toàn vẹn để tránh đông . Khi chim đang rả rích thay lông đều thì cái lạnh ập đến khiến chúng nín lông mà giữ những sợi lông cũ sang đến cả năm sau . (Điều tệ hại nhất với dòng chim đấu hót)
Bởi vậy mới có những trường hợp lạ kỳ mà chủ nhân không biết và không hiểu để bức xúc nói ra : Sao nó đang đấu lại quay sang rỉa lông ngay được . Trước nó chơi bền và hay lắm mà giờ nhấm nhẳng rồi đứng xù lên rỉa lông . . . v v

Hi hi . . Bởi năm trước mọi cái đều thuận , còn năm vừa rồi là nghịch mà .
- Chế độ nuôi chim thay lông của 1 số ACE cũng vô cùng đáng để nói đó là khi chim mới nhú ra bộ lông mới vô cùng yếu ớt thì lại cứ nắng mà phơi . Cứ Sâu mà tống , Cứ Táo Tàu và Dưa Hấu đưa vào . Phân tro đến 2-3 ngày mới dọn . Vừa nuôi chim thay lông nhưng lại vừa muốn nghe hót và kè lồng xem chim đấu . Khiến chim thay lông 2 tháng rồi những chưa được 50% . Hệ quả là 3-4 tháng chim vẫn chưa xong lông . ACE có thể hình dung 1 chiếc lông A mọc trước chiếc lông B 3 hay 4 tháng sẽ như thế nào nhé !
Minhhp tin chắc rằng nếu còn giữ cách nuôi này thì cả đời nuôi chim Chào Mào ACE cũng không bao giờ giúp chú chim phát huy được hết bản năng và nét đẹp vốn có của chúng .
Theo kinh nghiệm và quan sát từ năm trước của minhhp thì đang có rất nhiều những chú chim hay mắc phải những trường hợp này . Mặc dù đã biết ACE tìm mọi cách và đầu tư khá nhiều tiền vào các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài về với lời quảng cáo và hứa hẹn hấp dẫn nhưng lại không có được sự hiểu quả nào thực tế khi sử dụng .

AE nào đang thực sự đau đầu về bộ lông khó thay.muốn chú chim của mình trút lông cũ và ra lông mới đẹp.Hãy liên hệ yahoo ở dưới nhé

Vài hôm nữa..Sẽ có bài viết mới về cách làm cám và chọn chim qua dáng bộ.Xin cảm ơn ae đã quan tâm

Sau đây là các câu hỏi hường gặp về cám minhhp:


Bác minh cho hỏi là CM thay lông thì cho ăn cám Ct1 có đc ko,có thíck hợp dùng để thay lông ko ah.Cám ơn bác trc..

Chào bạn !
Như mình đã nói ở 1 số bài trước , CT1 và CT2 đều có thể nuôi thay lông mà không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe tổng thể cũng như chất lượng về bộ lông . Tuy nhiên đó là cách nuôi thông thường và thuận . Thuận ở đây là minhhp muốn nói thuận theo lẽ tự nhiên , thuận thời tiết và tay người chăm nuôi . Còn những trường hợp khó hoặc thời tiết tác động khiến chim thay lông bập bõm hoặc kéo dài quá lâu thì lại phải do chúng ta tác động để giúp chúng .
Thân.
minhhp

Chào. Mình cho lũ CM ăn cám CT 1 được 1 tuần rồi. Hiện tại phân bọn chúng vẫn ướt chua vào khuân, có mầu vàng và nhìn như có sạn. Đặc biệt có 2 em 1 em thì cứ cắn giấy lót sàn, 1 em thì cứ cắn chỉ ở áo lồng. Có phải do bị thiếu chất gì không bạn.
Ps mình cho ăn hoa quả như sau: 1 ngày ăn táo, 1 ngày ăn chuối, 1 ngày ăn đu đủ, mỗi tuần 1 ngày ăn cà rốt hấp, sâu, châu chấu thỉnh thoảng vì nùa này ít châu chấu sống. Có châu châu đông lạnh nhưng hình như bọn nó không thích.


Chào bác !
Hihi . . Nhìn cái chế độ cho chim ăn hoa quả và mồi tươi là biết bác chăm và yêu con chim đến cỡ nào rồi .
Tuy nhiên minhhp vẫn muốn nói với bác cũng ACE , với 1 chế độ hoa quả và mồi tươi như vậy là điều quá dư thừa và không cần thiết . Đôi khi cái dư thừa tuy nhỏ như con thỏ đó lại chính là nguyên nhân của vấn đề tiêu hóa của chim .
Với nhu cầu của chim và khả năng của chủ nuôi cung cấp dinh dưỡng hợp lý thì chỉ cần 1 tuần cho ăn 2-3 bữa hoa quả (cách ngày) là hoàn toàn hợp lý rồi . Chứ không nhất thiết phải ngày nào cũng hoa quả đâu ạh ...
Còn chuyện chim xuống đáy lồng xé giấy báo ăn là điều rất hiếm khi gặp của ACE khi sử dụng sản phẩm của minhhp . Do thời gian dùng cám còn ngắn nên có thể chim chưa được cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng thiếu hụt trước kia nên dẫn tới tình trạng đó .
Chim cắn chỉ ở áo lồng 1 phần do thiếu sắc tố (đỏ,hồng) hoặc do bản tính của chú chim nghịch ngợm mà ra .

Rất nhiều ACE đến nhà giao lưu đã chứng kiến những chú chim minhhp đang nuôi dưỡng gồm cả chim thuộc hay mộc đều không có 1 chút hoa quả nào trong tuần (kể cả chim thay lông) nhưng không hề có những biểu hiện như bác nói ở trên . Thậm chí chim vẫn giữ nguyên sắc đỏ cần thiết ở chùm lông Bồng Đào nơi hậu môn . (CT2)
Bác cứ yên tâm dùng và theo dõi nhé ! Chỉ 1 vài tuần khi ổn định nguồn dinh dưỡng các chất cặn bã sẽ tự thay đổi thành khuôn . (Loại trừ những khả năng về bệnh tật và hệ tiêu hóa không thật sự dễ dàng thích nghi)
Thân.
minhhp

anh minhhp cho e hỏi rằng:Chim đang thay lông ăn CT2 được không a? e xin cảm ơn

Chào ACE đang quan tâm:
Minhhp đã gửi tới bạn cũng như ACE toàn bộ công thức cũng như cách chế biết thành phẩm của cả 2 Công Thức rồi . Trên thực tế như bạn đã biết , thành phần hỗn hợp trong mỗi công thức đều được cân đo rất chuẩn mực . Hơn nữa trong cả 2 công thức minhhp không hề che giấu bất cứ 1 thành phần nào . Trong đó hoàn toàn không có chất kích thích gây nóng nên việc bạn cũng như ACE lựa chọn sản phẩm dùng cho chim là hoàn toàn không có bất cứ tác dụng phụ hay phản ứng nào gây nên tác hại đến bộ lông của chim . Ngược lại sẽ là hoàn toàn hợp lý trong giai đoạn này
Xin được nêu ra 1 số trường hợp có thể bạn và ACE gặp phải :
- Trong 3 - 5 ngày đầu tiên dùng sản phẩm có thể phân sẽ ướt hơn so với thường lệ (điều này cũng còn tùy thuộc vào cơ địa của từng con chim)
- 2 - 3 ngày tiếp theo có thể bay 1 vài chiếc lông nhỏ , thậm trí cả lông cánh hoặc đuôi . . (Vấn đề này minhhp đã nói qua rồi nhưng xin được nhắc lại . . ACE gặp trường hợp này có dám chắc với minhhp rằng số lông vừa rơi xuống là lông hoàn toàn mới ra , hay đó chính là chiếc lông cũ còn sót lại hoặc lông quá yếu )

Để trả lời cho vấn đề thứ nhất : Minhhp xin được nêu lên dẫn chứng thực tế nhất là : Sản phẩm của minhhp được kết hợp hài hòa giữa các dưỡng chất cần thiết và hoàn toàn phù hợp với sở thích của chim . Do đó chim của ACE đang nuôi dưỡng nhưng lại tự quyết định lựa chọn sản phẩm của minhhp khi ACE làm theo cách đặt thêm cóng cám vào lồng mà minh đã nói ở bài trước . Do vậy ACE yên tâm sử dụng để cảm nhận sự thay đổi của chú chim cũng như chất thải hàng ngày chúng đi ra .

Vấn đề thứ 2 : Khi chim thay lông cũng là lúc khó khăn nhất đối với chúng . Không chỉ liên quan đến vấn đề di chuyển mà còn kéo theo sự xuống sức rõ rệt của chúng .(Chim hoàn toàn mất lửa) . Bởi khi đó chúng cần 1 lượng nước , 1 lượng dinh dưỡng tổng hợp khổng lồ để giúp chúng hoàn thiện bộ lông càng nhanh càng tốt . Đó là theo lẽ tự nhiên . .
Đối với chim nhốt lồng khi không được đáp ứng kịp thời , đầy đủ các chẩt dinh dưỡng khiến nhiều chú chim không thể hoàn thiện được bộ lông của mình . Điều đó dẫn đến tình trạng lẫn lông (lông mới trồng lên lông cũ "lẫn lông") . Tình trạng này còn bị tác động bởi thời tiết bất thường của thiên nhiên .
Khi chim bị tình trạng lẫn lông chưa rơi hểt được thì chủ nuôi thay đổi nguồn dinh dưỡng hoặc (nuôi lông lại) . Và nguồn dinh dưỡng mới được cung cấp đầy đủ mà chim duy trì được sức khỏe sẽ thay nốt những chiếc lông còn dang dở trên thân .

Tẩt cả những gì minhhp chia sẻ từ đầu topic hoàn toàn là những trải nghiệm thực tế chứ không hề lý thuyểt hay sách vở . Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều những điều lý thú và chưa có lời giải cho những bất cập khi gặp phải trong khi nuôi dưỡng con vật yêu quý này . Do vậy rất mong ACE cùng đam mê cùng chiêm nghiệm để khi có dịp được hàn huyên , trò chuyện và học hỏi thêm nữa .

Em đang dùng cám của bác... cho mấy con chim ở nhà ....ăn tốt, ăn nhiều, ỉa đẹp, lửa đang lên.
Duy nhất có 1 con thì vẫn bị phân nước nên em chưa dám dùng thử. Con này bị hơn 1 năm nay, luôn trong tình trạng đi phân ra nước và chim uống nước 1 ngày 1 cóng thủy tinh dài. em đã thử chữa bằng các cách như:
1. ăn dứa
2. uống thuốc dạng nước eviron 25 mua tại hiệu thú i....nhưng chỉ có tác dụng tại thời điểm uống, dừng thuốc phân lại có nước ngay
3. Đổi cám vài lần rồi, cám ngon hoặc cám ba vì cũng chơi. hoa quả 1 tuần cho ăn 2-3 ngày táo, chuối
Kết quả là đến nay em nó vẫn té de ướt hết mấy tờ lót phân, phân mùi khăm khắm..chim đang thay lông bình thường. trước dù bị đi ỉa nhưng đấu đá vẫn ngon
Không biết có phải do cơ địa con chim ko bác? xin bác cho e 1 liều thuốc " mạnh" nữa để e trị cho e nó?
E cũng nản quá rồi, nó hay nên e mới giữ ko thì bye bye lâu rùi .. híc híc... cảm ơn bác rất nhiều, chúc cho cám của bác sẽ có trong lọ của các con chim đi thi ạ.


Khi bạn dùng từ Cơ Địa của chú chim thì minhhp nghĩ bạn đã phần nào hiểu được tập tính loài chim , cách chăm nuôi chú chim này rồi .
Đúng là có những trường hợp do cơ địa của chúng không thể thích nghi với các hợp chất dinh dưỡng có từ ngũ cốc nên không thể tiêu hóa bình thường như những chú chim khác . Tuy nhiên với cách tả mùi phân chim của bạn thì mình nghĩ chim trong quá trình mắc bệnh lâu rồi . Khả năng đến từ mồi tươi hoặc các chất quá khó tiêu hóa làm ảnh hưởng đến hệ bài tiết của chú chim .
Bài thuốc mạnh tay trong trường hợp này thì mình không có nhưng xin chia sẻ thêm với bạn 1 cách chữa thông thường để bạn tham khảo và áp dụng :
Nguyên liệu :
1. Nghệ tươi .10g
Giã nhỏ hoặc đập dập nghệ tươi rồi cho 100ml nước nóng 40 độ ngâm tới khi nước nguội hẳn rồi lọc lấy nước cho chim uống trong vòng 1 tuần .

Ở 2 tuần tiếp theo .
2. Chè khô (trà mạn) .
Lấy 1 nhúm trà (bằng 1 đốt ngón tay) Cho vào bát hoặc cối giã thật nhỏ , thành dạng bột mịn càng tốt . Sau đó trộn lẫn với cám cho chim ăn . Ở cách làm này khi trộn lấn với cám bột trà cuốn được vào cám bao nhiêu thì chim sẽ ăn bấy nhiêu . Hết ngày đổ đi và thay bằng cóng cám khác . Trong quá trình này bạn nên cho chim uống nước sôi và bỏ thêm vào cóng nước 2 hạt muối trắng to cỡ hạt gạo .
Nếu chim của bạn do bị tổn thương hoặc nhiễm bệnh thì sẽ khỏi . Ngược lại đã làm qua cách này rồi mà không khỏi thì minhhp cũng đã bó tay . Vì rất có thể do cơ địa của chú chim là vậy rồi .
Rất mong chim của bạn sẽ khỏi để tạo cảm hứng cho cả chủ và chim .

Chào bác, thật sự cám của bác rất tốt. Em ko có nhiều time để tự làm cám vì vậy e cứ loay hoay với các loại cám ko biết cám nào tốt cho cm của mình. Từ khi đọc đcj topic này của bác thì cm của nhà đã yên tâm sử dụng 1 loại của bác rồi.
Tiện đây bác cho em hỏi với ạ, em có con tm nó đang bị khàn tiếng ( khoảng 2 tháng rook ạ ) em đã sử dụng nhiều cách rồi nhung chưa thấy khỏi ( như: uống mật ong, nước giá đỗ, hoa đu đủ, sông dầu gió...). Bác có kn chỉ giúp em với. Thanks bác nhiều !


Chào bạn !
Với những cách bạn đã làm ở trên theo minhhp không phải là cách chữa khàn tiếng cho loài chim trong trường hợp này . Vì thực tế từ xưa đến nay cho dù là chữa bệnh cho con người thì vẫn được áp dụng các cách chữa bệnh dân gian và khoa học dựa trên những sự thành công đã được kiểm chứng . Chỉ duy nhất cách sông dầu gió cho chim là được vận dụng nhưng là trong trường hợp chim mới bị trúng gió và có các dấu hiệu về đường hô hấp như há mỏ , thở khò khè và gấp gáp . Khi sông dầu chim sẽ được vệ sinh đường hô hấp và ngân chặn cách trường hợp xấu có thể xảy ra . Tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc và chính sức đề kháng và cơ địa của mỗi chú chim khi mắc bệnh .
Minhhp được biết 1 cách chữa dân gian và đã áp dụng thành công với 1 chú chim Chòe Than rất quý bị trúng gió rồi khàn tiếng cũng trong thời gian 2 tháng . Nhưng trên thực tế lại chưa từng có cơ hội để áp dụng với chim chào mào . Tuy nhiên vẫn xin được chia sẻ với bạn cùng ACE phuơng pháp này .
Nguyên liệu :
1. Cây Canh Giới : 5 lá
2. Cây Xuơng Xông : 15 lá
3. Muối trắng : 10 hạt to bằng hạt gạo .
Cách làm :
Rửa sạch 2 loại lá rồi vò nát cho vào nồi đun sôi trong vòng 5 phút với 100ml nước . Khi tắt lửa thì bỏ muối vào và khua đều .
Chắt lấy 1 chén nước để nguội rồi cho chim uống . Số nước còn lại cho chim tắm (Nếu chim không chịu tắm ACE dùng bình phun ướt lông cho chim)
Làm như vậy trong vòng 3 ngày nếu chim hợp thuốc sẽ khỏi ngay .
Hy vọng chú chim của bạn sẽ hợp với cách chữa dân gian này để có được giọng hót vốn có của giống loài .

bác Minh cho e hỏi thêm 1 chút, e mới dùng cám CT1 cho chú chim dưới 1 năm lồng của e, ăn 2 hôm thì đi phân ướt cả 2, mà phân vàng vàng, vậy phải làm sao ạ?

Trước hết xin cảm ơn bạn đã ủng hộ . Xin được sơ qua 1 số khác biệt để bạn và ACE có thể nắm bắt được và hiểu thêm các thành phần dinh dưỡng có trong 2 công thức của minhhp .
Cả 2 Công Thức minhhp chia sẻ với ACE trên diễn đàn hoàn toàn được chế biến từ các loại thực phẩm tuơi . Không nói là khác hẳn hoàn toàn nhưng rõ ràng có 1 số khác biệt lớn mà minhhp muốn chỉ ra cho ACE thấy :
- Trước hết là màu phân khi chim đi ra hoàn toàn khác biệt với hầu hết các loại cám có bán trên thị trường . Khi chim căng phân dẻo và có hình khuôn chứ không khô đét như 1 số loại cám khác .
- Chim ăn rất nhiều ở 3-5 ngày đầu tiên khi vào cám . Sau đó chậm lại và rất ít ở các ngày tiếp theo .
Do 2 yếu tố nói trên các bạn nên theo dõi tình trạng sức khỏe và tinh thần của chú chim sau mỗi buổi sáng mở áo lông . Nếu chim có biểu hiện đi ngoài thì chỉ 2 ngày chim sẽ xù lông và rụt cổ lại . Ngược lại nếu ACE thấy chim có phần hứng khởi hơn , nhanh nhẹn hơn và hót nhiều hơn thì ngược lại với những lo lắng của bạn và ACE . Sau thời gian ngẵn chim làm quen với nguồn dinh dưỡng mới và sẽ co ruột lại và cho ra phân khác biệt lúc mới ăn . Nếu chim đang trong quá trình chim thay lông các bạn thấy chim đi phân hơi lỏng là rất tốt cho sức khỏe và bộ lông của chim . (Những chú chim ăn cám nóng hoặc thiếu chất bán ngoài thị trường phân khô trong quá trình này hầu hết sẽ bị khô lông hoặc bó lông)
Bạn yên tâm và chú ý theo dõi rồi cho mình biết kết quả nhé !

A cho hoi chim cua e hom nay thay khu khu nhu kieu ho thi chua bang cach nao,va dung cau cay xoan dai thi dung quanh nam duoc ko. Con moc do cua e an cam ct2 thi phan nat e cho an nua thang roi ma van bi nat hom nao cho an hoa qua tao hay chuoi thi ko thay hien tuong nat phan chac do an hoa qua thay cam len moi ko bị

Hihi . Dịch bài viết của bạn khổ quá . Cơ bản thì mình hiểu sơ sơ những gì bạn muốn hỏi nhưng không biết có đúng nghĩa không nữa .
Như mình đã nói thì CT2 chỉ thích hợp với chim có tuổi lồng từ 18 tháng trở lên . Chim của bạn là chim mộc thì dấu hiệu không tiêu hóa nổi hết các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng đi phân nát như bạn nói cũng là điều đương nhiên . Theo mình thì bạn nên quay lại cho chim dùng CT1 để đảm bảo hệ tiêu hóa của chim .
Dấu hiệu chim của bạn "khu khu nhu kieu ho" như bạn nói nếu là chim đứng há mỏ kêu tắc tắc thì có 2 trường hợp xảy ra . 1 là do hóc cám và 2 là chim bị trúng gió . Nếu chim bị trúng gió thì bạn mua 1 lọ dầu gió Trường Sơn rồi vảy xuống đáy lồng khoảng 4-5 giọt sau đó trùm áo lồng lại cho chim nghỉ ngơi " làm 2 ngày" . Ngày thứ 3 mua thuốc ho siro dành cho trẻ em rồi nhỏ 5 giọt vào 50ml nước đun sôi rồi cho chim uống . khoảng 3-5 ngày là chim sẽ khỏi .

em mới làm cám ct1 cho 3 chú chim yêu quý ăn..e cho ăn dc 4 ngày but 1 trong 3 chú đấy thì chú e cưng nhất ăn thì có hiện tượng đi ỉa.trong phân có nước màu hơi vàng.chim gần xong lông.nhìn chim thì vẫn khỏe mạnh.liệu có sao ko bác.chim bắc thuần đét(con nè tầm 2 năm tuổi).hoa quả e vẫn cho ăn đều..obf 1 chú lông lá vẫn te tua but ko có hiện tượng j..có j bác khám bệnh giúp e..

Như bạn nói thì 1 con te tua lông lá nhưng ăn lại không có hiện tượng gì , con chim thuần thì lại có hiện tượng như trên .
Đối với chim nuôi nhốt lồng có thời gian từ 2 năm trở lên thì chuyện thích nghi với CT1 của mình là điều quá bình thường . Tuy nhiên nếu bạn đã cho ăn rồi thì mình cũng chỉ ra 1 số yếu tố sau :
1. Thời tiết mấy ngày qua tại khu vực phía Bắc mưa nắng thất thường chiền miên cũng có thể khiến chim đi phân lỏng hơn bình thường .
2. Sau 2 năm nuôi nhốt chú chim của bạn chưa được vệ sinh đường ruột nên có thể dẫn tới tình trạng giun , sán .
3. Mồi tuơi hoa quả như hiện nay là điều rất bất cập . Có 1 số ACE sau khi cho ăn mồi tuơi (châu chấu) nhìn thấy con chim chết hoặc đi ỉa ngay trước mắt mà không sao cứu được .

Do vậy theo minhhp bạn nên khóe léo lựa chọn và phòng bằng cách sau :

- Cho chim uống nước muối loãng khoảng 3 ngày . Sau đó ra hiệu thuốc thú y hoặc các cửa hàng bán thức ăn gia cầm , gia súc mua 1 gói TERRAMYCINE-500 về pha theo liều lượng hưỡng dẫn cho chim uống khoảng 5 ngày sẽ khỏi hẳn . (Thời gian điều trị này tuyệt đối không cho chim ăn mồi tuơi , hoa quả)

Cám cho tất cả cm ăn luôn loại CT1 bỏ hết cám cũ đi. 1 số cm của tôi thay lông gần xong hết rồi thì có vấn đề gì không bạn? Đa phần là ăn hết cám ngay. có 1 chú ăn hơi chậm. Tks

Theo mình quan sát thấy ở thời điểm tháng 8 này rất ít người nuôi chim hoàn thiện được bộ lông . Phần lớn ACE vẫn dựa vào cảm tính , cảm giác nó thay lông xong rồi hoặc thấy không rụng lông nữa và chim căng lửa trở lại nên nghĩ rằng chim đã xong lông .
Vẫn biết rằng năm nay nhuận 1 tháng . Nhưng không hẳn vì vậy mà ACE bỏ qua khâu theo dõi sát sao khiến chim chưa xong lông đã thúc lửa và kẹp lồng khiến những chiếc lông cũ chưa kịp rơi thì bó lông lại .
Tình hình dàn chim của bạn nếu thật sự gần xong lông thì không vấn đề gì . Giờ bạn vào cám là ok luôn . . Chim xong lông và quá trình làm khô lông cũng là thời gian thích nghi với nguồn dinh dưỡng mới . Chim sẽ căng trở lại trong thời gian ngắn đó .

E mới làm cám CM bác Minh ,cho e hỏi tý với.con CM nhà e đc 10 tháng lồng.bắt đầu thay lông đc 1 tháng rưỡi rồi.nhưng dạo này k thấy rụng nữa...từ lúc thay lông e thấy nó đã thay đuôi..má..mào..nhìn chẳng có vẻ gì là đang thay lông cả...trông rất ngon lành..e cứ nghĩ chim thay lông thì nhìn nó phải xơ xác..trụi lủi...e chăm rất đều tay..mồi tươi,tắm táp hàng ngày a ạ ! K hiểu là có bình thường k ?


Chim của bạn mới 10 tháng lồng đồng nghĩa với việc thay lông lần đầu tiên . Lần lông đầu tiên trong tay con người nuôi dưỡng là 1 khó khăn nhất định đối với chim , nếu bạn chăm nuôi đúng cách thì chim sẽ thay lông 1 cách toàn vẹn . Ngược lại chim sẽ thay nhát ngừng như bạn nói ở trên . Thường thì chim sẽ thay lông đầu tiên sẽ dớt điểm lông người , tiếp đó là lông đuôi và lông cánh sẽ thường nhật thay nhau ra . Cuối cùng mới là lông phía trên đầu và tách đỏ . Nếu bạn theo dõi chưa thấy dớt lông cánh nghĩa là chim chưa thể gọi là xong lông . Nếu chim dừng lại ở đó để trú đông nghĩa là chim trong tình trạng lẫn lông . (mới + cũ)
Vấn đề này mìnhhp đã nêu qua ở những bài viết trước . Việc chim thay lông mà trụi lủi như bạn nói rất hiếm khi xảy ra nếu là 1 chú chim khỏe mạnh . Vì trật tự thì lông chim thay phải gối đều , nghĩa là cái ra và cái rụng . Việc lông chim trụi lủi như bạn nghĩ chỉ có 2 vấn đề xảy ra :
- 1 là chim bị chất xúc tác do người nuôi tác động và cố ép để thay lông cho nhanh .
- 2 là chim quá yếu và thiếu quá nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khi nuôi lông nên dẫn tới tình trạng lông cũ cứ dớt mà lông mới thì không chịu ra . Điều này vô cùng tệ hại và ảnh hưởng rất lớn lên sức khỏe của chim .


Vẫn xin được giải đáp những thắc mắc và lo lắng của ACE bằng cách thử nghiệm nho nhỏ để rồi ACE tự trả lời cho chính câu hỏi của mình .
Minhhp không cần biết ACE đang cho chim của mình dùng bất cứ loại thức ăn (cám) nào đang có bán trên thị trường và đã ăn bao nhiêu lâu . Xin được để vào bên cạnh cóng cám ăn hàng ngày của chim mà ACE đang cho ăn 1 cóng cám của minhhp và ngồi theo dõi xem chú chim của ACE tự lựa chọn và thích thú với loại nào
 
Ðề: cám chim

Uừm đúng rồi , mình đã làm thử như bạn , cho cám của bạn bên cạnh 2 loại cám khác là cám của jambul và TT , cám của bạn nó nhặt và vứt ra ngoài bạn à , nó chỉ ăn jambul , bạn nghĩ cám bạn làm là gì mà khẳng định vững chắc như vậy??? Làm cám mà cho kỳ tử vào thì chỉ có hại chim thôi , nhìn cái công thức cám đã biết là vớ vẩn rồi
 
Ðề: cám chim

Uừm đúng rồi , mình đã làm thử như bạn , cho cám của bạn bên cạnh 2 loại cám khác là cám của jambul và TT , cám của bạn nó nhặt và vứt ra ngoài bạn à , nó chỉ ăn jambul , bạn nghĩ cám bạn làm là gì mà khẳng định vững chắc như vậy??? Làm cám mà cho kỳ tử vào thì chỉ có hại chim thôi , nhìn cái công thức cám đã biết là vớ vẩn rồi
:)) ông này nói nhiều lúc thấy ảo lòi =)) Lúc thì kêu mình dùng vương việt anh bao nhiêu năm nay thi ăn giải này nọ cái lọ cái chai. Xong lại lập cái topic kêu ăn cám neofood đểu này nọ :http://chimcanhvn.com/forum/showthread.php?t=112094

Còn về chất lượng cám thì nói chung mình ko bàn. Người chơi là người tự đánh giá
<------ Bổ sung bài viết ------->
Mình cũng dùng VVA bao nhiêu năm nay, cho chào mào đi thi chỉ cho ăn gói giấy bạc và thỉnh thoảng bổ sung mồi tươi, cũng được giải khuyến khích và vài giải nhất nhì , vừa rồi thi ở Nam ĐỊnh cũng top 10 thôi Mình không hiểu bạn chăm chim kiểu gì ?? hay là không biết nuôi chim ?
Còn mình nói thật. Con chim ăn cám nó chỉ là 30% thôi. Nếu bạn ko cầm con chim hay thì cho bạn chăm tốt + cám tốt nó cũng chỉ là con chim bình thường thôi. Tố chất con chim là quan trọng nhất. Dù đôi khi chăm ko chuẩn nhưng bản chất chơi thì vẫn cứ là chơi
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: cám chim

nói chung là cám nào cũng thế, phải do tố chất kon chim và phải hợp cám thì mới ok đc. cũng như người thôi, mỗi ông 1 khẩu vị, cái gì cũng phải thử thì mới biết.quan trọng vẫn là mồi tươi và cách chăm sóc, dãi dượt
 
Ðề: cám chim

Bác nói đúng đó quangvnh89 quan trọng là tố chất chim, chứ cám thì còn tuỳMà cái ông Vương việt anh đi đâu cũng thấy nhỉ, hôm nọ lên lào cai chơi thấy mấy thằng chơi Mi cũng chơi cám này.
 
Ðề: cám chim

bác Hieu_lan ông có vẻ nóng tính qá. cùng anh em trên diễn đàn mà. giải nhiệt thôi ^^ hehemặc dù nhà e cũng làm cám nhưng thấy í kiến góp í của các anh em rất bổ ích. Làm ra viên cám thì ai cũng mong sản phẩm đến gần nhất vs nhg chú chim. sản phấm tốt hay không tốt fai để chim lên tiếng. đôi khi đang sử dụng cám này. chuyển cám khác cũng cần thời gian nhất định để chim làm quen. giống như con người cũng như vậy ^^
Nhà em thì không tự khen cám mình tốt hay không tốt nhưng để nuôi đc 1 chú chim hay, cần vô cùng nh yếu tố. Nếu chủ toppic nói dùng cám vva ko ok thì anh em diễn đàn đóng góp í kiến tư vấn các sp khác xem sao.



Còn những khách hàng đã sd cám vva và vẫn tin tưởng thì em nghĩ mọi ng cũng nên ủng hộ vva. như a hieu_lan ong. Cám ơn a đã tin va sd vva ^^
Thời gian tới VVa sẽ cho ra mắt thêm dòng sp mới đó anh
 
Bên trên