Ðề: chào mào không giữ được bộ lông đuôi
Mình nghe nói lồng Thái Lan có thể chữa được mọi tật lỗi, mình đã mua thử 1 cái lồng giả thái loại nhỏ (loại hàng chợ thay cho cái lồng tròn 60 đang dùng) với con chim hót rất tốt nhưng giữ đuôi thì dở. và có khả quan hơn, mình thấy với những con nết xấu như vậy cần nhiều điểm đậu, tránh khoảng trống lớn từ cầu đậu tới nan lồng, sử dụng lồng Thái hoặc lồng vuông huế sẽ giảm đáng kể tình trạng đưa đuôi ra ngoài lồng. Tuy nhiên có vẻ như ở lồng huế hay lồng thái mình có cảm giác con chim bung cánh không được tự nhiên bằng những lồng mà các bác Việt nam ta vẫn dùng đi thi - Lồng tròn 68 nan, có 2 cầu ngang bên trên và 1 cầu ngang chính giữa bên dưới,
Cầu đơn dài khoảng hơn 10cm thường có ở lồng thái và lồng huế hay gắn cao nhất, nhưng mình xem Clip của các bác trên mạng thì cảm nhận nó rất khó khăn khi bung cánh, và chim thì nó thích đúng chỗ cao nhất, và ở đó chắc nó sẽ cảm thấy tự tin hơn cầu dưới. Đây là điều mình không thích nhất ở 2 loại lồng Thái và Huế - Trang trí nội thất trong nhà người ta tránh những vật nhọn, hay thanh gỗ, đèn trang trí gì đó đâm thẳng về phía mình nhìn rất khó chịu và không an toàn, cảm nhận bản thân mình cũng thấy vậy, không biết con chim nó có cảm giác đó không. Nhưng nếu chọn dùng lồng thái và lồng huế với kích thước phổ biến hiện nay rất khó gắn loại cầu nào khác cây cầu đơn đó để chim có thể dễ dàng di chuyển và không đứng cầu này ị vào cầu kia.
Mình đã tham khảo rất nhiều ý kiến các bác trên mạng và qua thời gian đánh vật với 2 em chim mình thấy không gian di chuyển của chim ở trong lồng - giống như đường đi lối lại của người vậy, phải hợp lý, dù nhiều hay ít thì cũng phải tiện di chuyển giữa các cầu (nhảy lên, xuống, chuyền ngang không vướng víu - mình nhìn cũng thấy dễ chịu) và đảm bảo phù hợp với kích thước của con chim từ chiều rộng tới chiều cao - đặc biệt là cầu cao nhất phải hợp lý hơn cả vì chỗ này các em nó hay đứng, với em hay phá đuôi của mình thì sau 1 thời gian trong lồng giả thái chuyển lại lồng tròn (Vì vẫn quyết tâm bảo vệ bản sắc Việt mà
) cho 2 cầu trên cao bằng nhau đảm bảo khoảng cách từ cầu ngang tới thành lồng chỉ vừa ở mức tối thiểu đứng không bị chạm đuôi hay va quệt là hết nhảy nhót bám lung tung - cách này dùng lồng 68 nan là hợp lý nhất, lồng 60 nan hơi chật chội, dễ đụng đuôi vào thành lồng. Lúc trước cho em nó 1 khoảng không rộng rãi trước cầu bán nguyệt cao nhất (Lồng 60 - 1 cầu ngang chính giữa bên dưới, 1 cầu bán nguyệt bên trên - rất đẹp về tỷ lệ hình dáng và tôn vẻ đẹp của con chim cũng như cái lồng) thế là hư hết đuôi nhìn cứ như mình thiếu quan tâm đến nó vậy- đúng là sướng mà ko biết hưởng, giận nó ghê các bác ạ.
Còn với em nết ngoan thì lồng nào cũng ổn, chỉ duy nhất khi thuần chim bổi thì tránh kiểu lồng Huế xưa (có vòm bán cầu bên trên và khung vuông bên dưới) lồng này có mấy cái nan vòm làm chim hư hết mào, tróc đầu khi có người lại gần, mới chơi gà quá thấy nó ngộ ngộ mua về dùng khoảng nửa tháng và mất gần 3 tháng sau mới thấy lại nguyên dạng cái mào của nó, cũng may là đúng mùa thay lông, chứ nếu không chắc còn lâu hơn.
Tuy nhiên mấy em nết ngoan dáng đẹp mào lân, yếm đậm mà lại xung, hót hay và đảo giọng liên tục thì lại quý hiếm. và không biết khi nào mình mới có duyên với 1 em như vậy.
Vài ý kiến của người mới nhập môn mong các bác chỉ giáo thêm.
Thân