Hiện nay, những người chơi chim ở Đà Nẵng và các địa phương khác thường khoe khoang: Tớ vừa “tậu” được một chú chào mào có nguồn gốc từ Trung Mang (xã Ba, Đông Giang, Quảng Nam) khá “chiến”. Mới nghe, mọi người tưởng là lạ, song với họ đấy là điều hãnh diện. Cũng bởi trong làng chơi chim bây giờ có một chú chào mào Trung Mang (CMTM) vừa có giọng hót hay, vừa đá giỏi, ông chủ có thể kiếm được… khối tiền trong những cuộc chơi.
Song, với những gì Bề Tui được các anh bạn thân kể lại trong chuyến công tác tại H. Đông Giang trong những ngày qua mới thấy các dân chơi chốn Đà thành đang bị chơi… khăm chẳng khác Thủ Thiệm cho ông sui ăn… măng tre.
Anh Nguyễn Hải- lái xe tuyến Đông Giang-Tam Kỳ kể: Tháng 3-2010, trên đường từ Tam Kỳ về Đông Giang anh có chở một người khách mang theo lồng đầy những chim chào mào. Sáng hôm sau, khi chở khách về Tam Kỳ, xe dừng lại ở Trung Mang đón khách, thấy người khách hôm qua đang ngồi bên lồng chim nên lân la hỏi thăm. Không biết anh Hải là người ở địa phương, anh ta lên tiếng mời chào: Anh mua đi, CMTM vừa bẫy về đấy, giá 1,5 triệu đồng/con. Bằng giọng tỉnh rụi, anh Hải trả lời: Mua làm gì, xe còn thưa khách tui ghé lại xem anh bán hết chưa để đón anh về lại kiếm ít tiền. Biết bị “hố” anh ta đành im lặng cho qua chuyện.
Một câu chuyện khác được anh T.-cán bộ H. Đông Giang kể: Trong cơ quan có một cán bộ tên N. (người dân tộc Cơ Tu) có gia đình đang sinh sống tại xã Ba. Mỗi sáng thứ sáu, tranh thủ rảnh rỗi, anh N. chạy xe vào các bản làng ở xã ZaHung hoặc Tà Lu tìm mua 1 hoặc 2 chú chim mang về nhà (với giá 200.000 đồng/con). Tuần nào cũng vậy nên mọi người tò mò hỏi. Thật thà anh ta bảo: Mua về bán lại lấy lãi, nuôi làm gì nhiều thế. Để bán được những chú chim này, anh ta mang về nhà giao cho cha mẹ già của mình nuôi và không quên dặn dò cách thức “chào hàng” khá độc đáo. Đó là cách chăm sóc, hằng ngày từ 16 giờ chiều đến 8 giờ hôm sau gia đình cho chim ăn những thức ăn bổ dưỡng như: cam, bột cao cấp, châu chấu… cho bộ lông thật mượt mà như chim rừng vừa bẫy được. Từ 8 giờ sáng, tất cả các thức ăn đó được thay bằng quả chuối đã thâm đen. Khi những người đi tìm mua chim thường chọn các gia đình có người già (đặc biệt là người dân tộc thiểu số) để mua cho chắc chắn. Và, khi nghe những người già này trả lời: Chim mình vừa bắt được trên rừng về, người mua sẵn sàng mua lại chú chim với giá bạc triệu mà không hề biết đó là CMTM… man (gian trá).
Trên đây chỉ là 2 “chiêu thức” đơn giản để biến những con chim có nguồn gốc từ địa phương khác trở thành CMTM thứ thiệt. Bề Tui lên tiếng cảnh báo để người có thú nuôi chim tránh bị lừa.
(Sưu tầm - Cadn.com.vn)
Song, với những gì Bề Tui được các anh bạn thân kể lại trong chuyến công tác tại H. Đông Giang trong những ngày qua mới thấy các dân chơi chốn Đà thành đang bị chơi… khăm chẳng khác Thủ Thiệm cho ông sui ăn… măng tre.
Anh Nguyễn Hải- lái xe tuyến Đông Giang-Tam Kỳ kể: Tháng 3-2010, trên đường từ Tam Kỳ về Đông Giang anh có chở một người khách mang theo lồng đầy những chim chào mào. Sáng hôm sau, khi chở khách về Tam Kỳ, xe dừng lại ở Trung Mang đón khách, thấy người khách hôm qua đang ngồi bên lồng chim nên lân la hỏi thăm. Không biết anh Hải là người ở địa phương, anh ta lên tiếng mời chào: Anh mua đi, CMTM vừa bẫy về đấy, giá 1,5 triệu đồng/con. Bằng giọng tỉnh rụi, anh Hải trả lời: Mua làm gì, xe còn thưa khách tui ghé lại xem anh bán hết chưa để đón anh về lại kiếm ít tiền. Biết bị “hố” anh ta đành im lặng cho qua chuyện.
Một câu chuyện khác được anh T.-cán bộ H. Đông Giang kể: Trong cơ quan có một cán bộ tên N. (người dân tộc Cơ Tu) có gia đình đang sinh sống tại xã Ba. Mỗi sáng thứ sáu, tranh thủ rảnh rỗi, anh N. chạy xe vào các bản làng ở xã ZaHung hoặc Tà Lu tìm mua 1 hoặc 2 chú chim mang về nhà (với giá 200.000 đồng/con). Tuần nào cũng vậy nên mọi người tò mò hỏi. Thật thà anh ta bảo: Mua về bán lại lấy lãi, nuôi làm gì nhiều thế. Để bán được những chú chim này, anh ta mang về nhà giao cho cha mẹ già của mình nuôi và không quên dặn dò cách thức “chào hàng” khá độc đáo. Đó là cách chăm sóc, hằng ngày từ 16 giờ chiều đến 8 giờ hôm sau gia đình cho chim ăn những thức ăn bổ dưỡng như: cam, bột cao cấp, châu chấu… cho bộ lông thật mượt mà như chim rừng vừa bẫy được. Từ 8 giờ sáng, tất cả các thức ăn đó được thay bằng quả chuối đã thâm đen. Khi những người đi tìm mua chim thường chọn các gia đình có người già (đặc biệt là người dân tộc thiểu số) để mua cho chắc chắn. Và, khi nghe những người già này trả lời: Chim mình vừa bắt được trên rừng về, người mua sẵn sàng mua lại chú chim với giá bạc triệu mà không hề biết đó là CMTM… man (gian trá).
Trên đây chỉ là 2 “chiêu thức” đơn giản để biến những con chim có nguồn gốc từ địa phương khác trở thành CMTM thứ thiệt. Bề Tui lên tiếng cảnh báo để người có thú nuôi chim tránh bị lừa.
(Sưu tầm - Cadn.com.vn)
Relate Threads
Latest Threads