Diễn Đàn Chim Cảnh

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Thảo Luận Hành vi của chim cảnh cần chú ý

phamngocduc

Thành viên Mới
Bài viết
0
Điểm tương tác
0
Điểm
0
iên tục mổ, kêu rít, nhổ lông, bỏ ăn và sợ hãi... những con chim cảnh sẽ có những hành vi tương tự như thế khi chúng đối diện với những cú shock trong cuộc sống lồng chuồng




Chẳng hạn như thức ăn, nước uống không đầy đủ, giấc ngủ, và sự giao tiếp không thoải mái, lồng/chuồng quá chật chội... Để ý đến những hành vi của chim, chúng ta sẽ biết cách điều chỉnh hoàn cảnh sống của chúng cho phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý tham khảo cho những người nuôi chim cảnh nhắm tạo cho chim sự thoải mái, khắc phục những hành vi nêu trên...

· Kích cỡ lồng/chuồng: Những cái lồng/chuồng quá nhỏ thường gây căng thẳng cho chim và sau đó chim sẽ có những vấn đề về hành vi. Bạn nên biết rằng một con chim có thể lớn nhanh và không còn vừa vặn với chiếc lồng được mua cho chúng cách đây 3 năm nữa. Và bởi vậy, lồng cần được nâng cấp. Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho nhu cầu này của chim.



Đối với những con chim trưởng thành, kích cỡ lồng tối thiểu cần đạt chiều rộng, chiều dài, chiều cao phải gấp 1,5 lần sải cánh. Điều này cho phép chúng có thể thoải mái nhảy nhót mà không làm tổn hại tới lông cánh hoặc lông đuôi.

· Vị trí treo lồng/chuồng: Vị trí đặt lồng/chuồng chim là một vấn đề rất quan trọng. Một số chim thích sống theo bầy đàn và cần được sống giữa bầy đàn càng nhiều ngày càng tốt. Một số con lại hay hoảng sợ và cần được sắp xếp ở những nơi yên tĩnh nhưng vẫn có thể có giao tiếp với bầy đàn hoặc xã hội. Đặt lồng sao cho một phía tựa vào tường hoặc bố trí cho chim một nơi ẩn náu trong lồng có thể giúp giảm căng thẳng cho chim bởi như vậy chim có thể thư giãn và ngừng quan sát kẻ thù. Không nên thường xuyên đặt lồng/chuồng chim trước cửa sổ bởi như vậy, chim sẽ luôn phải đề phòng kẻ thù.



Treo lồng ở độ cao như thế nào là phù hợp cũng là một vấn đề đối với chim.

Đặt lồng quá cao, chim thường có cảm giác xa lạ với những người quen trong nhà, nhất là đối với trẻ con, khiến chúng dễ hoảng hốt khi tiếp xúc với mọi người. Có thể tránh điều này bằng cách hạ thấp lồng/chuồng, hạ thấp cần đậu, hoặc bỏ đi phần nóc chuồng dành cho chim tập thể dục. Nếu không thể thực hiện điều này, hãy bố trí bậc để người có thể đứng lên. Ngược lại, nếu đặt lồng trên bệ, hoặc dưới sàn nhà, chim sẽ luôn phải trong trạng thái đề phòng, bởi chúng có thể bị một con chó, một con mèo, hay một quả bóng của lũ trẻ tấn công.



· Buồn chán: Đây là nhân tố chủ yếu gây ra các vấn đề về hành vi bởi vì chim không có việc gì để làm nên chúng tự làm gì đó với chính bản thân chúng. Nếu các thành viên trong gia đình đi làm hoặc đi học từ 8-10 giờ một ngày, họ cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng cho chim. Trong môi trường hoang dã, chim thường chia thời gian mỗi ngày của nó thành thời gian giao tiếp với bạn bè và bầy đàn, thời gian kiếm mồi và ăn uống, và thời gian tắm rửa. Do đó, khi nuôi chim chúng ta nên cung cấp đồ chơi cho chim và thay đổi theo vòng tròn (hai ngày một lần hoặc hàng tuần) để chim có những trò giải trí mới lạ. Có thể giấu thức ăn trong đồ chơi hoặc treo trong lồng (nhưng phải đảm bảo tính an toàn), hoặc để ở dạng miếng lớn để chim phải mổ vỡ trước khi ăn. Vẹt là những con chim thông minh, bởi vậy bạn cần thỏa mãn trí tò mò và cung cấp đầy đủ năng lượng cho chúng.

Cung cấp những đồ chơi cho chim và thay đổi theo vòng tròn 2 ngày/ 1 lần, hoặc theo từng tuần để chim có những trò giải trí mới lạ



· Thiếu ngủ: Rất nhiều loài chim có nguồn gốc nhiệt đới. Thông thường quanh năm chúng thấy trời tối khoảng từ 10-12 giờ/ngày. Vẹt trưởng thành cần ngủ 10-12 giờ mỗi tối. Có thể thực hiện điều này bằng cách chuyển lồng/chuồng từ phòng của gia đình sang một phòng khác yên tĩnh và tối hơn để chúng có thể ngủ. Vào buổi sáng có thể chuyển lồng/chuồng chim về phòng của gia đình để chúng có thể giao tiếp với gia đình. Có thể sắp xếp một cái lồng/chuồng ngủ chuyên dụng và đặt lên “giường ngủ” của chim, còn lồng chính thì vẫn đặt tại phòng của gia đình.



Tất cả các loại vật nuôi cho dù có những biểu hiện bình thường cũng đều có thể gây rắc rối cho con người tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của chúng. Mèo thường cào và trèo lên những chỗ cao. Vẹt thường mổ vào các thứ. Chúng trở nên có vần đề khi chúng được đặt ở những nơi hoặc thời điểm không thích hợp trong gia đình con người. Con người cần phải dạy cho chúng có những hành vi phù hợp và đưa ra những quy tắc ngay khi chim mới được đưa về nhà. Đối với những chủ vật nuôi có chim mắc phải vấn đề về hành vi thì sự trợ giúp từ phía bác sỹ thú y hoặc các nhà hành vi động vật có thể rất cần thiết cho việc sửa đổi những hành vi khó chịu này. Đặc biệt, gia đình cần thay đổi cách đối xử với chim. Những chi tiết nhỏ nhặt như là chủ quyết định khi nào sẽ chơi với chim hoặc để chim lại hoặc chuyển chim về lồng sẽ nâng cao vị trí của con người trong mắt chim.
 
Bên trên