(Cadn.com.vn) - Mấy tháng trở lại đây, người đi mồi chim chào mào ở Trung Mang (xã Ba, H. Đông Giang, Quảng Nam) nhiều đến đụng đầu. Hỏi ra mới biết, nơi đây có giống chim chào mào “không đụng hàng” và “đắt” nhất miền Trung.
Chim chào mào “đắt” nhất miền Trung
Vùng Trung Mang, nơi có những đồi chè quanh năm xanh thẳm, dòng sông Vàng oằn mình uốn khúc, ôm ấp làng buôn, hồ Ban Mai trong vắt soi bóng những rặng lồ ô... là nơi thích hợp để loài chim chào mào được xem là đắt nhất miền Trung sinh sống. Thực hư thế nào chưa biết, nhưng nhìn những người mồi chim chào mào ngày nào cũng lũ lượt đến đây đủ biết loài chào mào nơi đây rất quý.
Cuối hạ đầu thu, khi những vườn mít, vườn ổi vào mùa chín rộ, cũng là lúc chào mào đua nhau chuyền cành, khoe mã và cất lên những tiếng hót líu lo, rộn rã cả một góc vườn. Bác Nguyễn Tấn Nguyên, một người nuôi chim chào mào có thâm niên ở Trung Mang kể: “Loài chào mào ở đây thì nhiều vô kể. Những năm trước, mỗi lần rảnh, tui lại “nhớ nghề” xách lồng chim mồi đi một buổi cũng được mấy chục con, chọn vài con hay để nuôi còn lại rô ti nhậu tất. Còn chừ thì hiếm rồi, phần thì chim chào mào quen bẫy nên có khi đi cả ngày chưa chắc đã được một con...”. Hớp một ngụm nước chè đặc quánh, bác Nguyên kể tiếp: “Những năm trước, giới chơi chim chỉ ưa loài chào mào Huế, to con, lông mượt, giọng hót líu lo.
Thế rồi, họ phát hiện chào mào nơi đây là loài chim quý. Cái quý đầu tiên có lẽ là do có cái bọng họng to nên giọng hót trầm trầm pha lẫn những tiếng “quách chào quyu” cao vút, kéo dài liên tiếp 2-3 hồi. Giống chào mào Trung Mang nhỏ con thôi nhưng thon dài hơn chào mào nơi khác khoảng 3cm, có cái mũ cao vươn ra phía trước, vòng cổ màu đen chạm nhau dưới ức. Đặc biệt là rất “hung” nếu chọn làm chim đi đá thì là số một. Chính vì thế mà chào mào nơi đây rất đắt! Giá một con chỉ mới bẫy về, bán tại chỗ đã là 2- 3 “xị” (2- 3 trăm ngàn). Nuôi vài ba tháng cho quen lồng, biết ăn bột, bắt đầu cất tiếng hót thì giá đến cả “chai” (1 triệu đồng)”. Tuy vậy, khi trao đổi với chúng tôi, bác Nguyên ra bề tiếc nuối: “Kiểu ni, vài ba năm nữa chào mào Trung Mang không còn một bóng chớ chẳng phải chơi !”.
Theo chân người mồi chim
Buổi sáng, Trung Mang mát lạ lùng. Sương mù cuộn tròn chân núi còn chưa tan hết đã thấy những người mồi chim chào mào từ dưới xuôi lên, tập kết tại quán cà-phê ông Khanh, chuẩn bị chia vùng đặt bẫy. Lân la hỏi chuyện, chúng tôi làm quen với anh Song, người Hòa Phú (Đà Nẵng) và xin được tận mắt chứng kiến thú chơi “tao nhã” này.
Mặt trời bắt đầu ló dạng, thoang thoảng trong không gian cái mùi ổi chín, xa xa, đâu đó đã có vài tiếng “quách chào quyu”. Chúng tôi bắt đầu lên đường nhắm hướng thôn Tà Lâu thẳng tiến. Anh Song giới thiệu với chúng tôi về đồ nghề dùng để săn chim: “Con chim chào mào Trung Mang trong lồng kia, anh mua lại của một người bẫy chim với giá 1 chai 8, cùng với cái lồng bẫy đặt thợ làm 4 xị rưỡi, đi kèm là cây sào 3 xị. vậy là đã tạm đủ...”.
Chúng tôi vào khu vườn của một hộ Cơ Tu, chọn “thế” để treo lồng. Mồi chào mào khác với mồi cu đất, không cần phải treo thật cao, cũng không cần chọn cây “mồ côi”, nhưng nhất thiết phải có nhành cây nằm cạnh lồng cho chim ngoài vào đậu. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng “cái thế”, “cái thần”, “cái cần”, “cái chốt”... anh Song bắt đầu treo chim. Chúng tôi tìm một chỗ nấp và quan sát chim về. Trong chốc lát, tiếng hót con mồi đã lúc trầm lúc bổng, nhảy qua nhảy lại như thách đố chim ngoài. Xa xa, đã có vài tiếng “quách chào quyu” đáp trả.
Lát sau, đã có một cặp chim bay đến. Con chim mồi hạ thấp người, xòe cánh, “quách chào quyu” liên tục. Chúng tôi im bặt đợi chờ, 5 phút, 10 phút... Hình như, chim ngoài “ranh” quá và sợ lồng bẫy nên “giỡn chơi” một chặp rồi vỗ cánh bay đi. Lại phải chờ, rồi tiếc nuối ngẩn ngơ! Những con vắt đã phát hiện sự xâm nhập của chúng tôi nên ngo ngoe mò tới.
Chim ngoài lại đến, anh Song kéo áo tôi bảo cúi xuống. Con chào mào còn tơ sà ngay đến. Sập bẫy! Tiếng kêu thảm thiết, bất lực! Anh Song đưa tay bắt vội con vắt no tròn bu trên bắp vế, chạy đến đưa sào lên, lấy chim xuống. Anh cười: “Cũng còn hên!”... Con chim anh nắm trên tay là con chim chào mào tơ mới ra ràng vài ba tháng. Chim loại này dễ thuần dưỡng, nếu bán cũng được 5 “xị”. Bỏ con chim vào cái túi “chuyên dụng” anh Song đưa chúng tôi đi tiếp...
Còn không tiếng “quách chào quyu”?
Chỉ đếm lướt qua những tay mồi chim có mặt trong quán cà-phê ông Khanh trong hai lượt đã là 12 người. Họ là những tay “chim tặc” có tiếng. Chỉ tính sơ sơ, nếu hai người chỉ bắt được một con chào mào thì mỗi ngày có bao nhiêu con chào mào quý nơi đây bị bắt? Và rồi “mai kia mốt nọ” liệu dưới những tán cây trong vườn, hay trên những đồi chè xanh, có còn tiếng “quách chào quyu” quen thuộc? Mỗi khi “nhớ nghề” những người coi mồi chim là cái thú, có còn chỗ mô có tiếng chim chào mào để mà treo không? Lời bác Nguyên nghe ra có lý: “Giá mà chào mào Trung Mang không đắt giá thì thú chơi “tao nhã” không đông người theo đuổi như rứa mô”...
Alăng Ngước- Nguyễn Cường
Chim chào mào “đắt” nhất miền Trung
Vùng Trung Mang, nơi có những đồi chè quanh năm xanh thẳm, dòng sông Vàng oằn mình uốn khúc, ôm ấp làng buôn, hồ Ban Mai trong vắt soi bóng những rặng lồ ô... là nơi thích hợp để loài chim chào mào được xem là đắt nhất miền Trung sinh sống. Thực hư thế nào chưa biết, nhưng nhìn những người mồi chim chào mào ngày nào cũng lũ lượt đến đây đủ biết loài chào mào nơi đây rất quý.
Cuối hạ đầu thu, khi những vườn mít, vườn ổi vào mùa chín rộ, cũng là lúc chào mào đua nhau chuyền cành, khoe mã và cất lên những tiếng hót líu lo, rộn rã cả một góc vườn. Bác Nguyễn Tấn Nguyên, một người nuôi chim chào mào có thâm niên ở Trung Mang kể: “Loài chào mào ở đây thì nhiều vô kể. Những năm trước, mỗi lần rảnh, tui lại “nhớ nghề” xách lồng chim mồi đi một buổi cũng được mấy chục con, chọn vài con hay để nuôi còn lại rô ti nhậu tất. Còn chừ thì hiếm rồi, phần thì chim chào mào quen bẫy nên có khi đi cả ngày chưa chắc đã được một con...”. Hớp một ngụm nước chè đặc quánh, bác Nguyên kể tiếp: “Những năm trước, giới chơi chim chỉ ưa loài chào mào Huế, to con, lông mượt, giọng hót líu lo.
Thế rồi, họ phát hiện chào mào nơi đây là loài chim quý. Cái quý đầu tiên có lẽ là do có cái bọng họng to nên giọng hót trầm trầm pha lẫn những tiếng “quách chào quyu” cao vút, kéo dài liên tiếp 2-3 hồi. Giống chào mào Trung Mang nhỏ con thôi nhưng thon dài hơn chào mào nơi khác khoảng 3cm, có cái mũ cao vươn ra phía trước, vòng cổ màu đen chạm nhau dưới ức. Đặc biệt là rất “hung” nếu chọn làm chim đi đá thì là số một. Chính vì thế mà chào mào nơi đây rất đắt! Giá một con chỉ mới bẫy về, bán tại chỗ đã là 2- 3 “xị” (2- 3 trăm ngàn). Nuôi vài ba tháng cho quen lồng, biết ăn bột, bắt đầu cất tiếng hót thì giá đến cả “chai” (1 triệu đồng)”. Tuy vậy, khi trao đổi với chúng tôi, bác Nguyên ra bề tiếc nuối: “Kiểu ni, vài ba năm nữa chào mào Trung Mang không còn một bóng chớ chẳng phải chơi !”.
Lồng nhử đã sẵn sàng.
Theo chân người mồi chim
Buổi sáng, Trung Mang mát lạ lùng. Sương mù cuộn tròn chân núi còn chưa tan hết đã thấy những người mồi chim chào mào từ dưới xuôi lên, tập kết tại quán cà-phê ông Khanh, chuẩn bị chia vùng đặt bẫy. Lân la hỏi chuyện, chúng tôi làm quen với anh Song, người Hòa Phú (Đà Nẵng) và xin được tận mắt chứng kiến thú chơi “tao nhã” này.
Mặt trời bắt đầu ló dạng, thoang thoảng trong không gian cái mùi ổi chín, xa xa, đâu đó đã có vài tiếng “quách chào quyu”. Chúng tôi bắt đầu lên đường nhắm hướng thôn Tà Lâu thẳng tiến. Anh Song giới thiệu với chúng tôi về đồ nghề dùng để săn chim: “Con chim chào mào Trung Mang trong lồng kia, anh mua lại của một người bẫy chim với giá 1 chai 8, cùng với cái lồng bẫy đặt thợ làm 4 xị rưỡi, đi kèm là cây sào 3 xị. vậy là đã tạm đủ...”.
Chúng tôi vào khu vườn của một hộ Cơ Tu, chọn “thế” để treo lồng. Mồi chào mào khác với mồi cu đất, không cần phải treo thật cao, cũng không cần chọn cây “mồ côi”, nhưng nhất thiết phải có nhành cây nằm cạnh lồng cho chim ngoài vào đậu. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng “cái thế”, “cái thần”, “cái cần”, “cái chốt”... anh Song bắt đầu treo chim. Chúng tôi tìm một chỗ nấp và quan sát chim về. Trong chốc lát, tiếng hót con mồi đã lúc trầm lúc bổng, nhảy qua nhảy lại như thách đố chim ngoài. Xa xa, đã có vài tiếng “quách chào quyu” đáp trả.
Treo chim mồi.
Lát sau, đã có một cặp chim bay đến. Con chim mồi hạ thấp người, xòe cánh, “quách chào quyu” liên tục. Chúng tôi im bặt đợi chờ, 5 phút, 10 phút... Hình như, chim ngoài “ranh” quá và sợ lồng bẫy nên “giỡn chơi” một chặp rồi vỗ cánh bay đi. Lại phải chờ, rồi tiếc nuối ngẩn ngơ! Những con vắt đã phát hiện sự xâm nhập của chúng tôi nên ngo ngoe mò tới.
Chim ngoài lại đến, anh Song kéo áo tôi bảo cúi xuống. Con chào mào còn tơ sà ngay đến. Sập bẫy! Tiếng kêu thảm thiết, bất lực! Anh Song đưa tay bắt vội con vắt no tròn bu trên bắp vế, chạy đến đưa sào lên, lấy chim xuống. Anh cười: “Cũng còn hên!”... Con chim anh nắm trên tay là con chim chào mào tơ mới ra ràng vài ba tháng. Chim loại này dễ thuần dưỡng, nếu bán cũng được 5 “xị”. Bỏ con chim vào cái túi “chuyên dụng” anh Song đưa chúng tôi đi tiếp...
Còn không tiếng “quách chào quyu”?
Chỉ đếm lướt qua những tay mồi chim có mặt trong quán cà-phê ông Khanh trong hai lượt đã là 12 người. Họ là những tay “chim tặc” có tiếng. Chỉ tính sơ sơ, nếu hai người chỉ bắt được một con chào mào thì mỗi ngày có bao nhiêu con chào mào quý nơi đây bị bắt? Và rồi “mai kia mốt nọ” liệu dưới những tán cây trong vườn, hay trên những đồi chè xanh, có còn tiếng “quách chào quyu” quen thuộc? Mỗi khi “nhớ nghề” những người coi mồi chim là cái thú, có còn chỗ mô có tiếng chim chào mào để mà treo không? Lời bác Nguyên nghe ra có lý: “Giá mà chào mào Trung Mang không đắt giá thì thú chơi “tao nhã” không đông người theo đuổi như rứa mô”...
Alăng Ngước- Nguyễn Cường
Relate Threads
Latest Threads