Diễn Đàn Chim Cảnh

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Thảo Luận lồng ép mộc có nên bịt tấm meka ko

dogiatuan

Thành Viên
Bài viết
24
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Thân chào các bácNhư tiêu đề e đã nêu. E vừa mua 1 chú mộc đèo chủ chim nói nuôi đc 1 tháng. Lúc chụp ảnh và xem video thì nó bthg nhưng lúc vận chuyển từ đà nẵng về ninh bình tjif mặt nó đã trầy xước. E mới nuooi e nó đc 3 ngày mànó đâm lôngf toét hết mặt mũi. E đang đinhj mua 1 chiếc lồng ép mộc bịt tấm meka3 mặt và 1 mặt nóc để lại mặt cửa . Như vậy đc ko.
Tiện các bác chỉ cho e cách đặt cầu trong lồng ép mộc. Nên 1 cầu để cao hay 1 cầu chính phụ.
E xin cảm ơn
 
Ðề: lồng ép mộc có nên bịt tấm meka ko

bác mua cái lồng ép mộc vuông nan mau của huế ấy .. nhốt mộc rất thích vì ko bị đâm mặt, đừng nhốt lồng cao hoặc lồng nan thư chim bổ vỡ hết mặt đấy !
 
Ðề: lồng ép mộc có nên bịt tấm meka ko

bác mua cái lồng ép mộc vuông nan mau của huế ấy .. nhốt mộc rất thích vì ko bị đâm mặt, đừng nhốt lồng cao hoặc lồng nan thư chim bổ vỡ hết mặt đấy !

Bác nói rõ đc ko hiện tại e đang nhốt nos trong lồng 5 vanh. Che từ nóc xuống đến câù phụ . Lồng màu huế là lồng ntn.
Có phải lồng vuông phần phía trên nan gấp 2 phần phía dưới có phải ko ạ. Hoặc bác có cái hình cho e cuungx đc
 
Ðề: lồng ép mộc có nên bịt tấm meka ko

Điều đó là cần thiết bác ơi.bh cũng có lồng nan mau để ép mộc không cần dùng hộc nhé
 
Ðề: lồng ép mộc có nên bịt tấm meka ko

Gọn nhẹ,rẻ tiền thì cứ hộc bịt mika 3 mặt.có điểu kiện thì dùng lồng nan mau để ép mộc
 
Ðề: lồng ép mộc có nên bịt tấm meka ko

cái lồng nan mau bi giờ tầm 100k thôi chứ mấy mà điều kiện :D cái lồng hộc 3 mặt mika giá khéo còn đắt hơn :D
 
Ðề: lồng ép mộc có nên bịt tấm meka ko

Chim mộc nên nuôi lồng nan mau để khi thúc nan lồng bớt bị vỡ mặt bác ah
 
Ðề: lồng ép mộc có nên bịt tấm meka ko

Mau có nghĩa là dày đó bác, chắc nó bằng nửa khoảng cách nan lồng thường là người ta đan rồi.
 
Ðề: lồng ép mộc có nên bịt tấm meka ko

theo kinh nhiệm của mình thì bây giờ mình thích ép mộc bằng lồng 5 vanh hơn.

lồng vuông ép mộc bịt mika nóc và 3 góc mục đích cho chim đứng chỗ đông người nhanh dạn và ko bị đâm mặt và bám vanh ngoái nhưng chim hay bị giật mình khi có động và sau có tật hay đứng đáy lồng.

mình ép bằng lồng 5 vanh phủ áo lồng gần hết cầu chính nếu chim sợ nó sẽ lên cầu phụ đứng, treo chim từ chỗ vắng đến đông người, áo lồng vén lên dần tùy độ dạn của chim..
kết quả chẳng con nào bị tật ngoái, lộn hay đâm rách mặt cả mà ko có tật đứng đáy lồng thế là ngon rùi.. nói chung thuần mộc, bổi cứ sinh từ ko vội dc...
có gì thiếu sót các bác bổ xung nhé :)
 
Ðề: lồng ép mộc có nên bịt tấm meka ko

theo kinh nhiệm của mình thì bây giờ mình thích ép mộc bằng lồng 5 vanh hơn.

lồng vuông ép mộc bịt mika nóc và 3 góc mục đích cho chim đứng chỗ đông người nhanh dạn và ko bị đâm mặt và bám vanh ngoái nhưng chim hay bị giật mình khi có động và sau có tật hay đứng đáy lồng.

mình ép bằng lồng 5 vanh phủ áo lồng gần hết cầu chính nếu chim sợ nó sẽ lên cầu phụ đứng, treo chim từ chỗ vắng đến đông người, áo lồng vén lên dần tùy độ dạn của chim..
kết quả chẳng con nào bị tật ngoái, lộn hay đâm rách mặt cả mà ko có tật đứng đáy lồng thế là ngon rùi.. nói chung thuần mộc, bổi cứ sinh từ ko vội dc...
có gì thiếu sót các bác bổ xung nhé :)
Có thể ép lồng nào cũng được,nhưng cơ bản là bác ép với loại chim nào mà thôi,nếu gặp chim già rừng khả năng ép của bác là sẽ mất nhiều thời gian hơn đấy
 
Ðề: lồng ép mộc có nên bịt tấm meka ko

theo kinh nhiệm của mình thì bây giờ mình thích ép mộc bằng lồng 5 vanh hơn.

lồng vuông ép mộc bịt mika nóc và 3 góc mục đích cho chim đứng chỗ đông người nhanh dạn và ko bị đâm mặt và bám vanh ngoái nhưng chim hay bị giật mình khi có động và sau có tật hay đứng đáy lồng.

mình ép bằng lồng 5 vanh phủ áo lồng gần hết cầu chính nếu chim sợ nó sẽ lên cầu phụ đứng, treo chim từ chỗ vắng đến đông người, áo lồng vén lên dần tùy độ dạn của chim..
kết quả chẳng con nào bị tật ngoái, lộn hay đâm rách mặt cả mà ko có tật đứng đáy lồng thế là ngon rùi.. nói chung thuần mộc, bổi cứ sinh từ ko vội dc...
có gì thiếu sót các bác bổ xung nhé :)

Mình cũng toàn làm theo cách này.treo 1 cầu chính và 2 cầu bán nguyệt sole nhau.khi nào chim hoảng thì khác lên cầu trên chỗ kín áo tránh,đỡ phải bay nhảy loạn hết cả lên,xấu hết chim
 
Ðề: lồng ép mộc có nên bịt tấm meka ko

Gửi lại bài đã đăng chia sẻ với các Bác mới chơi Chào Mào,có gì chưa chuẩn mong các Bác bổ sung thêm với nhé:

Trước đây em cũng đã chia sẻ với các bác trên DD một số kinh nghiệm của em về cách thuần dưỡng chim,e viết 1 bài mất gần 3h bây h tìm mãi không thấy để gửi lại cho Bác nên đành viết lại gửi Bác.
Không phải giới thiệu chắc Bác cũng biết câu "Chơi chim dưỡng trí" vì nó đòi hỏi lòng kiên trì+đam mê và học hỏi…
Trướctiên khi bác chơi chim phải xác định trước chơi theo hình thức nào và chơi chim vùng nào(Chim bắc hay chim Miền,chơi hình dáng mào lân,đinh…ếm đậm.....hay chơi cafe,thi thố.....hay đơn thuần nghe hót cho vui cửa vui nhà....) cái này nghe có vẻ hơi thừa nhưng nó sẽ là tiêu chí nuôi dưỡng niềm đam mê của mình đấy.Có nhiều Bác đang chơi chim Bắc,trúng số mua em Trung mang một đống tiền về sau lại bán vội mất thêm 1 đống tiền nữa,vì để thì e nó học giọng Bắc bán thì mất giá,để lại thì lại phải tống sạch cả đám chim Bắc đi tiến thoái lưỡng nan....
Còn với quan điểm của riêng em thì em chỉ nuôi duy nhất 1 e bắc Tây hồ hiện h cũng đã mang tặng bạn bè rồi,vì nhà toàn chim Miền nên không để nhà được.Chim miền có nhiều ưu điểm hơn hẳn chim Bắc,thứ nhất giọng hay,dài,đảo tông nhanh,tố chất đấu đá tốt cái này là do bản chất vùng miền mà có(vùng đất miên trung cằn cỗi,rừng sâu,núi hiểm thiên nhiên không ưu đãi,muốn kiếm được thức ăn con chim phải thể hiện được mình,Chào mào lại là giống không di cư nên tự bản năng chim sinh ra tại những vùng đó đã có bản năng chiến đấu cao hơn) Tuy nhiên ở bất cứ vùng nào cũng có chim hay vấn đề là tỷ lệ chim hay ở đâu nhiều hơn thôi.Cũng chính vì điều không thể phủ nhận đó mà hiện tại chim Miền có giá cao hơn hẳn chim Bắc.Chim bẫy đấu mua tại cửa rừng cũng là 500-600k/1e,còn tách lồng là700-800k.Nếu may mắn mua được chim bẫy lưới cũng đã là 350k rồi.Nhiều Bác mua bảo chim Quảng,Huế giá 300k thì không dám chắc có chuẩn được không?lan man chút có vẻ hơi thừa em xin đi vào vấn đề chính của Bác là cách thuần dưỡng chim.Em xin được chia sẻ kinh nghiệm của em như sau:

Đối với tất cả các loài muốn thuần dưỡng được nó,thì phải làm cho nó mất tính "Rừng" và cho nó hiểu mình là bạn của nó.
1-Thuần dưỡng
Để bớt tính Rừng thì sẽ phải tìm cách khống chế nó,bác cho em nó vào lồng vuông ép mộc là tốt nhất,nhớ có khay hứng phân và 1 cầu phụ cho em nó đậu khi ngủ nhé,để khi thay phân nó không bị hoảng,sau đó dùng tấm bìa bịt nóc lồng lại,các mặt còn lại trừ mặt trước bác dùng tấm nhựa cắt từ túi đựng giấy tờ(My-clear) loại màu sáng dầy 1 chút gắn vào các mặt của lồng,cao cấp hơn thì tự các bác tìm vật liệu thay thế nhé.Đại loại trông nó giống như 1 cái hộp chỉ có 1 mặt trước và khay hứng phân.Câu hỏi là tại sao phải làm như thế?đơn giản là khống chế không cho nhảy nhiều khi hoảng,vì hoảng không mấy khi chim nhảy về phía trước,đơn giản nó đang muốn trốn nên nhảy nên nóc và các mặt bên,mà nhảy 1 vài ngày mà không bám được chân vào đâu thì dần e nó sẽ bớt nhảy,với cách này thì chim bớt nhảy,không bị vỡ mặt,ít khi bị hỏng móng,tránh được tật ngoái lộn,ngoái lộn chủ yếu xảy ra trong thời gian này và thông thường chim ngoái lộn chủ yếu tập chung vào chim má trắng nuôi lên những em này cực kỳ khó chữa.còn đối với những em bổi thì thường it bị tật này hơn (chú ý cửa lồng đóng xuống thật khít,tránh việc khi hoảng chim nhảy loạn dễ bị giắ tmóng chân vào khe cửa này là mất móng). thức ăn nên cho vào cóng thủy tinh cho dễ nhìn,nước uống cho vào loại ống để chim không sinh tật tắm cóng nước,và điWC vào cóng nước(đối với chim đấu mà tắm cóng thì trông chán lắm)

2-Chế độ dinh dưỡng cho chim
Đối với vật nuôi nói chung để nhanh thuần thì chỉ có 1 cách là bỏ đói nó nhưng nhớ là đừng bỏ khát (khát là nó suy chim nhanh và dễ die)cái này là kinh nghiêm của các Bác thuần dưỡng thú nuôi ở Rạp xiếc nhé.
Tạo ra phản xạ có điều kiện cho chim bằng cách cho ăn đúng giờ,sáng dậy h nào thì cho ăn h đó khoảng 6-7h nên chỉ 1 người cho ăn trong thời gian này,ước lượng vài lần lượng cám của từng con chim cho ăn đến khoảng 3-4h là hết từ lúc đó đến sáng hôm sau là bị bỏ đói không cho ăn bất cứ thứ gì ngoài cám và nước trong thời gian này,sau khoảng 1 tháng thì chim có phản xạ với việc xuất hiện của chủ qua âm thanh giọng nói hoặc qua mùi người cái này là do cảm giác chủ quan của em thôi nhé(vì thế thời gian này chỉ nên 1 người cho nó ăn,để nó dễ nhận biết đâu là bạn nó đây là cách luyện phản xạ có điều kiện đối với tất cả vật nuôi,đúng h cho nó ăn nó sẽ dần hiểu mình là bạn của nó,và khi nó đói thì nó luôn chỉ chờ mình đến cho nó ăn nó sẽ nhanh dạn hơn),khi nó thấy mình đến nó biết là được ăn nó đỡ sợ hơn.(Người bị thế này chắc không chịu nổi1 tuần đâu Bác nhỉ……………hic hic)
Trong thời gian này e cũng chẳng tắm táp gì cả,tất nhiên nếu tắm được thì chim sẽ nhanh thuần hơn,nhưng ngược lại rất dễ bu nóc lồng ngoái lộn.Đến tháng thứ 2 mà vẫn giẫy như con ma thì vẫn phải duy trì tiếp quá trình thuần dưỡng như vậy(thông thường con nào mí đỏ,già rừng cũng chỉ mất hơn2 tháng là đã cảm thấy sự chấp nhận của em nó trong cảnh lao tù).Lúc đó thỉnh thoảng cho con cào cào,sâu xem nó phản ứng ra sao?Nếu đã tới độ mong muốn thì đưa em nó qua lồng tắm để tháo các tấm quây hoặc chuyển qua lồng khác có kích thước tương đương,Luôn nhớ rằng đối với chào mào trong lồng luôn có 1 cầu phụ để em nó đậu khi ngủ,cái này tương đối quan trọng trong quá trình thuần dưỡng để tránh cho chim có tật ngủ Dơi(treo mình như Dơi khi ngủ dễ hỏng bộ móng,đuôi bị hỏng khi mắc vào nan lồng và ngủ luôn trọng trạng thái không an toàn…..em nào mà đã bị tật ngủ này thì đừng mong có được bộ lông đẹp Bác nhé. thường các bác ở nhà ống nuôi trên tầng thượng,khi chim đã đi ngủ gặp tiếng động mạnh nó nhảy bám vào vanh lồng hoặc đỉnh lồng rồi cứ thế ngủ luôn,e nó đang ngon giấc bác lại lên tầng tập thể dục buổi tối,giặt quần áo …bật đèn lên có ánh sảng và tiếng động,em nó vẫn đang bám vào nan lồng ngẹo đầu nhớn nhác nhìn rồi nhảy xuống cầu chính đây chính là nguyên nhân chủ yếu sinh ra tật ngoái lộn, do chim bị hoảng nhiều nên sinh tật ngoái lộn. Điều này xảy ra với chim bổi mới về (thậm chí cả với chim đã có tuổi lồng mới mua về khi mua không có tật này) Với chim đã có tuổi lồng khi mới mua về phải kiểm tra khi em nó ngủ có đậu vào cầu phụ không nếu ngủ Dơi phải đánh thức e nó dậy để nó tìm cầu phụ nó đứng khi đã đậu cầu phụ rồi nó ngủ bác có bật đèn lên nó vẫn đứng yên luôn trừ khi có tiếng động mạnh,(Chim bị thay đổi vùng miền và lạ nhà các bác để cho e nó 1 tuần cho tĩnh chim sẽ ít bị hơn). em đã theo dõi rất nhiều qua camera chống trộm nên em thấy vậy.

Thời gian tiếp theo gài móc xiên hoa quả ra ngoài(tránh việc thò tay vào trong lồng,làm em nó hoảng) bổ sung thêm hoa quả tùy thích,chú ý cho ăn ít Cam thôi nhé.Mồi tươi cho ăn cào cào thì tốt nhưng chỉ cho như phần thưởng thôi.Trong thời gian thuần dưỡng các cao thủ nuôi chim thường nói cho ăn cám nhạt,như cám Ba vì…..em nghĩ cái này tương đối chuẩn,nhưng có một điều nhận thấy là chim bị phai đần phần lông đỏ ở đuôi,trông khá nhợt nhạt và teo tóp,nên em manh dạn chia sẻ loại cám em tự chế biến chủ yếu dựa trên các loại ngũ cốc và hoa quả gồm có Gạo 3 phần+1Ngô+1đỗ tương+1lạc+1vừng vàng+1đỗ xanh+Trứng gà(ví dụ nếu lấy 10 trứng thì em luộc 5 quả lấy lòng đỏ+5 quả để tươi)+tép rang+Cà chua+cà rốt+gấc+muối (có thể thay bằng dầu gấc).Với quan điểm cám đủ dinh dưỡng,chỉ làm bằng những gì đơn giản không bị phụ thuộc vào các thành phần khó tìm và đơn giản là chim ăn tiêu hóa hết không thấy bị đi ngoài thế là ổn.Đây là cám chim















Còn khi thúc lửa thì buộc lòng phải dùng cám kích rồi.
Phong độ hiện tai của chiến binh Huế nàyhttp://www.youtube.com/watch?v=AcmV_g1ZYGI
http://www.youtube.com/watch?v=rlFNn1nEA2k
3 -Luyệntập cho chim
Nếu có điều kiện đầu tư quả lồng tập lực(với các bác không có nhiều không gian) còn với các bác có diện tích rộng thì là quả lồng chạy đất hoặc avy thì tuyệt cái này để phục vụ tập lực và chữa trị ngoái lộn.
Đối tượng ngoái nhẹ bác cứ đầu tư quả lồng tập lực 40x40x120 nam cáp quang hoặc nan tre ,theo quan điểm của em lồng tập lực không nên làm bằng lưới sắt vì e chỉ sợ lám mất móng của e nó thôi,còn Aviary thì làm lưới sắt chống anh Tý thì tuyệt vời (giá khoảng 600-800k) dán nilông trắng vào trong đỉnhlồng(không bit nóc lồng bằng vật liệu tối màu) ,bố trí 2 cầu cao bằng nhau ởhai đầu lồng(tuyệt đối không bố trí cầu bên cao bên thấp,trong lồng phải lắp 1cầu phụ cho ở trên cao giữa lồng.để nước bên đầu này thì thức ăn bên đầu kia)hàng ngày cố gắng bỏ ra 2 lần mỗi lần tối đa 20 phút,1 lần buổi sang và 1 buổichiều

quá trình tập lực
http://www.youtube.com/watch?v=1bedQp0ThR4
sau khi tập lực
http://www.youtube.com/watch?v=_x2O6eNBfFk
Tậplực cho em nó,lần đầu cho chim vào làm quen lồng khoảng 30 phút bác bắt đầu lùaem nó từ từ,cho bay từ cầu này sang cầu kia,khi em nó đã quen mình sẽ tăng tốc,ngày đầu cho e nó tập từ 5-10 phút rồi sẽ nâng dần đến max 20 phút,trong quá trình tập nếu thấy em nó ngã thì lùa chậm lại hoặc thôi.cho em nó tập nhưvậy khoảng 10 ngày(tức là 20 lần tập luyện thì lúc đó nhốt luôn em nó vào lồngtập lực khoảng 2 tháng hàng ngày vẫn chế độ luyện tập như vậy) Ngày mai rảnh ephọt quả clip lên bác dễ hình dung.Em xin trả lời câu hỏi “Tại sao phải làm như vậy?”

Thứ1 khống chế nóc lồng không có chỗ bám(thế là bớt được lộn từ trên xuống)
Thứ2 treo một mặt lồng vào tường bớt được 1 mặt bám vào vanh lộn xuống.
Thứ3 đặt cầu chính 2 đầu lồng cách xa 2 đầu hồi khoảng 20cm vượt khỏi tầm lộn củaem nó khi có ý định bám vào vanh đầu hồi lộn xuống(vì chiều cao lồng có 40cm ethấy để thể là vừa,lồng có chiều cao hơn nên để xa hơn)
Thứ4 là 2 cầu chính kiếm cành cây thật là ngoằn ngèo,1 cành to 1 cành bé (cành toto gấp đôi cành bé) cành ngoằn ngèo để nó khó xác định vị trí nó có lộn bám không vững là ngã bổ nhào,hằng ngày 2 cầu này phải đổi vị trí để nó khó xác định (tốt nhất là cầu chính chỉ để lại 1 đoạn khoảng 15 cm ở giữa cho nó đứng và chỗ đoạn nó đứng để ăn,uống.còn lại e gọt nhỏ như đầu đũa,đại loại là nómuốn đứng vững thì sẽ phải bám thật chặt móng vào nên khống chế nó lộn xuống không đứng vững sẽ không dám lộn nữa.
Còn tại sao lại phải dùng lồng này? thì theo em là chim nhốt lồng nhỏ nó không bao h được bay,mà chỉ được nhảy,nhảy nhiều ở cùng một vị trí mãi chắc nhàm quá nó mới giở trò lộn hoặc do nguyên nhân ngủ Dơi,hay bị mèo,chuột lùa…………ở lồng rộng nó thường xuyên phải bay từ đầu này sang đầu kia để ăn uống nên chắc cũng mệt hơn,hằng ngày lại bị lùa cho 2 trận mỏ há hốc,lại bị khống chế nhiều vì trí nên khó ngoái lộn.Em nào vào lồng này lúc nào các bác thấy em nó bay trên không như con chim Gõ kiến là lúc đó thành công đã đến gần.Những trường hợp ngoái lộn nhẹ em đã chữa thành công không dưới 10 em cho anh,bạn bè nhẹ thì mất 2 tháng,nặng hơn 4 tháng(Trước đây vì nhà em có lắp cái camera chống trộm nên qua màn hình em theo dõi được sinh hoạt của Chào mào+đọc sách+học hỏi các vị tiền bối nên có chút kinh nghiệm chia sẻ cùng các bác.Nếu có tiền bối nào đọc được thấy điều gì chưa đúng mong được các tiền bối gạch đá để em được mở mang thêm tầm mắt)

Nếu bác nào chót đam mê môn này thì cố gắng rèn tính kiên trì,chơi trò này không vội được đâu. Mong bác sớm thuần dưỡng được chú chim thân yêu của mình.(Nếu báccó nhu cầu về cám trong quá trình thuần dưỡng thì bác alô e 0904009956 ở Hoàng Quốc Việt -HN,e để lại cho bác 0,5-1kg cái này em chỉ làm đủ dùng cho chim ở nhà và mấy anh em trong xóm thôi,hẹn có dịp may mắn được giao lưu cùng các Bác)Em đi ngủ đây muộn quá rồi

Loại lồng ép Mộc

 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bên trên