Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.
Tật này thì theo mình là vô phương cứu chữa. Mình nói như vậy cũng là do mình đã thử rất nhiều cách mình xin nói qua cho các bạn hình dung nhé.
Nói về Ngoái ngửa trc nhé.
Mình có một chú chim bị ngoái, mình đã thả thử trong avri, cao 2m50, rộng và dài hơn 2m đủ cành đậu trong gần năm trời, khi chim đậu hoặc bám trong thành lưới của avri thì ko sao cả nhưng khi về lồng thì đâu lại vào đấy hic hic vẫn cứ ngoái đều.
Mình thấy do chú bám vanh trên cùng ngửa lại nên mình bịt vanh trên cùng lại thì chú chuyển xuống bám các vanh dưới hic hic nên tiếp tục các vanh dưới cũng đc bịt lại nhưng cũng ko ăn thua, chú ko bám vanh ngoái thì chuyển qua đứng cầu ngoái hic hic
Cái bệnh này ăn sâu vào tiềm thức rồi, chắc chỉ có phẫu thuật thay cổ thì may ra khỏi hihi cái bệnh này cũng tùy chim mới mắc và do cách nuôi của chủ thường do ép quá.
Tiếp đến là lộn. Chim lộn cũng đc thả vào avri trong 1 thời gian khá dài nhưng mình thấy nó bay cũng có vẻ muốn lộn, khi thả về thì lại tiếp tục làm xiếc.
Căng dây hic hic dùng 2 sợi dây mảnh căng phía trên cầu làm cho chim bị ngã vài lần nên chim rút kinh nghiệm ko lộn lên nóc nữa chuyển qua lộn vào thân lồng
cách bịt nóc cũng cho kết quả tương tự.
Cắt lông cánh cách này làm cho chim ko lộn đc do ko thăng bằng đc nhưng khi ra lông cánh lại đảm bảo đâu cũng lại vào đó.
=> Tóm lại là khi nuôi chim mộc cần phải có chế độ nuôi dưỡng hợp lý, không nên nuôi lồng quá chật, lồng nuôi mộc nên phủ áo lồng chỉ hé cửa để chim thấy sáng ăn, có thể tò mò nhòm ngó ra bên ngoài nhưng khi có động có 1 chỗ chốn an toàn trên cầu phụ. Dần rà các chú cũng dạn dĩ hơn thì ta có thể hé to thêm dần sau khi chim tương đối dạn dĩ ta có thể bung áo lồng thì khi mang chim đến các chỗ lạ chim vẫn có thể bị hoảng nên ta phải dùng áo lồng buộc phần vanh cong trên cùng lại như hình.
Và châm ngôn mà mình rất thích đó là: "
Phòng còn hơn chống"
Thân!