Chim tiểu mi vốn là loài chim khá dễ tĩnh, khi chăm sóc không cần quá cầu kỳ. Hãy cùng theo dõi chia sẻ cách chăm sóc chim tiểu mi dưới đây.
Cách chăm sóc chim tiểu mi
Tiểu mi là loài dễ chăm sóc, không cần các thức ăn hay chế độ chăm sóc cầu kỳ, phức tạp.
– Về thức ăn: Chủ đạo là sâu gạo, thỉnh thoảng bổ sung một vài loại thức ăn tươi khác như: dế, cào cào, sâu loại lớn … cho phong phú thêm nguồn thức ăn. Thức ăn đóng vai trò quan trọng với tiểu mi. TM sống trong rừng, thức ăn đa dạng hơn trong điều kiện nuôi nhốt. Bạn nên ổn định thức ăn, khi TM quen với thức ăn thì cũng là lúc nó tích luỹ lửa trong người để cất tiếng hót.
+ Cách vào cám: Không nên vội vàng trong giai đoạn này. Bạn chỉ cần 3 cóng trong lồng TM, 01 cóng sâu, 01 cóng sâu trộn cám (1 phần sâu, 2 phần cám), 01 cóng nước sạch.
+ Cứ lặp lại quá trình trên, khi nào thấy trong cóng nước có vài hạt cám là bạn đã vào cám thành công.
– Về nước uống: Không cần thiết phải nước đun sôi để nguội, chỉ cần nước sạch, không có vật lạ, trong thì chim đểu dùng được.
– Chế độ tắm chim: Loại chim cảnh nào cũng vậy, nếu được tắm hàng ngày đều có lợi. Thứ nhất, lông chim được mượt mà và sạch sẽ, tránh rận mạt. Thứ hai, quá trình tắm chim thể hiện sự chăm sóc chu đáo của chủ với chim, TM sẽ nhận ra điều này và nhanh thuần hơn. Thức ba, trong khi tắm chim, bạn tranh thủ cọ rửa lồng, dọn phân làm sạch sẽ môi trường sống, làm thơm tho nhà cửa.
+ Cách tắm: Bạn dùng loại lồng tắm cho khuyên. Theo quan điểm cá nhân của mình thì không cần dung chậu tắm to, chim dễ sợ và mất nhiều thời gian cho việc làm quen chậu tắm. Mình chỉ dùng nắp hộp sữa Milo loại lớn, cho nước vào và đem lồng chim ra nắng nhẹ. Chim ngó nghiêng một thời gian sẽ nhảy vào tắm ngay.
+ Đối với bản thân mình, khi đã nuôi đến chú chim tiểu mi thứ ba, mình nhận thấy tuỳ vào nết con chim mà nhanh hay chậm tắm. Tuy nhiên, con nào chậm lắm cũng chỉ 1 tuần là biết tắm trong lồng, có con bổi đem về là tắm sảng khoái ngay, không cần phơi nắng gì cả.
– Chế độ tắm nắng: Chăm sóc chim tiểu mi sống ở các bụi cây thấp, việc tắm nắng là cần thiết nhưng không được lạm dụng. Bạn chỉ nên cho chim ra nắng chừng 5-10 phút. Nếu lâu hơn chim có thể chết. Các bạn đừng băn khoản khi cho TM tắm nắng ít vì các lý do sau:
+ Chim tiểu mi có bộ lông ko rực rỡ, ít nhu cầu tỉa tót cũng như tổng hợp các chất trong ánh mặt trời để làm rực rỡ bộ lông của mình.
+ Chim tiểu mi là loài hiếu động, nhảy đi nhảy lại nhiều trong lồng nên cũng ít nguy cơ liệt chân do thiếu vitamin D.
– Chế độ đấu dợt
+ Để chim tiểu mi cất giọng hót, bạn chỉ cần làm theo các bước trên. Theo quan điểm của cá nhân tôi, những người yêu giọng ca của chim tiểu mi khi lần đầu nghe giọng nó hót đã sướng tê người rồi. Chất giọng này là hỗn hợp của những âm thanh tự nhiên: tiếng suối chảy, tiếng các loài chim khác: chi chi, khướu, sâu, …… Điều tôi thích ở giọng hót tiểu mi là nó có sự du dương, chuyển từ cao độ xuống thấp độ rõ rệt. Có thể nói mỗi lần Tiểu mi cất giọng, tiếng hót véo von phát ra lắp vừa vặn vào 1 khuôn nhạc, có trầm có bổng, có ngân nga luyến láy. Và hay nhất là không còn nào hót y chang con nào, mỗi con có một cách hát khác nhau bản nhạc tự nhiên, có con ra giọng nhanh, gấp như rock, có con ra giọng dìu, nhẹ, thi thoảng nhấn mạnh như Blues hay Jazz.
Toàn bộ cách chăm sóc chim tiểu mi vừa được chia sẻ bên trên, hi vọng những chia sẻ này sẽ cực kì có ích cho những ai đang sở hữu một chú chim như thế này.