Site iconChimCanh.Vn

CÁCH CHỌN NUÔI VÀ CHĂM SÓC CHIM KHUYÊN (Phần 1)

KHÁI QUÁT VỀ HỌ CHIM VÀNH KHUYÊN

Họ Vành khuyên hay khoen (danh pháp khoa học: Zosteropidae) là một họ chim thuộc bộ Sẻ(Passeriformes) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Phi, miền nam châu Ávà

Australasia

. Chúng cũng sinh sống trên phần lớn các hòn đảo của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nhưng có lẽ không có tại khu vực viễn đông của Polynesia. Nhiều loài trong họ này là đặc hữu, chỉ có tại một vài hòn đảo nào đó, trong số đó các loài với lưng nâu chỉ sinh sống trên các hòn đảo, nhưng những loài còn lại thì có sự phân bổ khá rộng. Loài vành khuyên châu Đại Dương (Zosterops lateralis), định cư tự nhiên tại

New_Zealand

, tại đây người ta gọi nó là “wax-eye” (mắt sáp) hay tauhau (“kẻ xa lạ”), từ năm 1855.

Các loài chim trong họ này nói chung rất khó phân biệt theo bề ngoài, bộ lông ở các phần trên của chúng nói chung .hoặc là có màu hơi xỉn như màu ôliu ánh lục, nhưng một số loài có phần lông ở họng, ngực hay các phần dưới màu trắng hay vàng tươi, và một vài loài có phần hông màu vàng sẫm như màu da bò. Nhưng, như được chỉ ra trong tên gọi khoa học của chúng, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại để chỉ cái vành đai quanh mắt, xung quanh mắt của nhiều loài có một vành tròn màu trắng dễ thấy. Chúng có các cánh thuôn tròn và các chân khá khỏe. Chiều dài cơ thể tối đa khoảng 15cm (6 inch).

Tất cả các loài trong họ này đều sống thành các bầy lớn và chỉ tách ra khi tới mùa sinh sản. Chúng làm tổ trên cây và đẻ 2-4 trứng màu lam nhạt không đốm. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng, nhưng cũng ăn cả mật hoa và quả của nhiều loài thực vật. Loài vành khuyên châu Đại Dương có thể là vấn đề tại các vườn nho tại

Australia , do chúng khoét các quả nho và do đó làm giảm phẩm cấp của nho.

Phân loại

Họ Vành khuyên được coi là một họ riêng biệt từ khá lâu trong lịch sử phân loại, do chúng là đồng phát sinh khi xem xét về mặt hình thái và sinh thái, dẫn tới ít có sự bức xạ thích nghi và rẽ nhánh trong tiến hóa.

Chi Apalopteron, trước đây được đặt trong họ Hút mật (Meliphagidae), đã được chuyển tới họ Vành khuyên trên cơ sở của các chứng cứ di truyền. Chúng khác biệt một cách rõ nét về bề ngoài với các loài điển hình thuộcchi Vành khuyên (Zosterops), nhưng lại khá gần với một vài chi sinh sống trong khu vực Micronesia; kiểu màu lông của chúng là sự lưu giữ tương đối đơn nhất của vành mắt trắng không hoàn hảo.

Năm 2003, Alice Cibois đã công bố các kết quả trong nghiên cứu của bà về các chuỗi dữ liệu ADN ti thể (mtDNA) cytochrome b và 12S/16S rRNA. Theo kết quả của bà, các loài chim dạng vành khuyên có lẽ tạo thành một nhánh cũng chứa cả chi Khướu mào (Yuhina), là chi mà cho tới thời điểm đó vẫn được đặt trong họ Họa mi (Timaliidae), một họ lớn có thể coi như một “thùng rác” (chứa các loài hổ lốn, vị trí không rõ ràng). Các nghiên cứu ở mức phân tử trước đây (như Sibley & Ahlquist 1990, Barker và ctv 2002) cùng với các chứng cứ hình thái học đã đặt một cách không dứt khoát các loài chim dạng vành khuyên như là các họ hàng gần gũi nhất của họ Timaliidae. Nhưng một số câu hỏi vẫn tồn tại, chủ yếu là do các loài trong họ vành khuyên là rất giống nhau về thói quen và hành vi, trong khi các loài trong họ Họa mi lại khá khác nhau (với những kiến thức hiện nay, người ta đã biết rằng định nghĩa trước đây của họ này là đa ngành).

Vành khuyên họng vàng (Zosterops palpebrosus)

Cùng với các loài khướu mào (và có thể là cả một số chi khác của họ Timaliidae), thì các giới hạn giữa nhánh vành khuyên với nhánh họa mi “thật sự” của Cựu thế giới trở nên không rõ ràng. Vì thế, một số ý kiến khoa học đầu năm 2007 đã nghiêng về phía hợp nhất nhánh chứa vành khuyên vào trong họ Timaliidae, có lẽ dưới dạng của một phân họ có danh pháp là “Zosteropinae” (phân họ Vành khuyên). Tuy nhiên, chỉ có rất ít các loài trong họ Vành khuyên đã được nghiên cứu kỹ lưỡng với các kết quả mới, và gần như tất cả các loài này đều thuộc chi Zosterops mà tại thời điểm hiện nay dường như chúng vẫn ở tình trạng hổ lốn. Ngoài ra, nhiều chi/loài trong họ Họa mi vẫn chưa được giải quyết triệt để về quan hệ phát sinh loài. Có hay không có giới hạn rõ ràng của phân họ Vành khuyên/ họ hợp nhất mới vẫn đang là câu hỏi cần có thêm các nghiên cứu bao hàm toàn diện hơn của cả nhóm này lẫn họ Timaliidae để có thể giải quyết.(Jønsson & Fjeldså, 2006)

Ví dụ, sửa đổi của cả chi Yuhina và chi Stachyris trong công trình nghiên cứu của Cibois và ctv. năm 2002, dựa trên cùng các gen như trong công trình nghiên cứu của Cibois năm 2003, đã cho rằng các loài sinh sống tại khu vực Philippines mà một số tác giả khác cho là thuộc về chi Stachyrisus thì trên thực tế lại thuộc về chi Yuhina. Tuy nhiên, khi bài điểm báo của Jønsson & Fjeldså (2006) được phát hành, thì đã không có nghiên cứu nào được thử nghiệm để đề xuất quan hệ phát sinh loài cho chi Yuhina theo định nghĩa mới. Vì thế, Jønsson & Fjeldså (2006) có thể đã đưa ra quan hệ phát sinh loài một cách sai lầm cho nhóm này. Dường như là chi Yuhina là đa ngành, với khướu mào cổ trắng (Yuhina diademata) có lẽ có quan hệ gần gũi với tổ tiên của chi Zosterops hơn là gần với các loài khướu mào khác, bao gồm cả các loài đã chuyển từ chi Stachyris sang (Cibois và ctv. 2002).

Các chi

Vành khuyên Mascarene

Zosterops borbonicus borbonicus

Chi nghi vấn

Khướu mào gáy trắng (Yuhina bakeri), một họ hàng gần của vành khuyên

o            Nhánh cơ sở: Khướu mào cổ trắng (Yuhina diademata)

o            Nhánh Philippines: Khoảng 9 loài

o            Nhánh chưa giải quyết xong: Khoảng 9 loài

HỌ VÀNH KHUYÊN TRÊN THẾ GIỚI GỒM KHOẢNG 96 LOÀI

VIỆT NAM CÓ 3 LOÀI CHÍNH

(Nói đúng hơn là 3 loài chính – mà các nghệ nhân chơi chim Vành khuyên thường nuôi)

Trong đó một loài xuất xứ từ Trung Quốc. Không kể tới chim Sâu và một số loài khác, tuy chúng thuộc họ Vành khuyên nhưng ở bài viết này tôi không đề cập…

Khu vực phía Nam

1) KHUYÊN VÀNG: phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.

Khu vực phía Bắc

1) KHUYÊN XANH: Loài này lông dưới mỏ màu vàng lục, lông bụng có sắc màu trắng pha vàng nhạt

2) KHUYÊN NÂU : Đây là loài chim sống xứ lạnh, từ Trung Quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ…Hai đùi chân có màu nâu đục ( hót chuyện to – hình dáng to – nhưng ít được nuôi -> líu không hay )

Có điều đáng nói là chim ở miền bắc đem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không được sung, ít líu

Thường thì người miền nam thích nuôi khuyên vàng hơn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có người lại thích khuyên xanh vì cho rằng giọng líu của khuyên xanh hay hơn.

– Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở độ thấp, và sinh sản vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 5 dương lịch. Đây là mùa săn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng để chọn chim nuôi.

– Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Mùa sinh sản tháng 5 dương lịch Chúng phân bố khắp nơi kể cả ngay tại thành phố, những con đường có những cây cao.

Kể ra bắt được chim khuyên xanh, vất vả còn hơn khuyên vàng! có lẽ cũng do ở điểm ấy mà khuyên xanh có giá cao hơn khuyên vàng.

Mặt khác theo đánh giá chung, chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng. Giọng trong trẻo và dài hơi hơn, nên ai đã từng nuôi thì “ghiền” luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hơn khuyên vàng.

Nói chung thì từ trước tới nay, điều đè nặng lên tâm lý người nuôi chim hót là “ngại” nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Bởi nuôi một con chim cho đến lúc nghe “líu” không phải là chuyện dễ dàng gì. Mà sở hữu được con chim hay, bóng bộ đẹp thì lại càng muôn vàn khó khăn…

Về hình dáng con chim khuyên, thân mình có nhỉnh hơn con chim sâu, chân cao hơn và đòn dài hơn một chút.

Chim sâu một số vùng phía Bắc còn gọi là chim “tanh tách” ( màu lông sắc xám nhạt – chân trắng hồng…)

Và như trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở họng và bụng chim.

Một điều đáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên nữa là khó phân biệt được trống mái. Chỉ có những người nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống, con nào là mái mà thôi.

Thế nhưng, chính họ cũng thú nhận là không dám cam đoan đúng hẳn. Thành thử người mới nuôi lần đầu thường bị lầm, do đó mới sinh nản chí.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN BIỆT CHIM KHUYÊN MÁI VÀ TRỐNG

Phân biệt khuyên bằng tiếng kêu:

+ Khuyên trống thì có nhiều loại tiếng gọi: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật . Khuyên mái thì chỉ có một tiếng gọi đơn. Khuyên trống âm thường đanh hơn và có âm vực cao cuối tiếng, mái thì tiếng kêu tắt dần (chiu…ịu) và thường kéo dài.

– Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.

– Chim mái thì kêu tiếng đục, âm trầm và ít kêu.

Thế như đó cũng lại là một điều khó. Vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có “Chep! chép!”…. đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa.

+ Mùa chim đi theo đôi nếu con nào mà cứ kêu creee creee (tiếng rế) giậm chân trên cành rồi bành bành cái cổ, xòe xòe cái cánh là con đực đang ve mái. nhưng loại âm thanh này không chỉ riêng con đực có…

+ Chim hót chuyện là chim trống (100%)

– Phân biệt theo vóc dáng :

+ Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới banh ra và chân cao.

+ Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.

– Phân biệt theo phong thái:

Theo họ thì: con đực thường có dáng đứng cao hơn con mái và tư thế chân choãi ra như hình ( /\ ), còn khuyên mái thì thế đứng gần như song song. Chim trốnng hay bay, nhảy và kêu nhiều hơn chim mái.

– Phân biệt bằng cách xem tu: ( Tu là : phần lông vàng ở hậu môn ). Phương pháp này phải phân biệt theo mùa.

Đầu mùa xuân chim ghép đôi và sau khi sinh sản xong tu của chim mái cũng vẫn to gần như chim đực. Nên tỉ lệ chính xác sẽ ko cao cho vì thế chúng ta hay bị nhầm. Vào mùa thu, tu con mái sẽ nhỏ và ngắn thấp hơn so với con đực. Thông thường tu con đực cao nhọn và xuôi về phía đuôi. Kết hợp quan sát hai bên lườn chim, nếu thấy có lông tơ mọc nhiều đa phần là đực.

– Phân biệt theo màu lông:

Chim trống thì có mầu lông khác hơn chim mái ở những điểm sau: Lông trên lưng tươi và sáng hơn, lông cổ và phía dưới vàng tươi (chim mái vàng nhạt). Hoạ dày và trắng hơn chim mái. Lông bụng màu trắng sáng còn chim mái thì mầu trắng hơi xỉn. Lông sườn con đực đậm và vạch vàng dưới bụng (có khi suất hiện ở cả con mái) nhưng ở con trống thì to hơn và đậm hơn.

– Khuyên con nào nhìn sáng, lông mượt, bó sát người và lông đuôi có bản to, cuối đuôi tẽ ra 2 bên, lõm vào ở giữa thì tỉ lệ để có khuyên trống là rất cao.

Dưới đây là phương pháp phân biệt chim trống và chim mái của Trung Quốc

THUẦN HÓA CHIM KHUYÊN BỔI – MỘC

Cũng như các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy để tìm kế thoát thân.

++ Với chim già, không cách thuần nào nhanh hơn bằng cách đặt xuống đất, trùm 1/2 áo lồng và để ở chỗ đông người qua lại, ít người tò mò và không mèo không chó. Trong thời gian khoảng 15 ngày đầu tiên, hạn chế tối đa tiếp xúc với chim, đừng nghĩ va chạm nhiều với chim già mà nó đã dạn dĩ hơn, nuôi chim già đòi hỏi 1 quá trình công phu và vất vả, người nuôi chim già phải kiên nhẫn và biết chờ đợi, sau khi chim đã quen với chế độ mới, bạn nâng dần độ cao đặt lồng và vẫn hạn chế tiếp xúc với chim . Sau một thời gian khoảng tầm 1 tháng, nâng độ cao lên tầm 1m30, và liên tục để ở vị trí này. Khi chim đã bắt đầu quen với chế độ nuôi nhốt, nếu áp dụng cách này có 2 cái lợi rất lớn, chim không bị sốc mạnh do khủng hoảng về tâm lý và lông lá vẫn ngon lành chứ ít khi bị tan nát .

++ Với chim bánh tẻ, loại này dễ nhằn hơn, bạn nên cho vào lồng tập thể từ 2-3 con và cùng một lồng, với 1 con đã thuần hóa, biết ăn cám thành thục. Lồng chim thuần hóa cần chọn loại lồng rộng, là loại lồng kỹ. Tránh tình trạng thuần hóa chim xong thì lông lá cũng xác xơ…

Nên áp dụng nhốt chung vào sáng sớm khi chim bổi còn đói. Chú chim đã thuần của ta sẽ chỉ cho lũ chim bổi cái thứ trong cóng có thể ăn được. Nhanh đạt được kết quả mà không hại chim. Thời gian đầu cứ khoảng 2-3 giờ ta lại cho một miếng hoa quả ( chuối , dưa hấu…) to nhỏ thuỳ theo số chim mình thuần.(trung bình 1 con 1 miếng to bằng đầu ngón tay cái).Chim bổi sẽ thích nghi dần dần với việc ăn cám. Khoảng 30 phút ta lại bỏ hoa quả ra 5 đến 10 phút, rồi lại cho vào…dần dần tăng thời gian lên. Nhằm cho chim bổi làm quen dần với cám. Chú ý để lồng chim nơi thoáng mát ít người qua lại. Vì khi đó chim bổi rất nhát. Nếu để nơi không yên tĩnh chúng không có thời gian học ăn. Nhanh thì chỉ trong một đến hai ngày lâu nhất khoảng một tuần là lũ chim bổi có thể ăn cám, khi đó ta có thể tách và nhốt riêng.

*Lưu ý

– Khoảng một tuần đầu chim bổi còn ăn rất vụng về ( hay rơi cám ) nên ta có thể nghiền nhỏ cám để cho chim dễ ăn hơn. Nhưng khi nghiền cám nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nước uống. Bởi khi chim ăn rồi uống nước, sẽ dẫn tới tinh trạng cám vương vãi vào cóng nước. (Kể cá khi bạn sử dung cóng mút lỗ nhỏ, sẽ làm thối hỏng nước uống nếu để quá lâu). Bạn nên thường xuyên thay nước ít nhất là 1 ngày 1 lần, hoặc cho 1 lượng vừa đủ trong một ngày.

– Chim bổi vẫn thích tắm, ta vẫn nên cho chim tắm. Đôi khi nhờ vào sự tắm táp đó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới, chim mau dạn, lông lá sạch sẽ và mau biết ăn thức ăn mới hơn.

– Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thường kêu những tiếng ” chip! chíp!”, nên hiểu là chúng sợ hãi và bất ổn tinh thần.

Nuôi một vài tháng, có khi đến ba bốn tháng ta mới bắt đầu nghe chim “ hót chuyện “ Nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã ổn định rồi.

TIÊU CHUẨN CỦA MỘT CON CHIM KHUYÊN

BỘ MÌNH THON – ĐẦU RẮN

Thân hình nhỏ dài cao, thường những con nhỏ thì vai của nó hẹp hơn chú ý điểm này là sẽ thấy. Đầu mặt nhỏ nhọn nhìn con chim sẽ dữ tướng hơn, họa mắt có 2 loại họa đơn và họa kép, họa kép. Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu trông sẽ dữ tướng hơn.

BỘ NGŨ ĐOẢN

Bộ này còn hiếm hơn bộ nhỏ dài – tướng chim : mỏ ngắn, vóc dáng ngắn, chân ngắn, cổ ngắn, đuôi ngắn…

Những con này cũng được liệt vào bộ dạng cổ quái sẽ có những điểm hay riêng của nó .

BỘ TO DÀI

Những con khuyên to dài cũng được coi là ít gặp, vóc dáng to như con khuyên nâu. Có những con to gần bằng con thạch yến. Dòng này đa phần là tiếng líu ngắn, líu không đảo giọng – tuy nhiên, cũng có thể có những kiệt suất.!

BỘ VAI TO – ĐẦU TRÒN

Những con chim này thường thì nhìn không được đẹp. Nhìn sẽ ko dữ chim, vóc dáng con chim xấu, người chơi hay gọi là mình “ củ đậu “ . Theo kinh nghiệm thì những con chim này nuôi khá mau líu, dễ chơi. Tất nhiên là cũng có con hay con dở.

*Lông đuôi của con chim đủ 12 cái là chuẩn. Có những con 11 cái thì vẫn được, có những con chỉ có 9 cái, sau này chim căng đuôi tóp lại sẽ mất cân đối.

Hàm con chim rộng cổ con chim dài hơn gọi là cổ thừa theo kinh nghiệm thì những con chim này sẽ máu. Đầu con chim nhìn ngang (chú ý vào đỉnh đầu và mỏ) trông như một đường thẳng thì đầu và mặt của con chim sẽ rất đẹp. Nhưng nếu một con chim tiếng hay dễ nuôi mà vóc dáng có xấu một tí thì vẫn chấp nhận được. Những con chim có vóc dáng đẹp thường thì nuôi rất “õng ẹo” mà chưa chắc tiếng đã hay hơn những con xấu, Để tìm được một con chim đẹp mà tiếng lại hay nữa thì quả thực là rất khó và mất nhiều thời gian. Có khi còn cần tới cả cái duyên của người chơi chim nữa .

Exit mobile version