Nếu cha mẹ mong muốn con lớn lên mạnh mẽ, thông minh, tốt bụng và tự tin hơn thì hãy nhớ ní với con 11 câu nói có tác dụng kỳ diệu này mỗi ngày.
Trẻ em thường thử người lớn một cách vô thức bằng những hành vi xấu của chúng. Đó cũng giống như con đang hỏi cha mẹ: “Nếu con như thế thì cha mẹ vẫn yêu con chứ?”
Trong trường hợp ấy, bạn cần trả lời con một cách chắc chắn rằng: “Tất nhiên rồi! Cha mẹ rất hạnh phúc khi có con. Dù có được chọn tất cả trẻ em trên thế giới này thì cha mẹ vẫn chọn con”.
Đây là cách phát triển tâm lý lành mạnh cho con trẻ.
Ba tiếng kỳ diệu này rất quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. Bạn cũng cần củng cố câu nói này bằng hành động: dành thời gian cùng con, chơi cùng con, cười đùa cùng con, ôm con, thảo luận và lắng nghe vấn đề của con, ủng hộ con khi con cần.
“Ôi, phòng con sạch quá!” “Chà! Con đã dọn giường rồi à!” “Con gập quần áo gọn gàng quá, tốt lắm!”
Những câu nói như vậy sẽ giúp trẻ cảm nhận được sự ủng hộ và tin tưởng của bạn dành cho con. Hãy khen rõ và cụ thể hành động của con để tạo động lực và cảm xúc tích cực cho trẻ, từ đó con sẽ lặp lại hành động mà mình được khen ngợi.
Chúng ta đều là con người, và con người thì ai cũng có lúc mắc sai lầm. Điều quan trọng là phải dũng cảm nhận sai và xin sự tha thứ của con.
Việc này giúp con biết rằng bạn tôn trọng con, đồng thời dạy con khi làm điều sai cần biết nhận lỗi, xin được tha thứ và không lặp lại hành động đó nữa.
Việc đè nén những cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến căng thẳng và vấn đề tâm lý. Trẻ có quyền được tức giận, có quyền khóc khi bị mất đồ chơi hay khi bị đau.
Việc cấm trẻ bộc lộ cảm xúc tiêu cực chính là cấm trẻ là chính mình, biểu lộ cảm xúc của mình.
Nhiệm vụ của cha mẹ phải là dạy trẻ cách bộc lộ cảm xúc mà không làm ảnh hưởng, tổn thương người khác.
Bạn cần dạy con hiểu rằng không có ai là không sợ hãi. Ai cũng có những nỗi sợ, dũng cảm chỉ là biết cách vượt qua nỗi sợ hãi mà thôi.
Nếu con bạn sợ một điều gì đó, hãy chia sẻ với con kinh nghiệm vượt qua nỗi sợ của chính bạn.
Bằng việc cho trẻ quyền lựa chọn, bạn đang dạy con lắng nghe bản thân và không sợ hãi từ chối đề nghị của người khác, nếu đề nghị đó trái với mong muốn, sở thích của con.
Những đứa trẻ luôn được sắp đặt, không có quyền lựa chọn thì lớn lên sẽ có tính cách bị động, phụ thuộc, dễ bị kiểm soát.
Do đó, khi đặt ra một yêu cầu quá đáng cho con mình, hãy nghĩ đến 20 năm sau. Bạn có muốn con lớn lên trở thành người nghe lệnh người khác và không biết cách bảo vệ quyền lợi của mình?
Bằng việc nhắc nhở con về những thành công trước đó, bạn sẽ thuyết phục được con tin vào sức mạnh của mình và giúp con tin con có thể làm được nhiều hơn.
“Đừng sợ! Thử lại nào con!”, “Bố/ mẹ tin vào con”, “Không ai làm được ngay đây mà”. Đây là nhữn gì bạn nên nói với con khi con thất bại, dù thất bại đó có vẻ nghiêm trọng (chẳng hạn con đạt điểm 5 môn Toán).
Con bạn cần nhận ra rằng mỗi người thông mình đều từng mắc sai lầm và sai lầm đó sẽ giúp phát triển đính bền bỉ, kiên trì và nhiều đức tính quan trọng khác.
Điều quan trọng nhất là cho con thấy rằng dù con thất bại thế nào cũng không ảnh hưởng đến việc bạn yêu con bao nhiêu.
“Con cảm thấy thế nào?” “Hôm nay con thấy sao?” Những câu hỏi này giúp tạo sự thân thiết trong cảm xúc giữa cha mẹ và con cái.
Những câu hỏi này cũng giúp hình thành tư duy cho con. Trẻ sẽ nhạy cảm và chú ý đến cảm xúc của bản thân hơn.
Cha mẹ thường dùng đại từ “chúng ta” khi nói chuyện với con: “Chúng ta trèo lên được rồi!” “Chúng ta đi mẫu giáo thôi!”,…
Khi con còn nhỏ, việc gắn kết mẹ với con là điều có lợi cho sự phát triển của con. Tuy nhiên khi con lớn nó sẽ ảnh hưởng sự phát triển độc lập của con.
Khả năng tự lực là rất quan trọng. Các chuyên gia tâm lý tin rằng mục tiêu của giáo dục là dạy cho con có thể tự lực. Và bước đầu tiên để đạt được mục tiêu này là dùng đại từ “con” thay cho “chúng ta”.