Chim Hồng Tước

Chim Hồng Tước

Tên khoa học: Icterus Jamacaii
Tên tiếng Anh: Campo Oriole

[​IMG]

Hồng Tước mái
Chim Hồng Tước là loại chim có bộ lông màu sặc sỡ, ai nhìn cũng thích. Loại chim này tuy đã đươc nhiều quốc gia trên thế giới bắt về thuần hóa từ lâu nhưng ở nước ta thì nó mới được nuôi chừng mười năm trở lại đây.

Xuất xứ: Hồng Tước là giống chim ở đảo Jamaique (Trung Mỹ), sau đó mới được phân tán đi các nơi. Tại nước ta, Hồng Tước sống nhiều ở các tỉnh sát biên giới Trung Quốc như Cao Bằng, Lạng Sơn…đổ dần vào các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Từ Bình Tuy trở ra Phan Thiết cũng có nhiều chim này sinh sống.

Hồng Tước thích sống trong rừng rậm, nơi có nhiều cây cao bóng cả. Chúng chọn từng trên của rừng mà sống chứ không sống ở tầng thấp như các loại chim khác. Mùa hè là mùa sinh sản của Hồng Tước, chúng chỉ làm ổ ở chót vót tận ngoài các cành cây nên bắt được chim con là một điều vô cùng khó khăn. Mà việc bắt chim lớn cũng không phải dễ! Người đi bẫy chim Hồng Tước, dù được nhiều hay ít cũng phải về trong ngày để tránh việc chim bổi cắn nhau chết khi được rộng tạm trong lồng. Có lẽ chính vì thế mà bao giờ số cung cũng ít hơn số cầu.

Hình dáng: Chim Hồng Tước có thân hình nhích hơn con Thanh Tước một chút, nhưng đuôi dài hơn. Chim Hồng Tước có hai sắc lông trên mình là màu đen và màu đỏ, được tô điểm như sau:

– Trọn phần đầu, cổ, lưng và phần dán cánh màu đen nhánh, đường nét sắc sảp rõ rệt, không lem nhem.

– Trọn phần bụng, hai bên hông, một phần trên của cánh và trên đuôi có màu đỏ rực.

Màu sắc được phối trí hài hòa đó đã tạo cho con Hồng Tước có một vẻ đẹp sang của một ông Hoàng bà Chúa. Đó là nói về chim trống.

Chim Hồng Tước mái có đến ba sắc lông trên mình, được tô điểm như sau:
– Trán và hai bên má màu vàng đậm, bụng màu vàng tươi.
– Đỉnh đầu, khoang cổ, lưng và phần màu dán cánh màu xám.
– Màu đen điểm xuyết ở phần đuôi và phần cánh.

Cách nuôi chim bổi: Hồng Tước có cuộc sống thích nghi trên tầng cao của rừng nên sống cách biệt với loài người, do đó chúng rất nhát. Nuôi Hồng Tước bổi ta phải phủ áo lồng cẩn thận và để nơi thật im lặng trong thời gian đầu. Chừng nào thấy chim hơi dạn dĩ mới dần hé áo lồng ra. Nhưng khi đã dạn người rồi thì nó tỏ ra thuần hậu hơn các loại chim khác, còn hơn cả Chích Chòe nữa.

Khi chim thật thuần nó mới chịu hót. Vì vậy, có nhiều người nuôi Hồng Tước một thời gian sinh ra nản chí vì thấy chim chỉ có kêu chứ không hót. Hồng Tước cũng siêng hót như Thanh Tước, khi hót chim há miệng ra chứ không chép mỏ, phát âm ra từ trong họng ra nên tiếng mới rền xa.

Thức ăn: Trong đời sống tự nhiên, Hồng Tước ăn côn trùng, sâu bọ. Chúng bay xớt mồi ngoài khoảng không như loài dơi. Lúc đói cũng mò mẫm ra ngoài bìa rừng nhưng cũng sống trên những cây thật cao.

Bước đầu nuôi chim bổi ta tập cho chim ăn trứng kiến, cào cào. Vài ngày sau, ta tập chim ăn dần bột đậu phộng trộn với trứng kiến. Lúc nào thấy chim ăn được bột rồi ta cho chim một cóng bột riêng và bớt phần trứng kiến lại. Điều xin lưu ý với quí vị là Hồng Tước ăn trứng kiến thì mau sung, siêng hót hơn là cho ăn cào cào.

Lồng chim và cách chăm sóc: Hồng Tước thân hình nhỏ như Thanh Tước nên ta chỉ cần nhốt trong lồng trung, cỡ 54 nan là vừa. Đây là loại chim vừa nuôi hót vừa để làm cảnh nên nếu có một cái lồng đẹp cho chim thì mới tương xứng.

Cũng như Thanh Tước, nuôi Hồng Tước rất nhẹ công chăm sóc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *