Vâng, tôi xin chân thành cám ơn sự khích lệ của các bác, hôm nay tôi xin trình bày phần tiếp theo
3. Chăm lửa, giữ lửa rừng:
Nói đến đây thì có vấn đề nảy sinh giữa các cách chơi: “giữ lửa cho chim từ khi vào lồng” hay “nuôi dạn trước, lấy lửa sau”. Ở đây tôi xin nói cách nuôi thứ nhất trước, là cách mà tôi thường hay sử dụng (hihi mỗi người có một cách lựa chọn khác nhau); còn cách nuôi thứ 2 tôi xin nhường lời cho các fan khác.
Để giữ lửa cho chim từ khi mới đánh vào lồng, với tôi điều quan trọng nhất đó là chất lượng cám. Là một chú bổi sẽ không tránh khỏi việc bay nhảy nhiều, điều này sẽ rất mất nhiều năng lượng cho chú chim; do đó việc bổ sung thật tốt các thành phần dinh dưỡng cho chim bổi theo tôi là điều khá quan trọng. Về thành phần dinh dưỡng, chúng ta vẫn đã bàn thường xuyên trong lĩnh vực “thức ăn cho chào mào”, ở đây tôi không nhắc lại. Nói chung tuy là quan trọng, nhưng xét riêng rẽ nó phải bao gồm điều gì thì lại là không quan trọng mấy
, nói nôm na là bạn cho chim mồi ăn gì thì chim bổi cho ăn như thế ấy, đừng phân biệt với chúng là ok. Do đó tôi xin trình bày những kinh nghiệm của tôi về cách chăm:
- Vị trí ở của chim: không nên đặt gần quá những em mồi quá cứng trong quá trình chúng ta nuôi và tìm hiểu em bổi. (Bạn chớ nên bắt chước những fan khác, họ nuôi cả bổi và mồi chung với nhau cũng ko sao, bởi lẽ có thể bổi đó đã qua quá trình chọn lựa kĩ càng, khá cứng cáp rồi ...). Việc nuôi tách riêng những em bổi sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình thuần dưỡng và tìm hiểu về giọng, hoặc nước chơi của em bổi.
- Áo lồng: Chim mới về tầm một tháng, bạn có thể trùm nửa áo lồng, nhiều hơn hoặc ít hơn tùy theo độ nhát của từng con. Có phải ta phải trùm chúng trong cả ngày hay không?! Theo mình thì không nên, bạn cứ nghỉ chim thuần mà trùm càng kín thì càng chơi hay sao?! Hầu hết mọi chú chim chỉ hót gọi, hót đấu khi có ánh sáng, không gian thoải mái. Nói tóm lại, chỉ trường hợp chú bổi quá nhát mới nên trùm áo lồng, còn không thì cũng không cần thiết.
Với tôi, việc chim ra được giọng là điều rất quan trọng, là chủ nhân, chúng ta phải nên khuyến khích điều đó, dần dần chú bổi sẽ tự tin hơn để ra giọng sau này. Đây là điều mà như tôi đã trình bày rằng tránh nuôi chung với chim mồi, chim cứng.
- Luyện đấu dợt: Sau khi đã vào cám tốt, thấy thể trạng của chim bình thường, đã đổ, kéo giọng, thi thoảng bạn nên móc chim ra chỗ thoáng, chỗ mới, yên tĩnh để xem biểu hiện của chú chim. Nếu nó chịu kéo, đổ đó là dấu hiệu đáng mừng. Đến đó bạn nên thường xuyên trong vài ngày tới nên móc ra riêng như thế để chim mạnh dạn ra giọng. Nếu chú vẫn chưa chịu ra giọng thì cũng đừng buồn, kiên nhẫn tí nha bạn, thường xuyên xem thể trạng, thần sắc của con chim! Nếu có vấn đề, ta quay lại phần 1 có thể phải đổi cám cho chúng bởi có những chú vẫn rất khó chịu với cám nhà hoặc với thành phần chưa được ưa thích của chúng.
Trong quá trình em nó đang chơi tốt (kéo, đổ khá đều), đôi lúc bạn cũng nên đưa chim đã thuần chút lại gần em nó (nhớ là đưa em khác lại gần), xem biểu hiện tí, nếu có ra giọng, ra dáng thì bạn hãy nở một nụ cười rồi rút em kia ra ngay nhé! Mỗi ngày một vài giây phút thoáng qua thôi, càng ngày càng nhiều hơn, chú bổi của bạn sẽ đấu lồng được bền hơn là điều ko bàn cãi. Việc đưa chim thuần đến cũng là một vấn đề đối với các bạn mới nhập môn. Nếu không khéo các bạn vô tình đã làm cho chú chim khó tập dượt về sau này. Vậy như thế nào là đưa lại gần?! Điều quan trọng ở đây là các bạn phải nắm bắt được thần sắc của chú chim mình thay đổi theo từng cử chỉ của chúng ta. Đầu tiên, hãy mang em chim thuần đi từ xa cho em bổi thấy; quan sát cử chỉ, giọng hót có thay đổi hay không, nếu thấy có biểu hiện chịu đấu là tốt. Vậy là ok, bạn có thể thở phào nở hoa trong lòng nhé, nhưng lại cất em chim thuần ra. Quá trình đó lặp lại có thể vài ngày. Tiếp sau đó hãy mang em chim thuần gần hơn, lại vài ngày, lại gần hơn, rồi kê lồng cách khoảng 5cm để xem em nó đấu dợt. Đương nhiên để chắc chắn, các bạn nên cho em nó đấu khoảng chừng 5 phút từ lần đầu mà thôi nhé! Hihi có khi đến đây các bạn làm theo đúng từng bước bạn lại có một chú bổi không hề có trong tưởng tượng của bạn á! Đương nhiên, những điều tôi nói trên đây là đa phần các dấu hiệu tốt của quá trình hình thành khả năng đấu dợt của một chú bổi. Còn nếu một số theo chiều hướng ngược lại, thì chúng ta phải bắt đầu làm lại từ A (từ đầu
). Tôi chỉ mong một điều, và luôn nhắn nhủ với các bạn mới chơi một điều rằng: chơi chim là một thú vui để tìm hiểu về tính kiên trì, lòng tin của chính bản thân, và ở đâu đó nó thể hiện sự điềm tĩnh của một con người.
Để kết thúc phần này tôi xin giới thiệu với các bạn video của em Bổi Bình Thành - Lỡ 3 mùa - Bổi Alưới của mình cách đây khoảng 8 tháng:
[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=SoFxSvQSZ9E[/YOUTB]
Giờ 3 em này mình đều không còn nữa, tất cả đều nhượng lại cho các anh em chơi, có người thì mê, có người thì mình biếu, ... Thời gian này mình bận quá không còn đi bẩy nữa nên chi bổi cũng vơi dần, chắc rồi sẽ lại đi bẩy để tham gia thú thuần bổi với các bạn.