Đối tượng ngoái nhẹ bác cứ đầu tư quả lồng tập lực40x40x120 nam cáp quang hoặc nan tre ,theo quan điểm của em lồng tập lực không nên làm bằng lưới sắt vì e chỉ sợ lám mất móng của e nó thôi,còn Aviary thì làm lưới sắt chống anh Tý thì tuyệt vời (giá khoảng 600-800k) dán nilông trắng vào trong đỉnh lồng(khôngbit nóc lồng bằng vật liệu tối màu) ,bố trí 2 cầu cao bằng nhau ở hai đầulồng(tuyệt đối không bố trí cầu bên cao bên thấp,trong lồng phải lắp 1 cầu phụcho ở trên cao giữa lồng.để nước bên đầu này thì thức ăn bên đầu kia) hàng ngàycố gắng bỏ ra 2 lần mỗi lần tối đa 20 phút,1 lần buổi sang và 1 buổi chiều
Tập lực cho em nó,lần đầu cho chim vào làm quen lồng khoảng 30 phút bác bắt đầu lùa em nó từ từ,cho bay từ cầu này sang cầu kia,khi em nó đã quen mình sẽ tăng tốc,ngày đầu cho e nó tập từ 5-10 phút rồi sẽ nâng dần đến max 20 phút,trongquá trình tập nếu thấy em nó ngã thì lùa chậm lại hoặc thôi.cho em nó tập như vậy khoảng 10 ngày(tức là 20 lần tập luyện thì lúc đó nhốt luôn em nó vào lồng tập lực khoảng 2 tháng hàng ngày vẫn chế độ luyện tập như vậy) Ngày mai rảnh e phọt quả clip lên bác dễ hình dung.Em xin trả lời câu hỏi “Tại sao phải làm như vậy?”
Thứ1 khống chế nóc lồng không có chỗ bám(thế là bớt được lộn từ trên xuống)
Thứ2 treo một mặt lồng vào tường bớt được 1 mặt bám vào vanh lộn xuống.
Thứ3 đặt cầu chính 2 đầu lồng cách xa 2 đầu hồi khoảng 20cm vượt khỏi tầm lộn củaem nó khi có ý định bám vào vanh đầu hồi lộn xuống(vì chiều cao lồng có 40cm ethấy để thể là vừa,lồng có chiều cao hơn nên để xa hơn)
Thứ4 là 2 cầu chính kiếm cành cây thật là ngoằn ngèo,1 cành to 1 cành bé (cành to to gấp đôi cành bé) cành ngoằn ngèo để nó khó xác định vị trí nó có lộn bám không vững là ngã bổ nhào,hằng ngày 2 cầu này phải đổi vị trí để nó khó xác định (tốt nhất là cầu chính chỉ để lại 1 đoạn khoảng 15 cm ở giữa cho nó đứng và chỗ đoạn nó đứng để ăn,uống.còn lại e gọt nhỏ như đầu đũa,đại loại là nó muốn đứng vững thì sẽ phải bám thật chặt móng vào nên khống chế nó lộn xuống không đứng vững sẽ không dám lộn nữa.
Còn tại sao lại phải dùng lồng này? thì theo em là chim nhốt lồng nhỏ nó không bao h được bay,mà chỉ được nhảy,nhảy nhiều ở cùng một vị trí mãi chắc nhàm quá nó mới giở trò lộn hoặc do nguyên nhân ngủ Dơi,hay bị mèo,chuột lùa…………ở lồng rộng nó thường xuyên phải bay từ đầu này sang đầu kia để ăn uống nên chắc cũng mệt hơn,hằng ngày lại bị lùa cho 2 trận mỏ há hốc,lại bị khống chế nhiều vì trí nên khó ngoái lộn.Em nào vào lồng này lúc nào các bác thấy em nó bay trên không nhưcon chim Gõ kiến là lúc đó thành công đã đến gần.Những trường hợp ngoái lộn nhẹ em đã chữa thành công không dưới 10 em cho anh,bạn bè nhẹ thì mất 2 tháng,nặng hơn 4 tháng(Trước đây vì nhà em có lắp cái camera chống trộm nên qua màn hình em theo dõi được sinh hoạt của Chào mào+đọc sách+học hỏi các vị tiền bối nên có chút kinh nghiệm chia sẻ cùng các bác.Nếu có tiền bối nào đọc được thấy điều gìchưa đúng mong được các tiền bối gạch đá để em được mở mang thêm tầm mắt)
Bây h cho em xin chia sẻ thêm chút kinh nghiêm nuôi chim của e,để chim không bao h sinh tật ngoái lộn nếu chưa đúng mong các cao thủ chỉ giáo thêm.
Thông thường chim ngoái lộn chủ yếu tập chung vào chim má trắng nuôi lên những em này cực kỳ khó chữa.còn đối với những em bổi thì thường it bị tật này.Các bác mua bổi về đừng nóng vội cứ để em nó trong lồng ép mộc khoảng 1 tháng,cho tĩnh chim và để em nó quen dần cảnh tù tội nếu dùng áo lồng nên chọn loại mỏng rẻ tiền để ánh sáng có thể lọt qua được ở em nó còn nhìn thấy thức ăn và nước uống,trong thời gian này chỉ cần đảm bảo cho em nó đủ nước uống,thức ăn cho vào cóng thủytinh cho dễ nhìn,cho ăn đói 1 chút(nó sẽ bớt nhảy hơn) không cần tắm táp,hoa quả,sâu bọ gì cả.Hàng ngày cho ăn đúng vào 1 thời gian cố định(ví dụ sáng dậy 7h xúc chút thức ăn bổ sung vào cóng,chiều về thấy hết là ok không phải bổ sung nữa,để sáng hôm sau sẽ bổ sung,miễn là đừng cho e nó thiếu nước,Die ngay(đây là cách luyện phản xạ có điều kiện đối với tất cả vật nuôi,đúng h cho nó ăn nó sẽ dần hiểu mình là bạn của nó,và khi nó đói thì nó luôn chỉ chờ mình đến cho nóăn nó sẽ nhanh dạn hơn.Chim càng bị hoảng nhiều càng dễ sinh tật ngoái lộn.1Điều vô cùng quan trọng là khi chim bổi mới về (kể cả với chim đã có tuổi lồng mới mua về khi mua không có tật này)thường các bác ở nhà ống nuôi trên tầng thượng,khi chim đã đi ngủ gặp tiếng động mạnh nó nhảy bám vào vanh lồng hoặc đỉnh lồng rồi cứ thế ngủ luôn(các bác hay gọi là ngủ Dơi,treo mình khi ngủ) enó đang ngon giấc bác lại lên tầng tập thể dục buổi tối,giặt quần áo …bật đèn lên có ánh sảng và tiếng động,em nó vẫn đang bám vào nan lồng ngẹo đầu nhớn nhác nhìn rồi nhảy xuống cầu chính đây chính là nguyên nhân chủ yếu sinh ra tật ngoái lộn.Để tránh được điều này em thực hiện bằng cách sau:đối với lồng ép mộc luôn phải có cầu phụ để trên cao(vì khi ngủ chim sẽ chọn chỗ cao nhất để đậu đây là bản năng của nó),kiểm tra cửa lồng phải thật khít để khi nó có hoảng nhảy lung tung móng chân kẹp vào khe là gây mất móng ngay,Lồng ép mộc em tự làm4 phía(3 mặt lồng+nóc lồng) bằng nhựa thông minh,em nó bay nhảy không có chỗ bám,không mất móng,chẳng vỡ mặt,lông lá ngon lành.Còn các bác mua lồng ép mộc về chịu khó lấy túi đựng giấy tờ ni lông cắt ra dán phía trong lồng cũng được(bay được vài hôm chán không buôn bay nhảy nữa(càng nhanh đứng lồng).
Với chim đã có tuổi lồng khi mới mua về phải kiểm tra khi em nó ngủ có đậu vào cầu phụ không nếu ngủ Dơi phải đánh thức e nó dậy để nó tìm cầu phụ nó đứng khi đã đậu cầu phụ rồi nó ngủ bác có bật đèn lên nó vẫn đứng yên luôn trừ khi có tiếng động mạnh,(Chim bị thay đổi vùng miền và lạ nhà các bác để cho e nó 1 tuần cho tĩnh chim sẽ ít bị hơn). em đã theo dõi rất nhiều qua camera chống trộm nên em thấy vậy.
Nếu bác nào chót đam mê môn này thì cố gắng rèn tính kiên trì,chơi trò này không vội được đâu.
Nếubác chủ thớt không chữa được bằng cách này thì em nó đã bị tương đối nặng rồichắc phải theo cách khác khốc liệt hơn(em sẽ chia sẻ với bác sau).Mong bác sơm chữa khỏi cho chú chim thân yêu của mình.Em đi ngủ đây