Cách chọn chim già rừng

Cách chọn : chào mào bổi già

+Trước tiên bạn cần có ranh giới về tuổi rừng để phân biệt chim già rừng, nhiều người thường nghĩ chim má có tách đỏ gọi là già rừng, tuy nhiên theo tôi cách hiểu đó là sai, tôi quan niệm chim có tuổi rừng từ 2 năm trở lên mới được xếp vào hàng già rừng.chim dưới 2 năm rừng thì đều gọi là chim tơ.
Nếu đích thân đi bẫy chim về nuôi thì việc phân biệt 1 con chim già rừng là không khó, các bạn có thể bỏ chut thời gian ra theo dõi và quan sát chim.
Bài viết sau đây áp dụng cho các bạn không có điều kiện đi bãy chim , mà phải mua chim ngoài cửa hàng, hay của một người không quen biết……
Có rất nhiều tiêu chí để phân biệt 1 con chim già rừng, dưới đây tôi xin đưa ra vài tiêu chí chọn chim của tôi:- Về giọng hót,các bạn sẽ thấy giọng đanh và gắt, để ý kỹ sẽ thấy giọng có độ rung, vang , rền, nảy….(đây là tiêu chí quan trọng nhất để trọn chim)

-Cách chim nhảy:ở clip bạn thấy con đầu có cách nhảy chuồn, cuộn cầu, chim thường có dáng đứng chữ C. Chim tơ không nhẩy cuộn cầu, khi nhẩy xong chim có dáng đứng xòe đuôi và đầu cao bằng đít để giữ thăng bằng sau đó mới đứng yên trên cầu, mặt mũi ngơ ngác.bản đuôi lúc nào cũng xòe, lông chim không có độ bó vào thân, ….. Chim già rừng thì cứ phải 3 năm đến 4 năm lồng chim mới có độ thuần, chim già rừng thuần vẫn có thái độ nhẩy lăng săng chứ không thuần đến mức cầm lồng mà vẫn đứng yên 1 chỗ trừ khi lồng trim được treo chỗ đông người qua lại (cửa hàng, quán nước….).

Đây là clip con chim đèo hải vân già rừng, tôi đã nuôi được 3,5 năm lồng. khi cầm lồng chim vấn nhẩy lăng săng,clip này tôi quay lúc chim đang thay lông (yếu lửa nhất) vậy mà chim cũng không chịu đứng yên.các bạn có thể quan sát nhận biết cách chim nhẩy cuộn cầu ở đây.

-Màu lông: chim tơ có tuổi rừng từ vài tháng đến hơn 1 năm, chim chưa thay lông mẹ đẻ thì dễ phân biệt, màu lông của chim nhạt, phần cổ dưới gáy chim lông có màu trắng, ở chim già rừng thì màu sẫm hơn.phần đầu cánh của chim già rừng đen hơn. Nhìn một cách tổng thế thì màu lông chim già sấm, đen hơn chim tơ. Khi chim đã thay hết lông mẹ thì phân biệt dựa vào mầu lông là hơi khó.

-Ngoài ra còn dựa vào màu chân, mỏ, mắt, đầu, mặt ……….tuy nhiên mình nghĩ với 3 tiêu chí trên là các bạn có thể chọn cho mình 1 chú chim chào mào già rừng để chơi
PS: Chim già rừng có độ thuần rất khó, tuy nhiên khi đã thuần được chú chim già rừng thì chú đấy sẽ không làm quê các bạn đâu.
Chúc các bạn kiếm cho mình được nhiều chim chào mào bổi già rừng để chơi.
Thân.

Bạn thấy bài viết hữu ích thì đánh giá cho chaomao.info nhé