Cách Phòng Trị Bệnh Giun Xoăn Ở Chim Bồ Câu

Cách Phòng Trị Bệnh Giun Xoăn Ở Chim Bồ Câu

Bệnh giun xoăn ở chim bồ câu.

cach-phong-tri-benh-giun-xoan-o-chim-bo-cau

1. Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh là giun. Ornithostrogylus quadriradiatuas (Stivesnon, 1904).

Vật chủ: Bồ câu nhà, bồ câu rừng

Đặc điểm sinh học

– Vị trí ký sinh: ruột non

– Hình thái: Giun có cánh đuôi phát triển, kích thước của giun đực: dài 8-12mm. Gai giao hợp dài 150-160 micromet. Giun cái có kích thước: dài 18-24mm.

– Vòng đời: Giun cái sống ở ruột non, sau giao phối đẻ trứng. Trứng ra ngoài theo phân, phát triển thành ấu trùng sau khi ở ngoài tự nhiên 19-25 giờ. ấu trùng sau khi nở 2-4 ngày trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Chim ăn phải ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng vào ruột ký sinh ở đó, phát triển đến trưởng thành. Từ ấu trùng đến trưởng thành, giun có thời gian phát triển 5-6 ngày.

2. Điều trị

Tẩy giun bằng mebendazol: Liều dùng 0,10g/kg thể trọng; chia thuốc làm 2 liều, trộn thức ăn hoặc cho uống trực tiếp vào 2 buổi sáng.

3. Phòng bệnh

Thực hiện như phòng bệnh giun đũa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *