Cách chăm sóc chim Oanh
Nuôi chim Oanh về cơ bản là không hề dễ, loài chim này hơi khó tính hơn so với các loài chim như chích chòe, vành khuyên…Vì thế nuôi chim Oanh bạn cần kiên trì cũng như phải có thời gian để theo dõi, chăm sóc cho chim.
1. Lồng nuôi chim Oanh
Hình ảnh minh họa
Lồng nuôi thì nên dùng lồng bé như lồng Chòe đất hay lồng Khuyên lùn, cầu để thấp chim sẽ đỡ giãy, nhanh thuần hơn. Là loài quen sống dưới mặt đất nên nó sẽ rất hay xuống dưới đáy lồng vì thế lồng cần lưu ý có nan đáy như Lồng nuôi Yến thì hơn, còn ko phải cho cát xuống dưới đáy lồng, dọn lồng thường xuyên để tránh chân chim bị bẩn dẫn đến sưng ngón, tụt móng. Đối với chim Mộc thì vẫn phải che áo lồng sau đó hé dần ra cho tới lúc thuần giống như các loại chim khác.
Khi thay đổi lồng nhốt, lạ lồng sẽ xảy ra hiện tượng bỏ ăn, uống vì thế nên để cóng ăn, cóng uống trên cầu, ngoài ra cũng phải để thêm dưới đáy lồng cóng ăn, cóng uống nữa cho đến khi thấy nó ăn, uống quen trên cầu thì mới bỏ cóng dưới lồng ra.
Nếu muốn cho cóng hút uống gắn ngoài lồng thì vẫn phải để cóng uống trong lồng gần chỗ cóng phía ngoài cho đến khi thấy nó uống cóng ngoài thì mới bỏ cóng phía trong ra.
2. Thức ăn
Ngoài thiên nhiên Chim Oanh Cổ Đỏ thường ăn các loại Côn Trùng như sâu bọ, cào cào, dế gián hay các loài nhện. Chúng thường kiếm ăn ở các bụi rậm gần mặt đất, rất ít khi bay lên những cành cây cao.
Oanh tiêu thụ lượng đạm rất cao nên thức ăn thì có thể dùng cám Chòe đối với Oanh cổ xanh, Oanh lưng xanh (Cổ trắng) còn đối với Oanh cổ đỏ thì thành phần làm như cám chòe nhưng bổ xung thêm các loại củ quả như làm cám cho Hồng Yến như: Cà rốt, Gấc, Ớt ngọt Đà Lạt. Có thể dùng thuốc lên màu cho Hồng Yến vào thời kỳ thay lông để lên màu cho Cổ đỏ. Ngoài ra thì thường xuyên bổ xung mồi tươi như: Sâu, Châu chấu, Dế….cho chim ăn thường xuyên.
Đối với chim chưa vào cám thì phải chăm sóc rất tỉ mỉ, thường xuyên nếu ko sẽ chết ngay. Cách vào cám thì tương tự như vào cám cho Chòe than nhưng thời gian vào cám rất lâu thành ra phải kiên nhẫn mới có thể vào cám đc. Trừ 1 số trường hợp rất ít vào cám nhanh chính vì thế ko đc lơ là chủ quan.
Khi chúng ta nuôi chúng trong lồng tất nhiên là phải tập cho chúng quen với thức ăn mà ta chọn một thời gian ngắn chim sẽ quen dần và cảm thấy khoái khẩu. Thức ăn được làm như sau
200g đậu phụng rang chín
5g lòng đỏ trứng gà để sống
100g cám Ba vi
1 lon sâu khô
3 muỗng canh đường
một phần nhỏ bổ sung Vitamin tổng hợp (dành cho gia cầm loại nhỏ).
Hình ảnh minh họa
Tất cả được chế biến xay nhỏ và phơi nắng hoặc sấy khô, tránh bị ẩm ướt, nấm mốc chim dễ bị bệnh tiêu hóa về đường ruột. Những khẩu phần sâu gạo, dế, cào cào non vẫn phải có thường xuyên và cũng không cần cho chim ăn quá nhiều.
Do sinh thái chim Oanh Cổ Đỏ thường sống dưới những tán rừng rậm ẩm thấp ngoài thiên nhiên chúng rất siêng tắm. Nên khi nuôi trong lồng không nên phơi nắng chúng quá dài trong ngày, chỉ phơi nắng 1 đến 2 giờ là đủ, một tuần nên tắm cho chim từ 3 đến 4 lần… Để kích thích cho chim trống mau hót, nếu nuôi ít thỉnh thoảng ta nên cho chúng soi tấm gương lớn và dùng băng đĩa tiếng hót của chúng sẽ giúp chim mau hót hơn, bạn nào có điều kiện thì nên nuôi thêm một chim mái. Nhưng nên để xa không cho chim trống thấy mặt, một vài ngày mới cho thấy chim mái .