Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể của chim vành khuyên cũng không thể tránh khỏi việc bị nhiễm một số bệnh thường gặp. Do đó muốn sở hữu một chú chim Vành Khuyên bạn phải nắm được hiểu biết về các bệnh thường gặp ở chim Vành Khuyên và cách chữa trị chúng. Bài viết dưới đây, chimcanh.net sẽ giúp bạn có cách nhận biết và chữa bệnh đi ỉa cho chim Vành Khuyên nhé!
Đặc điểm chim Vành Khuyên
Chim Vành Khuyên có tên khoa học là Zosteropidae. Thường sống sở các tính Bắc Trung Bộ, Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Ngoài ăn sâu, những chú chim vành khuyên còn thích hút mật của các loại hoa như: hoa gạo, hoa trạng nguyên hay hoa sữa…Đặc biệt phải kể đến hoa trạng nguyên, hễ ở đâu có là chim vành khuyên xuất hiện nhiều ở đó. Ở Việt Nam có rất nhiều loại chim vành khuyên, trong đó chủ yếu là chim vành khuyên xanh và vành khuyên vàng.
Loài chim vành khuyên có hình dáng thon gọn, giọng hót hay, dễ nghe. Không chỉ hót được giọng đặc trưng của loài mình, vành khuyên còn có thể học được những giọng hót của các loài chim khác như chích chòe.
Chim vành khuyên sống theo bầy đàn, chỉ khi vào mùa sinh sản chúng mới tách rời. Chúng thường làm tổ trên cây, mỗi con mái đẻ được từ 2 – 4 quả trứng, trứng có màu xanh lam hơi nhạt nhưng không có đốm.
Bệnh đi ỉa của chim Vành Khuyên và cách chữa trị
Chọn giống chim Khuyên tốt
Trước khi mua chim khuyên, nên khám sức khỏe chim bằng cách nhìn sắc thái biểu hiện sự khỏe mạnh linh hoạt. Điều quan trọng nhìn phân chim hoặc vạch bụng chim xem , nếu chim bệnh bụng bị sưng đỏ, ruột sưng nổi lên thấy rõ, chim ốm lườn bén ngọt, phân trắng dính hậu môn.
Khi ta có con chim khuyên quý hay lỡ mua con chim khuyên hay cực kỳ bị bệnh. Tốt nhất nên chữa trị càng sớm càng tốt. Không nên bán đi vô tình làm lây lan bệnh hay kéo dài làm tồi tệ thêm sức khỏe. Dẫn tới chim bị chết oan uổng. Hơn nữa ta cứu được một con chim quý hết bệnh, chim vành khuyên mạnh khỏe trở lại líu lo cho ta thưởng thức. Niềm vui đó còn gì sung sướng hơn!
Biểu hiện bệnh
Chim có biểu hiện đi ngoài loãng toàn nước không có phân. Nguyên nhân là do thay đổi cám đột ngột, cám ẩm mốc. Lồng cóng không hợp vệ sinh, nước uống bị bẩn do không thay hàng ngày.
Đối với tình trạng bệnh nhẹ hoặc mới mắc phải cho chim uống nước chè loãng khoảng 3 – 5 ngày thì khỏi. Nhưng ghi nhớ rằng sau ngày thứ 5 nước chè ngày càng loãng hơn chứ không được chuyển đột ngột sang nước lã.
Đối với bệnh nặng bạn cho chim uống nước chè loãng. Và chuyển sang sử dụng cám Ba Vì một thời gian dài khoảng 2 tháng rồi mới được chuyển đổi.
Nguyên nhân bệnh
Do ăn uống, thức ăn bị chua mốc, nước bị thối, thay đổi thức ăn đột ngột. Ăn quá bổ hoặc thiếu chất, đói no thất thường. Kém vệ sinh, chim thiếu tắm nước, tắm nắng, lồng nuôi nhốt không vệ sinh. Ô nhiễm môi trường do bụi bậm, khí độc hại.
Đem chim từ vùng này qua vùng khác có khí hậu khác nhau. Để chim ngoài trời ngoài sương, để chim dưới mái tole hay phòng có máy lạnh. Chuyển chỗ ở chim từ yên tĩnh qua ồn ào, gần chợ, gần đường xá đông người qua lại. Gần chó mèo, chuột thằn lằn quấy phá.
Do suy kiệt, cho chim tắm chiều tối bị cảm lạnh, hay tắm nắng gắt lâu bị cảm nắng. Cho chim thức khuya không trùm lồng cho chim ngủ sớm. Thi đấu hót sáng chiều thiếu nghỉ ngơi ăn uống, chim đang thay lông thiếu chăm sóc bị suy.
Cách điều trị bệnh
Khi đã biết cách phân biệt chim khỏe, chim bệnh, biết cách định bệnh và điều trị thì việc chữa bệnh không còn khó khăn và đáng lo ngại nữa .
Lúc này, bạn phải chích ngừa bằng vaccin hay điều trị bằng kháng sinh mới khỏi. Và phòng ngừa bằng cách vệ sinh, khử trùng lồng nuôi nhốt. Khử khu vực tập trung chim để duy trì sức khỏe của chim.
Với 50mg chloraphénicol hoặc Teramycine và 1 lít nước chín. Hòa lẫn cho chim uống liên tục 3 – 4 ngày.
Dùng thuốc sát trùng phổ thông để diệt khuẩn, virur, nấm mốc, ngừa cảm cúm H5N1. Có thể dùng thuốc bột Solamid hay Biodin 10g pha với nước phun xịt lồng và pha nước cho chim tắm .
Chim vành khuyên rất dễ mắc bệnh đi ỉa, làm cho người nuôi bận tâm rất nhiều. Vì vậy khi mua chim Khuyên nên xin bột cũ chim đang ăn. Hỏi thành phần chế biến hoặc nhãn hiệu người bán. Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Vành Khuyên khỏe mạnh không bệnh tật rồi đó. Và chimcanh.net chúc các bạn thành công!