Kỹ thuật ghép cặp chim Chào mào sinh sản

Kỹ thuật ghép cặp chim Chào mào sinh sản

Ghép cặp chào mào trống mái để cho chúng có thể sinh sản là việc làm không hề dễ dàng cho bất kỳ ai. Tuy không dễ dàng xong đây là một cách rất hay để có thể gây giống chim chào mào. Mà không cần bắt chúng ở ngoài tự nhiên và đảm bảo chúng là một con chào mào chất lượng tốt. Bài viết dưới đây, chimcanh.vn sẽ giúp bạn nắm được phương pháp ghép cặp chim Chào mào sinh sản nhé!

Kỹ thuật ghép cặp chim Chào mào sinh sản

Bạn có bao giờ tò mò, ghép đôi như thế nào để chúng có thể sinh sản tốt? Đây là một việc làm hết sức tuyệt vời. Vậy bạn cần làm những gì để cho một cặp chim chào mào có thể sinh sản một cách thành công trong môi trường nuôi nhốt.

Chọn giống

Giống chim cảnh nào cũng vậy cả thôi. Nếu bạn có trong tay một cặp trống mái tốt. Thì chắc chắn khi nhân giống, bạn sẽ có một thế hệ chim sau đẹp, khỏe mạnh. Nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm chọn giống đâu. Vậy nên bài viết này thật sự cần thiết cho những ai mới bắt đầu nuôi chim sinh sản. Cụ thể ở đây là chim Chào Mào nhé

  • Chim bố mẹ tất nhiên phải khoẻ mạnh, dáng đẹp, giọng hót hay.
  • Chim thuần chủng của một vùng nào có chất giọng hay thì tuyệt.
  • Nếu có điều kiện ta chọn chim bố mẹ ở hai vùng, miền khác nhau ghép đôi.

Nếu bạn đạt được những tiêu chí chọn giống trên kết hợp với kỹ thuật dưới đây. Thì đôi chim của bạn sẽ dễ dàng bắt cặp hơn. Do có sự tương đồng.

Lồng chim

Lồng chim thật sự quan trọng đấy bạn ạ. Nhiều khi phong thủy làm nên điều kỳ tích, giúp cặp trống mái ăn ý bắt cặp với nhau hơn. Với không gian chiếc lồng thoáng mát, đầy đủ, chất lượng và đặt ở nơi hợp với môi trường sinh nở. Thì không có lý do gì có thể cản trở chim cưng của bạn phát triển sinh nở tốt nhé.

  • Trước khi cho cặp chim chào mào sinh sản bạn phải đảm bảo rằng cặp chim cảnh được chọn làm bố mệ phải được cách ly riêng và sức khỏe của chúng phải được đảm bảo.
  • Lồng nuôi chim sinh sản là loại lồng làm bằng lưới thép không rỉ. Kích thước nhỏ hoặc lớn tùy ý người nuôi. Nhưng tối thiểu chiều dài từ 180 cm, chiều rộng 120 cm, chiều cao 150 cm. Có rãnh để vệ sinh phân chim. Trong lồng còn bố trí giá thể thường làm bằng vỏ gáo dừa cắt ngang, bình gốm, rọ tre để chim làm tổ.
  • Hai khay nước và thức ăn, một máng tắm nhỏ, nhiều cành đậu cho chim non tập chuyền. Không đặt quá cao sẽ tăng nguy cơ chim non trượt chân khi chuyền. Lồng phải có ái che mưa, gió, mặt tiền quay về phía đón nắng sớm là tốt nhất. Vào những ngày nắng to, ta dùng lưới lan che chắn bớt lại mặt tiền lồng. Hai bên lồng che chắn bằng tôn hoặc gỗ để tạo cảm giác thôi mái & an toàn cho chim. Giảm stress khi chim bắt cặp và đẻ trứng.

Cho chim chào mào bắt cặp

Trước khi cho sinh sản, ta cần cho chim bắt cặp. Tỷ lệ thành công cao hay thấp tùy vào mức độ tương xứng của chim trống và chim mái. Có rất nhiều trường hợp phải đổi bạn tình liên tục do không hợp. Nhưng khoan hãy bàn về điều đó. Ở đây chúng ta bàn về cách thức tiến hành như thế nào nhé:

  • Đầu tiên con trống vào lồng trước, rồi cho lồng nuôi chim mái vào sau. Khi chim trống hót to, cố sức ve vãn con mái đến lúc chim mái ve cánh cúi đầu, múa đuôi miệng kêu liên tục thì ta tiến hành thả chim mái và chuẩn bị các giai đoạn tiếp theo.
  • Chim Chào Mào, bắt đầu thành thục ở năm tuổi đầu tiên, mùa đẻ của chúng thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Chim trống thành thục có biểu hiện như hót nhiều hơn mọi ngày, sung mãn. Chim mái phát ra nhiều tiếng kêu nhỏ, kêu suốt ngày để tìm bạn tình.
  • Trường hợp chim mái không chịu trống hoặc ngược lại. Ta nên đổi bạn tình cho nó, tránh thả chung có thể cắn nhau tới chết.

Trong quá trình này, chúng tôi khuyên bạn nên để mắt đến chúng nhiều hơn. Để kịp thời đưa ra cách giải quyết nếu có vấn đề như không hợp.

Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Chào Mào sinh sản khỏe mạnh. Và chimcanh.vn chúc các bạn thành công!