Những con chim ngoài thiên nhiên, tại sao lại có thể chống chọi với thời tiết khắc nghiệt như thế? Có thể thấy chim nuôi trong lồng khác hoàn toàn với chim ở ngoài môi trương tự nhiên.
Vì chim trong lồng thì ít vận động và phần dinh dưỡng là do người chủ cung cấp cho chim, có nghĩa là cung cấp bao nhiêu thì chim nhận bấy nhiêu.
Còn chim ở ngoài tự nhiên thì tự do ăn uống, bay nhảy, vận động và đương nhiên thể trạng, sức đề kháng của nó sẽ cao hơn rất nhiều so với những chú chim ở trong lồng và thường tuổi thọ cũng sẽ cao hơn.
Hiểu rõ được vấn đề này thì những người nuôi chim cảnh phải hết sức quan tâm và chăm sóc những chú chim của mình trong thời tiết khắc nghiệt như vậy để đảm bảo chim có thể lực tốt nhất chống trọi lại cái lạnh của mùa đông. Sau đây sẽ là một số chia sẻ về việc chăm sóc chim Chào mào vào mùa đông.
Về cơ bản thì chăm chim Chào mào vào mùa đông cũng giống như các mùa khác, tuy nhiên chúng ta cần bổ sung thêm một số dưỡng chất sau:
– Nếu như bạn tự làm cám hoặc sử dụng cám trên thị trường thì nên lựa chọn những cám có những thành phần ớt như: kỳ tử, nghệ tươi… Những thành phần có hàm lượng nóng để chim ăn giúp chim có thể giữ ấm cơ thể.
– Ngoài ra, bổ sung thêm sau quy hoặc sâu gạo cho chim. Sâu quy với tính nóng sẽ giúp chim chống chọi với mùa đông lạnh giá tốt hơn. Liều lượng như sau: Cách 2 ngày cho ăn 1 lần, mỗi lần từ 3-5 con.
Lưu ý: Cho ăn sâu qui thì luôn luôn phải cho ăn ở giai đoạn khi chim đã xong lông.
– Trái cây tốt nhất nên cho ăn chuối ương hoặc táo mĩ. Ưu tiên cho ăn chuối vì khi ăn chuối chim sẽ có lực và phân sẽ khô, tránh được tình trạng phân nát. Ngoài ra, 1 tuần có thể bổ sung cho chim ăn từ 3 – 4 trái ớt chỉ thiên hoặc không thì cho ăn ớt Đà lạt.
Lưu ý: Trong giai đoạn này hạn chế cho ăn trái cây mát, chim dễ bị tiêu chảy.
– Chế độ tắm táp: Ngày nào có nắng thì cố gắng phơi chim. Tranh thủ phơi mọi nắng đều được vì bản chất của nắng mùa đông thì thường không gắt nên bất cứ khi nào có nắng thì phơi chim để chim sinh nhiệt và giảm bớt cái lạnh gây sốc cho chim.
Còn nếu không có nắng thì tốt nhất là nên treo chim trong nhà, chỗ kín gió là an toàn và đảm bảo sức khỏe cho chim nhất. Nếu có nắng thì cho chim tắm nước 2 lần/ tuần, còn không có nắng thì tắm 1 lần/ 1 tuần là được.
Lưu ý:Tắm bằng nước ấm (không phải nước nóng) pha 1 ít muối để con chim ráo lông rồi mới phủ áo lồng.
– Áo lồng: Để chữ A cho chim thấy đường ăn uống. Nhớ treo chỗ yên tĩnh, tránh gió lùa.
– Thời gian ngủ: Có thể cho chim ngủ sớm hơn bình thường. Treo chim vào chỗ kín gió, chọn áo lồng dài hoặc phủ cả 2 áo lồng để giữ ấm cho chim.
– Nếu ở vùng nào quá lạnh thì có thể sử dụng thêm bóng đèn sợi đốt loại 75W bố trí treo ở 1 cái sào phía trên lồng chim để bóng đèn tỏa nhiệt sưởi ấm cho chim.
– Có thể nói 80% chim Chào mào mắc bệnh hoặc chết trong mùa đông. Do đó, anh em nghệ nhân chơi chim cần hết sức lưu ý:
– Để phòng bệnh cho chim vào mùa này thì đương nhiên lúc nào cũng phải giữ ấm cho chim đồng thời kết hợp với việc cho ăn những loại thức ăn hợp lí.
– Thường xuyên vệ sinh cóng nước, cóng thức ăn, thay bố lồng vì mùa đông là mùa mà những kí sinh trùng, vi khuẩn gây bệnh có cơ hội sinh sôi, nảy nở nên phải vệ sinh thật sạch sẽ.
– Thường thì 2 ngày có thể nhỏ 1 vài giọt dầu gió xanh ở bố lồng. Việc này giúp chim phòng bệnh trúng gió, giữ nhiệt cho cơ thể và tốt cho việc hô hấp của chim ngoài ra còn trị rận, mạt rất tốt. 1 tháng có thể vào 2 lần vitamin để giúp chim tăng sức đề kháng trong giai đoạn chuyển giao mùa, tốt cho hệ tiêu hóa và tránh việc xù lông ở chim.
– Thời tiết ở miền Bắc vào những ngày đông thường rất lạnh giá, điều này gây một số trở ngại, bất lợi với những người nuôi chim cảnh thuộc khu vực này. Vì vậy phải đặc biệt quan tâm đến việc giữ ấm cho chim, vận dụng tốt các phương pháp phòng bệnh và duy trì dinh dưỡng cho chim đều đặn, có như vậy thì chú chim của bạn mới có thể vượt qua được giai đoan thời tiết khắc nghiệt. Chúc bạn thành công!