Chào mào bị đau chân là vấn đề của nhiều anh em nghệ nhân chơi chim, bỗng nhiên 1 ngày đẹp trời chim của anh em đang bình thường tự nhiên đứng cầu 1 chân hay nằm dưới bố. Hôm nay mình lên đây thì để chia sẻ cho anh em cái cách trị chào mào bị đau chân hiệu quả nhất.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân chào mào bị đau chân
Đầu tiên anh em cần phải xác định được chú chim của mình bị đau chân do đâu.
Chim chào mào bị đau chân có thể gặp phải vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:
- Chân bị trầy xước hoặc thương tích: Chim chào mào có thể bị đau chân do chân bị trầy xước hoặc bị thương tích trong quá trình di chuyển hoặc chơi đùa.
- Nhiễm khuẩn: Nếu chân của chim bị nhiễm khuẩn, nó có thể gây ra đau và sưng tấy.
- Viêm khớp: Nếu các khớp trong chân của chim chào mào bị viêm, chúng có thể gây ra đau và khó khăn khi di chuyển.
- Chân bị gãy: Chân chim chào mào có thể bị gãy do va đập hoặc ngã trong quá trình di chuyển.
- Yếu chân do thiếu chất: Chào mào yếu chân có thể do thiếu khoáng chất trong quá trình nuôi nhốt.
- Do lồng nuôi nhốt nhỏ, chim hoảng nhảy nhiều lên nan và bị dằm tre đâm vào chân.
- Chào mào lột bốt bị đau chân: Lột bốt chim không đúng cách cũng sẽ khiến chim bị đau chân.
- Lồng nuôi nhốt không sạch sẽ cũng sẽ làm cho chim bị đau chân do chim hay xuống bố đạp phải phân của chính mình.
Xem thêm chuyên mục các loại bệnh của chim chào mào, để tìm hiểu cách trị bệnh cho chim hiệu quả
1 số Cách chữa chào mào bị đau chân yếu chân hiệu quả nhất
Để chữa đau chân cho chào mào thì anh em cần nghiên cứu kĩ chim bị đau do đâu, cần thiết hãy bắt ra để xem cho kĩ rồi chọn phương án chữa trị cho đúng nhất
- Kiểm tra chân chim: Hãy kiểm tra kỹ chân của chim để xác định nguyên nhân của vấn đề. Nếu nhìn thấy vết thương hoặc dấu hiệu viêm nhiễm, bạn nên dùng bông gạc và dung dịch muối sinh lý để lau sạch vết thương và sát trùng.
- Thay đổi lồng chim: Nếu chân của chim bị đau do dùng lồng nhỏ hoặc không đủ diện tích, bạn nên thay đổi lồng cho chúng với kích thước phù hợp và đảm bảo sự thoải mái cho chim.
- Cho chim ăn uống đầy đủ: Đảm bảo chim chào mào được cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống. Bổ sung thêm các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như trứng, cám, mồi tươi, và khoáng canxi.
- Sử dụng cành cây sầu đâu làm cầu cho chim đậu: Lấy cành cây sầu đâu hay gọi là cây xoan làm cầu cho chim sẽ làm cho chân chim hết bị đau.
- Sử dụng thuốc trị đau chân chào mào: Bạn có thể mua thuốc trị đau chân cho chim ở các cửa hàng thú y hoặc chính hãng.
- Tạo điều kiện để chim nghỉ ngơi: Để giúp chim hồi phục nhanh chóng, bạn nên tạo ra một môi trường yên tĩnh và thoải mái cho chim.
Cái chính của vấn đề chữa đau chân cho chào mào chính là anh em phải xác định rõ nguyên nhân chim đau là do đâu, để đưa ra phương án chữa trị tốt nhất.
Xem thêm: cách chữa chào mào bị tiêu chảy hiệu quả nhất
Hướng dẫn cách lột bốt chân chào mào để không bị đau chân
Chào mào khi anh em nuôi lâu trong lồng sẽ khiến chim lên vảy, làm cho chim nhảy khó khăn lâu ngày sẽ làm chào mào bị đau chân.
Lột bốt chân chào mào là quá trình loại bỏ lớp vảy trên bàn chân và cẳng chân của chim chào mào để giữ cho chân chúng luôn khô ráo và sạch sẽ. Đây là một công việc quan trọng trong việc chăm sóc chim chào mào. Dưới đây là các bước hướng dẫn lột bốt chim chào mào:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau đây để thực hiện quá trình lột bốt cho chào mào
- Bình nước ấm, chanh, muối hột
- Khăn mềm
- Bàn chải nhỏ
Bước 2: Cho chim chào mào vào lồng tắm.
- Bạn nên cho chim chào mào vào lồng tắm để bắt ra cho dễ.
- Thò tay để chim nhảy vào 1 góc rồi hãy bắt ra.
- Để chim nhảy mệt rồi mới bắt sẽ không làm chim rụng lông nhiều
Bước 3: Lột bốt chân chim chào mào
- Lấy nước ấm pha với chanh và muối ngâm chân chim khoảng 10 đến 15 phút để bốt chân mềm ra.
- Cầm chân chim chào mào nhẹ nhàng.
- Dùng bàn chải nhỏ để chải nhẹ trên bàn chân để lột bỏ lớp bọt trắng.
- Dùng bàn tay của bạn để giữ bàn chân của chim chào mào ở vị trí ngang, và dùng ngón tay cái của một tay khác để tách lớp bốt chân chim.
- tách từng lớp mỏng tránh 1 lần tách hết bốt chim sẽ làm chim bị đau chân không phục hồi lại được.
Bước 4: Vệ sinh
- Sau đó, sử dụng khăn mềm để lau khô bàn chân của chim chào mào.
Bước 5: Kết thúc
- Sau khi lột bốt xong, bạn có thể bôi thêm một ít dầu em bé cho chim chào mào để giúp bàn chân của chúng mềm mại và luôn khô ráo.
Lưu ý: Nên lột bốt cho chim chào mào 1 năm 1 lần để giữ cho chân của chúng luôn sạch sẽ và khô ráo, tránh các bệnh nấm phát triển trên bàn chân của chúng.
Vậy là chào mào Việt đã hướng dẫn anh em chữa chào mào bị đau chân và cách lột bốt cho chim chào mào. Mong bài viết sẽ giúp ích được anh em trên con đường chăm sóc chiến binh yêu quý của mình