Cách Phòng Và Trị Bệnh Thường Gặp Ở Chào Mào

Nói đến bệnh của chào mào thì cũng có rất nhiều bệnh.Có bệnh trị khoảng 1 đến 2 ngày là hết.Nhưng cũng có bệnh trị cả tuần.

Hoặc vài tháng, thậm chí bệnh nặng chim có thể chết.Những bệnh phố biến ở chào mào như là : ho gió,tiêu chảy,trúng gió,bại chân…Để giúp anh em mới chơi chim chào mào biết cách trị cũng như phòng bệnh cho chim chào mào.Mình nêu ra một số bệnh thường gặp,hướng dẫn cách phòng và trị bệnh hiệu quả.

cach-phong-tri-benh-thuong-gap-o-chao-mao

+Bệnh đầu tiên là chào mào bị tiêu chảy:

hay còn gọi là ỉa chảy,đi phân loãng.Bệnh này thường gặp rất nhiều ở chim chào mào.

_Dấu hiệu : Chim đi phân loãng,phân ướt,phân nát.Làm chim mất nước và yếu dần,có thể bỏ ăn.

_Nguyên nhân : Do thay đổi cám,ăn thức ăn có độ nóng và đạm cao,ăn trái cây chứa nhiều nước,nhiễm khuẩn.

_Cách trị : Về cách trị đã có đề cập tại bài : Chào mào bị tiêu chảy . Cách trị bệnh này thì có 3 cách : cho chim ăn chuối mốc ( chuối tây) hoặc là trái hồng xiêm (sapoche)chọn trái gần chín còn mũ.Cho chim uống nước chè xanh ( nấu từ là chè xanh chứ không phải trà nha) thay nước.Hoặc là cho chim ăn dứa ( có vùng gọi là thơm,khóm) thay cho uống nước.Cho ăn cho đến khi hết bệnh,thường 2 đến 3 ngày là hết.

_Phòng bệnh : Vệ sinh lồng cóng sạch sẽ,hạn chế thay cám cho chim,nếu thay cám thì phải biết điều cám cho chim quen dần với cám mới,không nên cho chim ăn trái cây có nhiều nước quá nhiều.

+Bệnh thứ 2 : Bệnh ho gió,hay gọi là bệnh hô hấp.

_Dấu hiệu : Chim lâu lâu kêu vài tiếng ” chắt chắt ” .Làm cho chim khó thở và lười hót

_Nguyên nhân : Do thay đổi vùng miền,thời tiết,hoặc ăn các loại cám bột làm dính vào mũi chim.

_Cách trị : Anh em có thể tham khảo bài : Chào mào bị ho .Trị bằng cách cho 1 – 2 giọt mật ong vào cho chim uống,qua ngày thì đổi nước,cho chim uống nước chè xanh ( giống như trị bệnh tiêu chảy).Cho ăn cam,hoặc thái hành tím cho vào vải mùng rồi bỏ vào lồng.Khoảng 3 ngày chim sẽ khỏi,nếu bệnh nặng hơn nữa thì anh em ra tiệm chim cảnh,hoặc tiệm thuốc thú y mua thuốc ENROFLOCIN nhỏ 3 giọt vào nước cho chim uống.

_Phòng bệnh : Nên cho chim ăn cám dạng hạt nhỏ,tránh treo chim ở nơi gió lùa,vào mùa lạnh,mưa cho chim tắm ít hơn.Còn vấn đề thời tiết thì khó tránh khỏi.

+Bệnh thứ 3 : Bệnh trúng gió.

_Dấu hiệu : chim không đậu được,chỉ đứng dưới đáy lồng,di chuyển khó khăn hoặc không thể di chuyển được.

_Nguyên nhân : Do chim bị trúng gió độc,do treo chim ở hướng gió lùa,thời tiết thay đổi đột ngột.

_Cách trị : Anh em tháo luôn cầu ra,cho thức ăn,nước xuống dưới đáy lồng cho chim ăn và uống,vì chim không di chuyển được.Rồi dùng dầu gió ( dầu mình hay xài khi bị trúng gió hay đau bụng đó) bôi vào dưới nách 2 cánh chim và dưới chân chim,bôi ít thôi tránh làm chim bị cay,nóng.

_Cách phòng bệnh : Không treo chim ở hướng gió lùa.Có thể dùng kim loại bằng bạc như : dây chuyên,mặt dây chuyền,lắc đeo tay…Miễn sao bằng bạc là được,cách này cũng thường dùng để đeo vào tay em bé để phòng trúng gió,và nó cũng hiệu quả với chim.Nếu không có bạc thì có thể dùng gỗ trầm hương ( hehe loại này còn hiếm hơn ) rồi cho vào lồng chim vừa trang trí lồng cho đẹp vừa phòng được trúng gió cho chim.

+Bệnh thứ 4 : Bệnh bại chân.

_Dấu hiệu : chim đứng không được,bay nhảy khó khăn,nhảy được 1 chân và hay co chân lên (không tính lúc chim ngủ nha).

_Nguyên nhân : Thời tiết,lồng mất vệ sinh,bị chuột cắn,mèo cắn.Do tật bẩm sinh ( bẩm sinh thì không trị được nha,chỉ mong em nó thành thiết mộc chân thôi).

_Cách trị : Người ta nói ” chó liền da,gà liền xương ” ,chim cũng vậy xương cũng nhanh lành.Cách trị là chi chim ăn cơm nóng,lấy hết thức ăn ra để cho chim đói khoảng 2 – 3 giờ,rồi cho cơm nóng vào,nếu chim không chịu ăn thì bắt ra đút cho chim ăn.Cách này mình đã trị thành công nha.

_Phòng bệnh : Cứ phòng bệnh như là nguyên nhân thôi.

Ngoài ra còn nhiều bệnh khác nữa mà mình chưa gặp.Nếu anh em biết thêm bệnh và cách trị thì có thể gửi bình luận để cùng chia sẻ với mọi người.Cuối cùng là nếu anh em thấy bài viết hữu ích thì có thể chia sẻ lên facebook,google + .twitter…Để mọi người cùng biết những bệnh thường gặp ở chào chào và cách trị nha.

Bạn thấy bài viết hữu ích thì đánh giá cho chaomao.info nhé