Chào mào ngoái ngửa và 5 cách trị tật ngoái ngửa hiệu quả nhất

1 – Giới thiệu tật ngoái ngửa ở chào mào

Chào anh em nghệ nhân ! khi nhắc tới tật ngoái ngửa hay ngoái lộn của chào mào thì ai cũng biết rồi nhỉ và chắc anh em nào cũng đã từng một lần tụt hứng vì chú chim mình thích bỗng ngoái , lộn , bu nóc . Thử nhiều cách nhưng đâu lại vào đấy và đã có rất nhiều anh em nản chí mà mất đi chú chào mào hay . Hôm nay xin mạo muội gửi tới anh em nghệ nhân đam mê chào mào chút kinh nghiệm bản thân mong anh em chia sẻ và đóng góp thêm

2 – Tật ngoái ngửa , ngoái lộn , bu nóc là gì

  • Ngoái ngửa : hay còn gọi là ngước là hành động chú chim khi bu trên nan lồng ( thường là nan gần nóc ) ngước đầu về phía sau tìm đường đáp xuống chứ không đáp qua phải hoặc trái . Nặng hơn là đứng trên cầu nhưng nhìn lên nóc lồng và ngước đầu về sau hoặc quay đầu tứ tung trước khi chuyền cầu
  • Ngoái lộn : là biến chứng nặng hơn của ngoái ngửa lúc lày sau khi ngoái mạnh về phía sau chú chim không chuyền cành như thông thường nữa mà lộn người một vòng rồi tiếp đất , y hệt như vận động viên thể dục dụng cụ nhảy santo vậy
  • Bu nóc : nếu là chim bổi thì đây là điều bình thường nhưng gọi là tật khi chú chim đã thuần nhưng không chịu chuyền cầu như ý muốn chúng ta mà cứ chuyền một – hai lần cầu rồi bu lên nóc rồi lật người nhảy xuống , trông rất mất phong thái

3 – Những nguyên nhân gây ra ngoái ngửa ở chào mào

1 / Chào mào bổi chướng tính

Thông thường chúng ta hay thấy chào mào sinh tật ngoái lộn khi còn là chim bổi , tại sao ?? . Thường con chim ngoái ngước , hay đâm đầu vào nan lồng chủ đích là tìm lối thoát vì nó là loài vật hoang dã và ưa sự tự do . Chúng ta bắt ép nó vào lồng thì phải biết cách thuần hóa , thuần hóa sai thì sinh lỗi mà thôi . Chào mào bổi thì rất nhát người , luôn muốn tìm lối thoát thân nhưng nhiều anh em gọt bổi không đúng cách , cho ở lồng quá nhỏ , để cầu thế sai , trùm áo lồng sai cách , dùng các cách lỗi thời như quấn băng keo lên đầu lồng , treo lồng quá cao hoặc quá thấp nên chú chim theo bản năng hết mình đi tìm chỗ trốn thoát và sinh ra lỗi

2/ Chào mào bị thay đổi hoàn cảnh sống – lồng nuôi nhốt

Nhiều chú chim khi đã qua được giai đoạn nhát người , đã thuần hóa được trên 60% nhưng khi đổi chủ hoặc đổi địa điểm sinh sống lại tự dưng sinh tật ngoái ngửa . Đấy là do con chim bị sock , phải đột ngột thay đổi để phù hợp với môi trường mới chưa thích ứng kịp đâm ra hoảng sợ với mọi thứ xung quanh hoặc tạo thói quen mới để phù hợp với hoàn cảnh đâm ra sinh tật , thường anh em mua chim thuần nên mua lun lồng để tránh chim hoảng và cần thời gian thích ứng

3/ Chào mào thay lông

Sinh tật trong thời kỳ thay lông là điều không hiếm mấy , trong giai đoạn chào mào thay lông nó mất sức nhiều , đề kháng kém tâm sinh lý cũng không ổn định ( lửa lúc lên lúc xuống ) . Nên các thay đổi nhỏ trong thời kỳ này dễ làm chim sinh tật , anh em hạn chế đổi lồng nuôi hay kẹp chim đấu đá để chào mào thay lông ổn định

4/ Lồng nuôi chào mào

Đây là nguyên nhân chủ yếu làm chào mào sinh ngoái ngữa nếu không nhận ra sớm thì tạo thành thói quen và tật . Nói về lồng có các vấn đề sau :

  • Lồng quá hẹp và nóc quá cong làm cho con chim có quán tính nhìn hướng ngước lên nóc để chuyền cầu , các anh em nuôi chim mồi mà bỏ miết trong lồng bẫy thì hỏi chim sinh tật là do ai ..
  • Cầu thế để sai , anh em chú ý thường con chim hay ngước khi đứng trên cầu ngang và sát nóc lồng ( tức là cầu tầng trên chứ nặng lắm mới đứng tầng dưới ngước ) . cầu để gần nóc và thế cầu cụt ngày xưa hay dùng cũng là nguyên nhân sinh ngoái ngửa . Anh em chơi lồng tròn thì nên đi cầu bán nguyệt .. sẽ hạn chế sinh tật hơn
  • Có vật thể lạ trong lồng làm chim sợ , như cóng nước lạ , đế phân có tấp lót lòe loẹt làm chim sợ .. sinh ra tật

5/ Cách nuôi chào mào

Ở đây ý nói là một số hành động sai có thể khiến chim sinh lỗi như : treo chim ngủ dưới bóng đèn ( chim thấy sáng sẽ đi tìm chỗ rúc và sinh tật ) , treo chim bổi quá cao ( khi chim thấy người phía dưới thì tung lên phía trên thôi ) hoặc treo quá thấp cũng không nên , trùng áo lồng sai cũng là nguyên nhân gây lỗi ( thường là phải trùm kín phần nóc và áo trùm phần nóc lồng không để nhiều ánh sáng xuyến qua ( bởi vậy khi trùm chim ngủ nên trùm áo lồng màu tối )

Nuôi chim bổi nhưng không treo chỗ yên tỉnh cũng là nguyên nhân gây lỗi ( anh em cứ chơi kểu để gần người nhiều thì nhanh dạn .. xin thưa ngày càng nhát thêm .. cái này mình sẽ viết một chủ đề riêng )

Còn vài nguyên nhân nữa mong anh em góp ý vì tìm ra đúng nguyên nhân thì mới dễ chữa trị

4 – Các cấp độ của bệnh và phòng tránh tật ngoái lộn

Khi đã phát hiện có bệnh ta sẽ chia ra các cấp độ sau để tiện cho việc chữa trị .

  • Cấp độ một ,chào mào có biểu hiện ngước nhẹkhi bu vào nan lồng và khi đứng trên cầu hoặc ngoái nhưng không liên tục , chỉ thấy khi nhát người , khi cầm lồng hoặc khi ức chim hay khi đấu thua ( biểu hiện này thường là chim bổi nhát hoặc là chim mới vừa sinh tật nên chữa ngay và dễ chữa hết )
  • Cấp độ hai làchim ngoái ngửa liên tụckhi bu nan hoặc nhảy cầu , đầu nhìn loạn xạ , cứ treo vài phút là ngước ngoái , để xuống đất là ngước ngoái ( ở giai đoạn tật đã thành thói quen cần chữa lâu dài và có biện pháp mạnh cơ hội chữa khỏi là 70% )
  • Cấp độ 3nhảy santo , bu nóc lộn người xuốngđến đây thì chú chim cơ hội chữa được chỉ ở 20% .. nhưng cái gì cũng vậy có bỏ công thì mới có thành quả .. những gì chia sẽ sắp tới tôi nghĩ anh em cần

5 – Cách trị tật chào mào ngoái lộn

Tới phần hấp dẫn nhất đây anh em !

Sau khi đã xác định được nguyên nhân và cấp độ của tật thì có các cách chữa sau đây

Đầu tiên phát hiện ra chim do nguyên nhân gì thì phải loại bỏ ngay cái nguyên nhân đó.. khi chim mới có tật chỉ ngước nhẹ

  • Lồng chim: nên cho chim ở lồng vuông 19 nan 3 tầng , lồng ép bổi là cái lồng dễ sinh tật nhất
  • Cầu thế: cầu tầng trên thì lun là cầu bán nguyệt và cách nóc 8 phân trở lên . Bố trí cầu cho hợp lý .. thường mới mua chim về nếu không mua lun lồng thì cố bố trí sao cho giống chũ cũ . Chú ý thế nhảy của chú chim mà để cầu hợp lý . Thường mình hay để 2 cầu bán nguyệt 1 cầu thẳng cho chim dễ chuyền khi đấu café . Và các thế cầu đặc biệt để chim ít nhìn lên phía trên như 1 cầu trên 2 cầu bán nguyệt phía dưới ..
  • Áo trùmlun là có màu tối .. đối với bổi thì nên trùm kín lồng và hở một mặt ( trùm chữ A )
  • treo chim lun ở vị trí ngang đầu người không cao hoặc thấp quá và tuyệt đối không để dưới đất
  • Chế độ chămthì trùm áo chữ A , chỉ mở hết cỡ khi đấu , tắm , tập lực cho chim có thói quen không đứng nhảy loạn xạ
  • Và cái cần nhất vẫn là thái độ kiên trì của anh em .. muốn sỡ hữu chim hay thì phải kiên trì thôi .. con chim hay con người cũng vậy cái gì cũng cần có thời gian

Qua đến chim đã bị lỗi nặng .. santo 2 vòng tiếp đất bằng đầu :v

Cách 1

  • Anh em đầu tư ngay một cái lồng kiểu thái có tầng trên hóp vào
  • Chơi 4 cầu góc ở tầng trên hoặc 2 góc thôi
  • Và siêng trùm áo

Cách 2

  • cho ra lồng avi 1 thời gian .. khi thấy ổn định thì từ từ cho vào lồng mới
  • thay lồng khác cũng là một biện pháp đôi khi con chim nó hợp lồng

cách 3

  • tuyệt chiêu .. cầu xích đu : anh em biết cầu xích đu cho mấy con vẹt không .. nó đó . Làm liền cho chim cưng 1 câu bảo đảm không dám santo
  • thứ 2 cầu chạy .. ae lấy một cây cầu ngang làm sao cho nó rỗng ruột và sâu được dây thép qua .. khi kiểu như cái ống hút mà sâu dây thép qua đấy .. chim đứng lên thì cái phần ngoài sẽ xoay để giữ thăng bằng thì chim không dám chuyền qua cầu khác nữa .. nhưng cách này hơi ác anh em hạn chế đề phòng chim đau chân

6 – lời tâm tư gửi tới anh em nuôi chim chào mào

Đầu tiên cảm ơn tất cả anh em đã đọc tới đây !

Chứng minh được anh em đủ kiên nhẫn để làm nên chuyện

Như đã nói con chim ngoài trời thì làm gì có lỗi .. cái chính vẫn do con người chúng ta mà ra .. ngoái ngữa hay lộn thì cũng là cái quan niệm chúng ta đặt ra mà thôi .. anh em thử nghĩ mục đích thực sự của đam mê chim cảnh là gì .. là nghe hót , xem đấu và tận hưởng thành quả chăm sóc của chúng ta đối với chú chim cưng .. chứ đâu phải là khoe khoang ngoài quán café . Con chim cũng chả khác con con người cũng có tài có tật có này có kia và nó cũng cần thời gian cần sự quan tâm chăm sóc .. tham lam nuôi thật nhiều rồi có nên chuyện gì đâu .. như các bạn thấy người nuôi kinh nghiệm lun là người điềm tĩnh và kiên nhẫn .

Con hiền thì ít lỗi con dữ hay tật .. vậy nên chọn con hiền hay con dữ ? Ta cần con dũng mãnh chứ không cần con mẫu để ngắm . Con ngừoi còn có lỗi nói chi chim, mọi sự do con người tự suy nghĩ tự áp đặt mà ra “ thả lỏng và suy theo tự nhiên mới là đam mê thật thụ”

Đấy cũng là một cách để thử thách lòng kiên nhẫn và trau dồi kinh nghiệm đấy anh em à
Không có gì là không thể . Chúc anh em tận hưởng được nhiều niềm vui từ đam mê của mình .

5/5 - (1 bình chọn)