Hàng loạt tật xấu của chim chào mào và cách khắc phục hiệu quả

Kỹ thuật nuôi chim chào mào

Kỹ thuật nuôi chim chào mào không hề dễ. Do đó, để chào mào nhanh có lửa thì trước nhất người hướng dẫn phải tạo cho chim một tinh thần thật thoải mái kết hợp với nhiều chế độ tập dợt và tập thể lực cho chim. Đôi khi cần một chút sự khéo léo trong cách nuôi, nguồn dinh dưỡng ổn định hay cách phòng chống bệnh tật cho chim luôn khỏe mạnh. Đây là những kinh nghiệm không phải ai cũng có thể dễ dàng làm được.

Thức ăn là yếu tố đầu tiên để chim chào mào nhanh ra lửa, bạn cần phải cung cấp năng lượng cho chim để chim hoạt động thường ngày. Ngoài thức ăn công nghiệp ra phải cung cấp thêm hoa quả để tăng vitamin cho chim.

Kỹ thuật nuôi chim chào mào tương đối khó. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi chim chào mào tương đối khó. Ảnh minh họa

Việc tắm cho chim cũng rất quan trọng. Nước tắm cho chim phải sạch sẽ và lông óng mượt, các vi khuẩn trên lông chim sẽ bị tiêu diệt không có cơ hội gây bệnh cho chim. Sau khi tắm xong cần đem chim chào mào ra tắm nắng. Việc tăm nắng cho chim còn giúp chim hấp thu vitamin D một cách triệt để. Chim sẽ nhanh lên căng lửa.

Với những chế độ ăn uống, tập luyện và nghĩ dưỡng ở trên tin rằng chim chào mào sẽ nhanh ra căng lửa. Tuy nhiên khi nuôi chim chào mào khá phức tạp ở chỗ chúng có rất nhiều tật xấu khiến người nuôi nhiều khi thấy bực mình và nản. Nhưng với những cách khắc phục dưới đây phần nào giúp người nuôi dễ dàng chăm sóc chim chào mào hơn.

Tật ngoái cổ ở chim chào mào

Tật ngoái cổ được xem là phổ biến hơn cả. Nguyên nhân chính gây ra là do lồng nuôi chật hẹp cũng có thể do tính mà sinh ra. Nhưng dù nguyên nhân nào thì cần phải can thiệp ngay nếu phát hiện. Bạn cần chuyển chim sang một chiếc lồng rộng, thoáng mát hơn.

Tật hay lộn mèo ở chim chào mào

Chim chào mào rất nghịch ngợm nên nếu khi nuôi trong một chiếc lồng quá rộng chúng sẽ quậy suốt ngày bằng cách lộn mèo. Tật này sẽ khiến chim hay bị thương vì chúng hoạt động thường xuyên không may va chạm vào lồng. Khắc phục tật này của chim bằng cách đơn giản là tạo ra một cầu lộn bằng giây ngang qua lồng chim. Cũng có thể đeo vật nặng ở chân chim để chúng bớt nhảy nhót.

Tật tự cắn mình ở chào mào

Nuôi chim chào mào nếu không để ý thường xuyên sẽ rất nguy hiểm cho chim bởi chúng hay có tật cắn đuôi, lông và chân. Nếu thấy trường hợp này ở chim chào mào cần cho chim tắm, phơi nắng sẽ hết, lồng vệ sinh sạch sẽ.

Kỹ thuật nuôi chim chào mào phải tinh ý nhận ra các tật xấu của chúng để kịp thời chặn. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi chim chào mào phải tinh ý nhận ra các tật xấu của chúng để kịp thời chặn. Ảnh minh họa

Tật cái gì cũng sợ của chim chào mào

Thường bị tật này rơi vào nuôi từ chim non, chim tơ lên, thỉnh thoảng vẫn gặp ở chim bổi. Những tật này chữa được nhưng đòi hỏi phải kiên trì. Cần tập cho chim quen dần với môi trường sống mới bằng cách khi cho chim ăn nên ngồi đó ngắm ngía, vuốt ve và nói chuyện cùng chim, dần dần chim sẽ nhận ra chủ. Sau đó cần phải cho chim tiếp xúc với nhiều người hơn là treo lồng chim nơi thoáng nhất, nhiều người quan sát được nhất.

Tật không ngủ đúng vị trí của chào mào

Tật ngủ dơi của chào mào cũng rất hay gặp, nhất là thời gian đầu tiên khi chúng vừa mua về. Do đó trong kỹ thuật nuôi cần phải tinh í. Nếu sáng ra thấy chim ủ rũ, lông te tua thì cần kiểm tra vào ban đêm xem chúng có ngủ treo mình lên bu lồng hay không. Cách trị, tối vẫn trùm áo lồng nhưng khi treo, để lồng chim gần chổ có ánh sáng vừa, dần dần cho đến yếu, hoặc cho chim ngủ sớm.

An Dương

Bạn thấy bài viết hữu ích thì đánh giá cho chaomao.info nhé