Các tay chơi chim chuyên nghiệp chia sẻ cách chọn chào mào

Chào mào sinh sống chủ yếu ở Châu Phi và vùng nhiệt đới Châu Á. Một số chào mào có màu sắc sặc sỡ với huyệt, má, họng, lông mày có màu vàng, đỏ hay da cam, nhưng phần lớn có bộ lông với màu chủ đạo là đen hay nâu ô liu đồng nhất.

Chào mào sinh sống chủ yếu ở Châu Phi và vùng nhiệt đới Châu Á. Một số chào mào có màu sắc sặc sỡ với huyệt, má, họng, lông mày có màu vàng, đỏ hay da cam, nhưng phần lớn có bộ lông với màu chủ đạo là đen hay nâu ô liu đồng nhất. Thức ăn chủ yếu là các trái cây như chuối, táo, cam, đu đủ.

Mùa sinh sản của chào mào bắt đầu khi thời thiết chuyển giao từ mùa xuân sang mua hạ vào khoảng tháng 3 đến tháng 6 là những chú chào mào bắt đầu vào mua sinh sản. Những chú chào mào trưởng thành sẽ ghép cặp cùng với nhau trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Dưới đây là các tiêu chuẩn khi chọn mua chim chào mào đạt chuẩn, khỏe mạnh, hót hay được người chơi tiết lộ.

Hình dáng chim chào mào khỏe mạnh, phong thái uy nghi:

Gốc mào:

Chọn mào gốc mào to khi mào dựng lên phải thẳng cạnh giữa từ mào xuống hết cổ, gấp khấc ở cổ. Từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn. Đỉnh mào nhọn, không loe hoe. Mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc. Mào thẳng đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ, nhiều nước chơi hay. Mào cong về phía trước là mào lân, chim dữ dằn, bản năng đàn áp, uy nghi oai dũng.

Yếm chim chào mào:

Yếm là nét chính tạo sự thu hút, quyến rũ, dáng dấp và phong thái uy nghi của chim chào mào. Yếm đẹp thì phải đen đậm cùng màu với mào, càng dày càng đẹp, càng sâu xuống hai bên vai càng quý phái, càng khít càng quyến rũ… Hai bên yếm cân đối thì nhìn chim càng đẹp.

Mỏ chim chào mào:

Mỏ chim cần mảnh hai bên mép càng rộng thì giọng hót của chim càng to vang, khi thi đấu càng uy lực.

Mí chim chào mào:

Mí chim cần gọn, sắc phải tươi, thật sáng, hai mí mắt phải đều nhau, thật cân đối.

Má chim chào mào:

Má chim phải cân đối, hơi phồng đều nhau, vệt ngăn cách càng mảnh càng tốt, phải cân đối, hơi phồng đều nhau, vệt ngăn cách càng mảnh càng tốt.

Hầu chim chào mào:

Chim chào mào có đẹp hay không thì bộ phận hầu góp phần rất quan trọng. Hầu chim không những tạo dáng mà nó còn báo hiệu nết chim bền, dữ, giọng chim khỏe, vang. Hầu chim là phần từ gốc mỏ dưới xuống cổ. Hầu to thì làm phần lông phồng căng lên, hầu nhỏ thì phần lông ấy chỉ phùng phùng. Chim có hầu to thì đẹp, thường là nết bền, chim dữ, giọng tốt. Ngược lại hầu nhỏ thì thường có giọng đôi, giọng nhỏ nhưng lại đanh, vang

Thân chim chào mào:

Thân chim phải thon dài, nhìn như con thoi đan lưới cá thì mới đẹp. Bộ lông chim khỏe là phải bóng như tơ, mượt như nhung, ôm ép gọn vào thân hình.

Vai chim chào mào:

Vai nở nang thì chim mới có lực, bộ cánh linh hoạt. Nếu vai nỏ thì nhạy cánh, siêng giang, búng. Vai nở mà hơi xếch lên nữa thì càng tốt giúp cho cho bộ cánh lúc nào cũng xệ xệ như đang cự nhau

Ngực chim chào mào:

Ngực nở, ưỡn ra, có lằn giữa ngực mới tốt. Ngực to phổi thường to – giọng chim vang, khỏe, chim bền nước.

Lưng chim chào mào:

Lưng hơi gù thì đẹp – chim có dáng đứng chữ C (lưng tôm). Phần thắt lưng, là phần phía trên hai đùi chim, cần thon gọn (chim có eo) – phần này chỉ khi chim đứng giang cánh mới thấy.

Cặp cánh chim chào mào:

Cặp cánh gọn, lông cánh không tưa, dài quá phao câu, ốp gọn như 2 cái vỏ trai hai bên hông chim. Cặp cánh không nên xếp chéo nhau trên lưng- như vậy chim chưa có lửa.

Chân chim chào mào:

Ngón chân thì phải to, dài. Móng thì cần to, ngắn gọn và cong đều. Cẳng chim mà càng tròn, bóng thì chim càng non tơ và ngược lại.

Bộ lông đỏ ở phần hậu môn chim chào mào:

Khi quan sát nhìn như củ tỏi là đẹp, cần nhìn thấy nó phân biệt rạch ròi với phần lông khác thì mới tốt.

Đuôi chim chào mào:

Đuôi chim chào mào phải dài và phải xếp thật gọn (đuôi một cọng). Đuôi phải đủ và đều để khi giang cánh xòe đuôi nhìn mới đẹp mắt.

Chọn chim dựa vào nếp chim:

+ Siêng: Chim rao gọi leo lẻo.

+ Lực: Rao ra rả mà không bị hụt hơi. Có thể nhảy nhót ra cánh cả ngày không xù, đủ sức chinh chiến ít nhất 3 ngày liên tục.

+ Bền: chơi đều đặn, bền bỉ, dẻo dai – không ẻo lả do thời tiết.

+ Lì: Lạnh lùng như sát thủ, lì lợm như đô vật – mặc cho chim trời bu cắn, mặc cho nan lồng mài miết, mặc cho chim rừng hù dọa đe nẹt, chim vẫn chiến đấu tới cùng.

+ Đằm: Bình tĩnh, tự tin, không nôn nóng.

Tuy nhiên theo dân chơi chim thì nên chọn những con siêng chơi cánh và đi cầu nhiều. Những con siêng chơi cánh và đi cầu nhiều thường là những con thi đấu bền bĩ và dai sức, nếu về các bạn chịu khó tập lực cho chào mào nữa thì sẻ tuyệt vời hơn. Chim chơi cánh nhiều thường có phong cách thì đấu rất cuốn hút và làm mê hoặc nhiều người. Nết chơi sàn cầu thì chim rất năng động và linh hoạt, trong xuyên suốt quá trình diễn ra cuộc thi thì con chim nào siêng đi cầu sẻ là con có lợi thế và đi sâu hơn vào những vòng trong.

Chọn chim dựa vào mục đích:

Thứ nhất: nếu bạn muốn nghe hót, thì chỉ cần con nào mở miệng nổ đều và mau mỏ là được, có thể chọn về nuôi để nghe hót.

Người nuôi chim nếu muốn nghe tiếng chim hót thì chọn những chim chào mào mở miệng mổ đều, mau mỏ.

Nếu muốn có chim vừa hót ở nhà vừa hót đấu trên đấu trường, thì lại có nhiều tiêu chí hơn, đầu tiên chim đấu là chim thường trên 1 năm tuổi lồng, chim phải đứng lồng thì mới đem đi đấu tốt được, chim đấu nên là chim bẫy già rừng thuộc lên, tướng chim phải dữ, mắt sắc bén, tròn to, lông đỏ trên má mọc hướng lên trên

Dáng bộ đều đặn, chân ngắn, mào cao, to, mỏ dài mỏng mỏ, đầu to, hầu mỏ lớn. Nếu chào mào sống ở khu vực phía Bắc thì phải chọn con yếm dài, chim không giới hạn về trường bộ hay đoản bộ, nhưng thường chim đoản bộ đấu bền hơn, viền đen kẻ trên má phải sắc rõ, chim nổ ra chuông giọng đanh, hót lớn giọng, vang xa, thường át được chim đối thủ qua giọng, khi hót chim phải ra được tiếng ché to.

Căn cứ vào lối chơi của chim:

+ Dang cánh xòe đuôi: Chim đứng cầu dang rộng 2 cánh xòe đuôi, đôi khi kết hợp sổ, chẻ.

+ Chớp: 2 cánh máy liên tục trong khi xáp đấu.

+ Rũ: chim xếp mào lại, đầu lượn như lươn, lưỡi lè như rắn, mình uốn như vũ nữ, cánh + đuôi vỗ nhẹ nhịp nhàng như đàn cò bay chậm… mục đích chọc tức đối thủ là chính và quyến rũ chim mái.

+ Bu, chụp: Chim đấu cứ hay nhảy bổ về phía đối thủ, chụp nan lồng, thò đầu ra rướn về phía đối thủ đòi cấu xé…

+ Nhứ: Khi đấu chim vừa chớp cánh vừa giật giật hướng về phía đối thủ – lối chơi này nhanh hạ gục đối thủ nhất.

+ Chao: Chim chao bên này, bên kia cầu như kiểu vừa bỏ chạy vừa rủ rê. Lôi chơi này thường có ở chim mồi sành hay đi bẫy.

+ Kết hợp: chim có nhiều lối chơi như ở trên.

Bạn thấy bài viết hữu ích thì đánh giá cho chaomao.info nhé