Chăm lông tự nhiên rớt sạch hội đủ 3 yếu tố mà a e cần tham khảo!
Thứ nhất! Dòng cám bạn dùng là loại cám mát ít chất kích gây nóng tạo ra chú chim rạo rực trong quá trình thay lông,cám mát nhưng phải đủ đạm và có trứng nhiều bộ lông ra sẽ đen bóng và mạnh nan lông.
Thứ hai! Con chim dể nết,chim sau mùa chơi bã lông khi trùm lồng nghỉ ngơi ăn uốn tạp,ăn được nhiều loại trái cây,tắm dể và ít đấu hót ở nhà,nếu hội tụ 2 yếu tố trên thì bạn đã gần như thành công cách chăm lông nếu nuôi đúng chế độ mà bạn bik hay các a e gạo cội truyền lại.
Thứ ba! Đây là bước quyết định nằm trong tay chủ nhân và một khi các bạn chăm đều tay hay hiểu được nguyên lí thay lông thì bạn sẽ làm được việc tưởng rất đơn giản nhưng đôi khi lột một bộ lông k sạch cho các tình iu thì thì tình iu đó bỏ mình theo chủ khác k chừng(đơn giản sình lông nản quá bán)kkkk!!
Chu kì này mình xin đưa ra 3 giai đoạn tương ứng với 3 tháng trong quá trình rớt lông,còn vấn đề rớt nhanh hay chậm các bạn theo dõi mà linh động chăm theo ý mình.
*** Tháng đầu bắt đầu rớt bạn chuẩn bị cho chú chim một cái lồng rộng rãi,áo vừa tối,trùm lại ban ngày chim thấy ăn được,nên sd 2 áo lồng.Tuần đầu tiên bạn cho tắm trùm cho ăn trái cây mát,rút cào cào ra theo dõi chim bắt đầu rớt lông mình hay cánh,đuôi..là dấu hiệu bộ lông sẽ trút xuống,lúc thấy vậy là lúc bạn chuẩn bị trong lồng nước thức ăn đầy đủ cho chim ăn trong 4-5 ngày.Trùm chim lại treo vào chổ yên tĩnh,mát mẻ là chim nằm nghỉ ngơi nhanh rớt lông nhất.Giai đoạn này tuyệt đối k mở áo ra cho chim thấy mặt hoặc nghe giọng làm chú chim ức khó rớt nhanh.Cứ vậy tuần tắm 2 lần vệ sinh cóng nước và thay cám,trái cây mát thì 2 ngày thay lần bạn nhé!
*** Tháng thứ hai??Đa phần tháng này bộ rớt được nhiều và các bạn để ý lông đít rớt trong giai đoạn này,lông đít vừa rớt là các bạn cho ăn trái cây màu đỏ(bình bát dây,cà chua,cà rốt..) nhiều sẽ giúp ích cho quá trình cung cấp sắc tố lông của chú chim,tháng thứ 2 là tháng chim rớt lông nhiều nên bạn cần bổ sung cào cào thật nhiều trong tháng này,nó giúp chim nuôi bộ lông khoẻ và tích lực nhiều để khi xong đạt trạng thái tốt nhất có thể…
*** Tháng thứ ba???đây là giai đoạn nuôi lông chứ k còn là giai đoạn thay lông nửa,đa phần sau 2 tháng bạn sẽ thay được bộ lông nhưng cũng có con kéo dài qua tháng thứ3 và vô tình bạn k để ý đem phơi nắng hay bung chim ra tập lực làm ngưng quá trình rớt,nhìn lông cánh đuôi ok lắm nhưng nuôi sao k ôm lông chim,có thể lông mình khu vực gần nách là hay bị sót nhất,nên lông cũ còn chim khó ôm lông,lông cũ già nên hay phè ra nhìn thấy k ưa tí nào.Vì vậy tháng thứ3 quan trọng nhất cho một mùa lông ra trận,bạn phải cung cấp trái cây cào cào thật nhiều cho tháng này,treo vào chổ yên tĩnh,tắm 2 ngày một lần và trùm lại,lúc mở ái lồng bạn sẽ nhận ra lông sót hay phấn trắng rớt dưới bố lồng.Nếu sau 3 tháng k thấy dấu hiệu lông rớt và phấn trắng thì xem như bạn đã thành công chu kì nuôi lông.Nuôi bộ lông tốt sẽ giúp chim bạn thoải mái khi ra trận,không bị rận mạc hay ngứa chân lông do lông cũ sót,còn lên kèo thua nước rỉa thì chuyện bình thường..con chim nó có tố chất,vì vậy bạn khai thác nó tối ưu thì nó sẽ chơi lại tốt nhất để bạn tận hưởng.Còn để trở thành một chiến binh k đơn giản như lí thuyết mình suy nghĩ..còn yếu tố may mắn(Thiên Thời-Địa Lợi-Nhân Hoà)!
Các Loại Trái Cây Thường Dùng:Cam,quýt,đu đủ,dưa leo,cà chua,bình bát dây,mướp khí,ổi xá lị…Chúc các bạn có thêm những chia sẻ hữu ích để giúp chú chim mình rớt ngọt và đạt trong mùa thay lông!
P/s:chơi chim 9 năm,5 năm đầu chỉ nuôi bổi k bao giờ hiểu nguyên lí thay lông,chỉ thay theo cảm tính,khi chơi chim thi 2 năm đầu thành công nên k biết đâu là giai đoạn quan trọng nhất,và cứ nghĩ nuôi lửa tốt sẽ chơi hay…Nhưng một khi bạn thay lông k đạt thì có thánh cũng k nuôi con chim đó chơi đạt phong độ được 80-90% của chú chim đó.
Kinh Nghiệm được rút ra từ thất bại,mình xin chia sẻ đến các a e có được cách chuẩn bị tốt nhất cho một mùa lông mới.Chỉ là chia sẻ từ cá nhân học hỏi các bật tiền bối truyền lại nên có gì sai sót mong a e góp ý vào để xd một pp nuôi lông tốt nhen cả nhà.Chúc cả nhà vui vẻ khi đọc bài!
Dự án cá nhân nuôi chim đột biến sinh sản