Đặc điểm nhận biết chào mào Bình Định

Ngoài ra, còn có các chú chào mào địa phương, do đặc thù tỉnh Bình Định là nhiều rừng núi và bãi biển, đặc biệt đi đâu cũng thấy toàn là rừng núi, nên chào mào ở khắp nơi, đa số các huyện các xã đều có chào mào sinh sống. Nhưng vì nết chơi không mấy nổi trội nên không ai nhắc đến.

Vài năm trở lại đây phong trào nuôi chim chào mào ngày càng phát triển mạnh. Có rất nhiều anh em mới bắt đầu nuôi và tìm hiểu về loài chim này. Câu hỏi đặt ra là chim chào mào vùng nào chơi hay? nết chơi của những chú chim chào mào vùng đó như thế nào? Để giải đáp phần nào các thắc mắc của anh em, tôi xin đưa ra vài nhận xét về chim chào mào Bình Định, dòng chim mà tôi đang nuôi, mời anh em tham khảo.

Theo tôi biết, hiện nay ở Bình Định có các dòng chào mào:

Chào mào Vân Canhở huyện Vân Canh:

  • Tướng: Sẻ chim (tướng chim nhỏ), dài đòn
  • Nết chơi: chéc ché, nhấp cánh, xòe đuôi. Nói chung nết chơi cũng hay, giá lại rẻ nên được giới chơi chim bình dân ưa chuộng.

Chào mào An Lão: với giống chim nổi tiếng trong cả nước này thì giới chơi chim chào mào ai cũng biết. Dòng chim này có xuất xứ từ huyện An Lão.

  • Tướng: trung chim, dài đòn, rất ít chim mào lân, đa số là mào thường.
  • Nết chơi: chéc ché, nhấp cánh, xòe đuôi, múa xoay cầu,… thường xuyên sàn cầu, nhìn rất linh hoạt.
  • Âm: giọng đanh và mà sắc, thanh, sổ bọng dài và vang xa.
  • Chim An Lão hót khá hay, đa phần là giọng chuông pha thổ (có người gọi là đồng pha thổ), dai sức và khá máu chiến.

Chào mào An Lão mào lân

Chào mào núi Bà:giống chim này sống ở Núi Bà (thuộc Tỉnh Bình Định) nên người ta thường gọi là chào mào Núi Bà.

  • Tướng chim to (to hơn chim An Lão), dài đòn, yếm thường là đậm và đẹp, nhiều chim mào lân hoặc mào đôm.
  • Nết chơi: chéc ché, nhấp cánh, xòe đuôi, sàn cầu.
  • Âm: tiếng nghe tròn ấm, vang xa.

Chao-mao-Nui-Ba-mao-dom1

Chim chào mào Núi Bà mào đôm

Còn có các dòng khác như chào mào ở khu vực Tuy Phước, An Nhơn, đoạn dưới chân đèo An Khê: ngắn đòn, to mồm, hót không hay (có người nói là dở ẹc :)), đại bộ phận là giọng đơn, thân to, mũ cao, đầu to….

Ngoài ra, còn có các chú chào mào địa phương, do đặc thù tỉnh Bình Định là nhiều rừng núi và bãi biển, đặc biệt đi đâu cũng thấy toàn là rừng núi, nên chào mào ở khắp nơi, đa số các huyện các xã đều có chào mào sinh sống. Nhưng vì nết chơi không mấy nổi trội nên không ai nhắc đến.

Xét về chim hay thì chào mào An Lão có khá nhiều chim hay. Các huyện Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Bồng Sơn, Tam Quan, Vân Canh cũng có chim hay.

Xét về tướng chim: thì chim chào mào Bình Định không to bằng chim Huế

Giọng chào mào Bình Định hót đanh, thanh, trầm, vang xa.

Người chơi chào mào ở Bình Định tập trung vào nước chơi (đấu) nhiều hơn, ít quan tâm đến tướng tá bên ngoài của nó.

Nếu bạn đã mê cái giọng đanh, thanh, nết chơi nhấp cánh xòe đuôi và liên tục sàn cầu của chú chim chào mào thì bạn nên sở hữu chim chào mào Bình Định.

5/5 - (1 bình chọn)