Chim chào mào là một trong những loài chim được rất nhiều anh em mê chim cảnh chọn nuôi. Loại chim này rất phù hợp với khí hậu tại Việt Nam. Câu hỏi được nhiều anh em đặt ra khi chọn nuôi loài chim này là làm sao để chào mào hót hay nhất. Đối với những con chim chào mào đã thuần hthì không cần phải bàn cãi gì nữa vì chim đã được huấn luyện. Bây giờ,Camnangbepsẽ giúp các anh em biết cách nuôi chim chào mào hót hay căng lửa cho những chú chim chào mào bổi? Vấn đề chăm sóc và nuôi chào mào sao cho chúng hót hay và căng lửa là vấn đề rất được quan tâm.
TỔNG QUAN VỀ CHIM CHÀO MÀO
Cách làm chào mào siêng hót, căng lửa
1. CHIM CHÀO MÀO LÀ GÌ?
Chim chào mào tên tiếng anh là Red-whiskered Bulbul, đây là loài chim thuộc họ nhà chim sẻ biết hót, giọng hót trong trẻo lên đến 3 – 4 âm thanh. Chào mào sống chủ yếu ở các vùng Châu Á.
Tại Việt Nam, loài chim này được giới chơi chim yêu thích và gọi với nhiều tên khác nhau như: Chim chào mào, chào mào mũ, hoành hoạch hồng, chào mào đá,..
2. PHÂN LOẠI CHIM CHÀO MÀO
Dựa vào đặc điểm và ngoại hình người ta phân loại chim chào mào theo một số đặc điểm như sau:
Chào mào xanh: Đầu đen, lông cánh và lưng có màu xanh lá cây non
Chào mào má trắng: Hai bên má có vệt trắng rất cân xứng
Chào mào lân tê: Mũ chào mào là mũ lân cong giống như sừng đầu lân
Chào mào mí lửa: Giống này rất quý hiểm có phần mí mắt màu đỏ
Chào mào vàng: Lông ức có màu vàng, mào có màu vàng tươi, đặc biệt ở lưng cánh đuôi có màu đen sẫm
Chào mào chân huyết: Chim có đôi chân màu đỏ tươi
Chào mào yếm khít: Bộ phận yếm khít đẹp hơn những con yếm thưa
Chào mào xám khối: Lông đuôi, cánh và lưng có màu xanh khói
Chào mào bạch tạng: Loài chim biến đổi gen với đặc điểm có bộ lông trắng tuyết, mắt đỏ
Chào mào xòe: Lông đuôi xòe rộng ra, một số thì căng cứng một số thì hơi rủ xuống
Chào mào ngũ đoản: Với 5 bộ phận mào, mỏ, thân, chân, đuôi đều rất ngắn
Chào mào ngũ thường: Phần thân, chân, mỏ, đuôi dài và có màu sẫm
Ngoài ra, chào mào còn được phân loại theo tiếng hót và độ trưởng thành:
Chào mào bổi: Những loại chào mào nhỏ, chưa phát triển về thân hình và tiếng hót
Chào mào ché: Những chim đã được huấn luyện để chiến đấu
CÁCH THUẦN CHÀO MÀO BỔI
Dogily nhận được rất nhiều câu hỏi về việc chào mào ăn gì để hót hay? Chế độ dinh dưỡng cho chào mào như thế nào? Chúng ta sẽ bắt đầu bước đầu tiên luôn nhé đó là thuần chào mào bổi. Bạn sẽ thấy được hết cái hay khi chơi chim khi các bạn thuần được chào mào.
Đầu tiên, bạn cần có 2-3 tháng để tập cho chào mào ăn và làm quen với cái lồng. Bạn phải thật kiêng nhẫn trong giai đoạn này nếu không muốn chim bị hỏng. Thật sự mà nói bạn phải kiêng nhẫn vì đây chính là giai đoạn khó khăn nhất trong các giai đoạn nuôi chim.
Bạn cần phải trùm kín áo lồng cho chim và chỉ hé một khe nhỏ cho chim. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chim và hạn chế di chuyển,… Nói chung, bạn cần để chim một chỗ để chim tự làm quen với môi trường bị nhốt trong lồng. Từ từ, bạn hé áo lồng ra để chim quen dần với môi trường mới. Sau khi chim dạn thì bạn đã thành công với việc thuần chào mào bổi rồi đó.
Sau 3 tháng tập làm quen với việc bị nhốt trong lồng sẽ chuyển sang giai đoạn cho chim làm quen với môi trường mới. Trong gia đoạn này, bạn cần tiếp xúc với chim nhiều hơn. Tắm cho chim nhiều hơn và treo chim ở nhiều chỗ để chim quen dần môi trường xung quanh. Lúc này, bạn cần cho chào mào ăn ít và ăn hết thì mới cho thêm thức ăn vào. Làm như thế, chim sẽ biết ai là chủ và mỗi lần bạn đến gần là cho nó ăn. Vì thế, chim cũng không sợ bạn nữa và bạn có thể thuần phục được nó rồi.
Bạn thấy bài viết hữu ích thì đánh giá cho chaomao.info nhé