CÁCH BỐ TRÍ CẦU CHO CHÀO MÀO VÀ CÁCH CHỌN LỒNG CHÀO MÀO ĐẸP

CÁCH BỐ TRÍ CẦU CHO CHÀO MÀO VÀ CÁCH CHỌN LỒNG CHÀO MÀO ĐẸP

Chơi chim chào mào cảnh là thú vui của rất nhiều người. Tuy nhiên, muốn trở thành người chơi chim chuyên nghiệp thì lại không hề dễ dàng. Và một trong những vấn đề khổ tâm nhất đó chính làcách bố trí cầu cho chim chào mào sao cho hợp lý nhất. Dưới đây là cách đặt cầu chào mào chuẩn mà chimcanh.vn tổng kết được từ kinh nghiệm của những người chơi chim trước đó. Hãy cùng tham khảo với chúng tôi nhé!

Chọn lồng chim chào mào

Tùy theo sở thích, cách chơi của chú chim bạn nuôi mà lấy căn cứ lựa chọn lồng sao cho cân xứng nhất. Ví dụ, với những chú chim hay chuyền, thích chạy cầu, bạn nên chọn loại lồng tròn, cầu ngang. Còn đối với những chú chim ít chuyền, thích xòe cánh thì loại lồng thích hợp là lồng vuông hoặc tròn bán nguyệt.

Lồng vuông được khá nhiều người chơi chim lựa chọn

Lồng vuông được khá nhiều người chơi chim lựa chọn

Dù là loại lồng nào thì chúng cũng phải có kích thước đủ lớn để tạo không gian cho chim di chuyển. Chiều cao tối thiểu của lồng phải đạt là 80 cm thì mới giúp chim có điều kiện nhảy nhót, bung cánh trong lồng.

Vì chào mào là loài chim nhỏ nên đối với nan lồng, cần giữ khoảng cách vừa phải nếu không muốn chú chim của bạn có thể dễ dàng lọt ra ngoài bay đi mất.

  • Lồng tròn: Nên chọn lồng có 64 hoặc 68 nan
  • Lồng vuông: Nên chọn lồng có 17 nan Huế

Bên cạnh đó, kiểu dáng lồng một phần cũng phụ thuộc vào sở thích của chủ nhân. Ở Việt Nam, ta có thể xác định dáng lồng theo khu vực vùng miền như:

  • Khu vực Quảng Nam- Đà Nẵng- Huế: Loại lồng vuông được dùng phổ biến. Ngoài ra có một số ít vẫn dùng lồng tròn, lồng sắt.

Lồng chim chào mào bằng sắt

Lồng chim chào mào bằng sắt

  • Khu vực miền Bắc: Tỷ lệ người dùng lồng vuông và tròn về cơ bản là tương đương nhau với chất liệu làm lồng là tre Tàu hoặc trúc trên nóc lồng có máy bằng. Số nan của mỗi lồng dao động trong khoảng 52- 60 nan, đặc biệt loại lồng 56 nan, 5 vanh 1 kép, đường kính 33 cm được dùng nhiều nhất.Cũng như khu vực trên, lồng sắt ít được người chơi chim chào mào lựa chọn.
  • Khu vực miền Nam: Lồng tròn là dáng lồng được yêu thích nhất ở đây. Số nan thì có khoảng dao động lớn hơn nhiều so với khu vực miền Bắc, trong khoảng từ 52- 76 nan. Người miền Nam cũng có sử dụng lồng vuông, lồng sắt nhưng cũng không đáng kể.

Đây cũng là gợi ý quan trọng cho các nhà thiết kế lồng chim, nếu muốn sản phẩm mình tạo ra có thể tiêu thụ tốt trên thị trường.

lồng chào mào đẹp
lồng chào mào đẹp
lồng chào mào đẹp

Một vài hình ảnh lồng chào mào đẹp

Chọn kích cỡ cầu phù hợp cho chào mào

Loại cầu thích hợp nhất cho tất cả các dáng lồng chim chào mào là cầu đường kính 1 – 1.3 cm, giúp chim bám chắc vào 3/4 dưới cầu.

Nếu cầu quá lớn: Các ngón chân chim không thể bám hết, khi các móng chân dài ra, chúng sẽ có chiều dài không đều, gây mất thẩm mỹ

Nếu cầu quá nhỏ: Chim cũng không bám được hết vào cầu, khi bay nhảy sẽ khiến chim gặp bất lợi do móng chim dài ra nhanh, thậm chí gãy, mất móng do mắc vào nan hoặc áo lồng.

Chân chim bám được 3/4 cầu

Chân chim bám được 3/4 cầu

Cách bố trí cầu phù hợp cho chào mào

Hiện nay có 3 loại cầu chào mào phổ biến là: Cầu ngang, cầu bán nguyệt (cầu thuốc cho chào mào) và cầu uốn lượn. Tuy nhiên theo khuyến cáo của các bậc tiền bối chơi chim thì cầu ngang là loại tốt nhất.

Cách bố trí cầu ngang (dùng 3 cầu): Cầu ngang chính đặt phía dưới tại vị trí giữa lồng. Khoảng cách cầu tới đáy lồng là 10 cm để đuôi chim không đụng đáy lồng và bị dính phân, thức ăn dư thừa trước đó. 2 cầu còn lại đặt phía trên, khoảng cách giữa 2 cầu là 3- 5 cm, khoảng cách với thành lồng là 10- 15 cm nhằm trách cho lông chim cọ vào thành lông khiến chúng bị xơ xác, tè lông, ảnh hưởng tới vẻ đẹp của chào mào. Lưu ý, đặt cầu sao cho chim có thể đứng thẳng mà đầu vẫn cách đỉnh lồng 5 cm. Như vậy chim mới có thể thoải mái nhảy nhót, đấu hót mà không bị vướng mào vào nóc lồng.

Đối với những bạn chọn rễ cây làm cầu thì nên lưu ý chọn những rễ không quá cong queo bởi nếu cong quá, chú chim của bạn sẽ chỉ có thể đậu mà không thể bay nhảy được, đồng thời chiều dài của cầu cho chim di chuyển cũng bị rút ngắn do chim thích đậu chỗ cao. Còn nếu cầu có chiều cong ngang lớn thì khi chạy nhảy qua lại, đuôi chim có thể bi vướng, ảnh hưởng tới sự linh hoạt vốn có của chim. Đặc biệt, nên chọn những rễ cây nào mà khi chim đậu, phân chim không quệt vào đuôi.

Sử dụng rễ cây làm cầu cho chào mào

Sử dụng rễ cây làm cầu cho chào mào

Cũng như cách chọn lồng, ở Việt Nam, cách chọn cầu cũng có sự khác nhau giữa các vùng.

  • Khu vực miền Trung: Dùng 1 cầu chính cho lồng vuông, thi thoảng thêm 1 cầu phụ còn với lồng tròn thì dùng 2 cầu.
  • Khu vực miền Bắc: Sử dụng 1 cầu chính và 1 cầu phụ phía trên. Một số người dùng 2- 3 cầu lượn và rất hiếm khi dùng 2 cầu đặt song song.
  • Khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang: Loại lồng được sử dụng ở đây có từ 64-80 nan, khá to nên cách đặt cầu cũng khác. Thông thường, những người chơi chim ở đây sẽ đtặ từ 2- 3 cầu song song, cầu là cầu thẳng, cầu gai hoặc cầu lượn sao cho cân đối với lồng.
  • Khu vực miền Nam: Cách đặt cầu cũng khá đơn giản, thường là 1 chính và 1- 2 cầu phụ với lồng tròn còn với lồng vuông sẽ là 1 chính 1 phụ

Cầu ngang được nhiều người nuôi chim lựa chọn

Cầu ngang được nhiều người nuôi chim lựa chọn

cầu phụ, cầu góc chào mào

Cầu phụ, cầu góc chào mào

Trên đây là tổng hợp tất cả những kinh nghiệm mà chimcanh.vn đúc kết được về việc bố trí cầu cho chim chào màochuẩn nhất. Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn có thể tạo cho mình một chiếc lồng nuôi chim phù hợp cũng như các đặt cầu hợp lý nhất. Chúc các bạn nuôi dạy được những chú chim chào mào khỏe mạnh, hót hay.

Tìm kiếm liên quan:

– cách bố trí cầu cho chào mào bổi

– thuan chao mao hieu qua

– cách bố trí cầu cho chòe than

– cách thuần chào mào bổi

Bạn thấy bài viết hữu ích thì đánh giá cho chaomao.info nhé