Chào Mào lai giọng, học giọng

Chào Mào lai giọng, học giọng

Nước ta đưa chia làm ba vùng miền chính: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. Dân mỗi vùng vì thế mà cũng có tiếng nói khác nhau. Người Bắc nói giọng trầm ấm, âm hơi nặng, người Trung nói giọng thanh, nhiều nhấn nhá trầm bổng, người miền Nam chất giọng sang sảng ít nhấn nhá và láy âm. Nói người Hà Nội chuẩn giọng Bắc, nhưng ngoài ra tiếng Bắc của các tỉnh lân cận cũng mang âm hưởng dân gian riêng: tiếng Bắc Thái Bình, Nam Định, Lào Cai v v…, mỗi vùng mỗi khác, tiếng Trung cũng vậy ngoài giọng Huế được nhiều người biết đến còn các giọng như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa v v…, cùng là giọng Bắc cùng là giọng Trung cùng là giọng Nam nhưng tiếng nói mỗi vùng lại có nét riêng của địa phương…
Xin đơn cử như một người miền Trung đứng tuổi cho dù có vào Nam ra Bắc họ vẫn nguyên bản sắc tiếng nói của mình không bị nhại giọng mất giọng. Nhưng giả sử cũng một người Trung khác như người này lại nhỏ tuổi, nên vào Nam thì nói tiếng Trung pha Nam, ra Bắc lại nói tiếng Trung pha Bắc. Trường hợp định cư lâu dài có thể chuyển hẳn qua giọng địa phương. Vì vậy, nên một số gia đình người Hà Nội gốc nhưng con cái lại nói giọng Nam khá chuẩn ( tất nhiên và vẫn còn vài từ mang âm hưởng Hà Nội), không đâu khác đó chính là sự ảnh hưởng của môi trường sống…(*)
Cùng nằm trong phạm trừu đó chim Chào Mào có những nét tương đồng, theo ý chủ quan của tôi, ta nên chia chim giọng làm 2 loại,loại tơ và loại già.
Chim tơ là chim non mùa rừng chỉ nắm được một sống giọng cơ bản của chim già, khi về tay người nuôi tiếp xúc đấu giọng nhiều với các chim vùng khác gây hiện tượng lẹo giọng, lai giọng. Thế tại sao, những con chim tự nhiện cũng tiếp xúc nhiều với chim vùng khác mà không bị lai giọng. Xin thưa rằng trong tự nhiên không có khái niệm địa phận và lãnh thỗ có thể 2 vùng khác nhau chỉ cách cành cây ngọn cỏ, việc chim hằng ngày đi kiếm ăn va chạm với những con vùng khác vẫn là chuyện thường, cái quý ở đây nhằm vẫn giữ nguyên chất giọng gốc của mỗi vùng chính là những con chim già rừng làm nòng cốt, cho dù chim tơ hay lai vãng các vùng khác có thể bị lẹo giọng nhưng khi về đúng bản quán nó sẽ được các con già kèm cặp, chỉ dạy lại giọng truyền thống. Đó chính là nguyên do xuất hiện các dòng chim phong phú đa dạng như hiện nay.

Xét về chim già thì đây là những chú chim sống lâu năm, đinh cư tại một đia bàn nhất đinh, truyền giọng cho các lứa chim con của nó và chim tơ khác, đây chính là lực lượng kế thừa các thế hệ đi trước nhằm duy trì chất giọng đặc sản của dòng giống mình. Chim nào giọng nấy quả không sai. Đặc biệt cái hay ở những chú chim già rừng này chính là khả năng giữ giọng, nếu thử ép giọng cho những chú chim này quả thực và một việc rất khó, sở dỉ như thế vì chim đã già cứng giọng, ngoài rừng nó đã trau dồi đầy đủ các âm giọng chuẩn của vùng nên không thể học và cũng không cần học những giọng khác. Dĩ nhiên và trong giai đoạn còn là chim tơ chúng cũng được các thế hệ trước kèm cặp giọng & âm.

Môi trường nuôi nhốt.
Hiện nay, phong trào chơi chim chào mào đang lan rộng khắp các tỉnh thành trong nước, cầu rộng buộc cung phải tăng vì thế mà, nạn săn bắt chim ồ ạt quá mức bằng các loại bẫy lụp cũng làm giảm đáng kể số lượng những chú chim già rừng. Chim Chào Mào đánh đánh bẫy thường có tuổi rừng trung bình từ 6 tháng – 2 mùa, đây là những chú chim tơ còn yếu giọng, khi được nuôi chung với chim vùng khác, sẽ khó tránh khỏi hiện tượng lai giọng lẹo giọng. Hơn nữa, thú cho chim chơi trường chơi cội ngày càng tăng nhanh, chim các vùng Bắc, Trung, Nam cùng tề tụ, cũng góp phần làm chim lạc giọng mất gốc. Chim có tuổi rừng từ 2 mùa trở xuống khi tiếp xúc nhiều với chim miền khác sẽ bị mất giọng ngay ( Nguyên nhân như trên (*) )…
Muốn tránh được tình trạng này theo các nghệ nhân uy tín tôi từng trao đổi, thì chim phải có từ 3 mùa trở lên mới không lai giọng, ấy là chim già rừng, còn chim tơ thì phải đảm bảo nuôi cùng loại, qua mùa thứ 3 chim đã cứng giọng, các âm đi đã quá quen thuộc nên không thể lai giọng được, lúc ấy ta có thể thoải mái chơi trường nhưng chim vẫn giữ nguyên chất giọng.
Nói về chim học giọng.
Tức là chim còn non mùa, nghe chim khác hót thì nhại theo lâu dần thì giống hệt như chim thầy, đây cũng là một các ép giọng cho chim gần giống với trong tự nhiên dưới sự dìu dắt hỗ trợ từng ngày của chim thầy già mùa, nên chim non sẽ theo giọng thầy, chim non theo giọng thầy tới mùa thứ 3 thì cứng hẳn, chim sẽ không học thêm giọng nữa. Khi cho chim học giọng thường người ta ép tối thiểu là 1 thầy 1 trò, như để đạt hiệu quả tốt nhất ta nên ép 1 thầy 2 trò, như thế 2 chú chim non sẽ đấu đá luyện tập giọng thầy được dễ dàng hơn, thi thoảng người ta cũng cho vài chú chim thầy cùng loài khác vào dạy để chim non mau cứng giọng…

5/5 - (1 bình chọn)