Mình sẽ giới thiệu lần lược các bước nuôi ép giọng Các bạn có thắc mắc gì thêm cứ hỏi Chứ nhiều quá mình không thể nói chi tiết.
1. Con chim học được gì từ con mồi gốc
– Giọng hót bao gồm độ trầm bổng nhịp địu số tiếng
– Cách bắt đầu và kết thúc 1 giọng
– Giọng cự ( khi kê sát nó ra giọng này)
– Cách lèo, nhồi, đảo giọng
Vd: hót đuổi theo ( nghe chim khác hót giọng nào hót theo), từ từ nó sẽ hót dẫn ( chuyển giọng những con chim khác phải chuyển theo). Hót đè giọng lấn áp đối thũ, kết hợp hót với chẻ trích, trò, giăng cánh
Còn một số khác là do gen di truyền vd: như tiếng chẽ trích hay tè, dáng mòng kiềng, đảo kèo, bung cánh…..
2. Lựa chim Chào Mào từng vùng để kèm giọng
Thường đối với một húi giọng (hệ thống 1 số giọng đặc trưngchomột vùng) thì chim vùng đó hay một số ít vùng khác kèm ép mới vô giọng đạt yêu cầu (thường người chơi lâu năm mới phân biệt được nó đạt hay chưa). Có thể nó câm chứ không thèm học giọng.
3. Chim tơ chưa trổ phé đỏ kèm dễ vô giọng
Nói dễ vô chứ phải có thời gian trên 1 năm để học và 1 năm để giữ vững được giọng
và quan trong là phải có sự cách ly để chim chỉ nghe mồi gốc hót.
Thường nếu không cách ly nó sẽ hót giọng thường mà ít học giọng mới.
Chim già thì tùy con nó thích nó sẽ học
Một số giọng đặc trưng ở một số vùng như hốc môn, Bình Dương, gia kiệm, cam ly suối đá tây ninh…. chim già vùng khác ít khi học chỉ ép tơ thôi.
4. Chim mồi gốc phải từ 2 con trở lên và nhiều khi phải có trợ giúp của máy cd hay hát băng. Chủ yếu bật nhỏ hổ trợ lúc trưa và sáng sớm để chim mới nói gió theo dần sẽ học.
A. – CHUẨN BỊ- KHỞI ĐỘNG.
Bắt đầu từ cuối tháng 12 dương lịch
Người chơi chào mào bắt đầu dợt lại những con mồi đánh,choăn cào cào phơi nắng, tắm rửa đều hơn. Bỏ vào bẩy đi dợt gần nhà
Nói thêm về mồi bẩy
Ở Bình Dương phân biệt mồi bẩy và mồi kèm
Mồi bẩy dùng để bẩy chim và mồi kèm là mồi gốc dùng để kèm giọng
Và không bao giờ nuôi chung nhau một nhà
Lý do phải có 2 loại mồi như vậy :
– Chim bẩy rừng là chim khác vùng, phải lựa chim mồi vùng đó bẩy sẽ dễ dính hơn, mình mang chim giọng vùng này bẩy vùng khác rất khó dính
– Chim mồi gốc thường là chim ép từ tơ lên không bẩy được, một số con trận rừng hiện đang nuôi còn lại thì đã >10 năm
– Sợ chim mồi gốc học giọng lạ
– Thường bẩy từ t2-t5 và thường đi suốt nên sợ rủi ro mất con mồi gốc thì uổng lắm ( mồi bẩy hay lắm giá khoảng 300-500 nhưng mồi gốc thì giá > 1 triệu.
Thường sau mùa bẩy người chơi thường đem gửi những con mồi bẩy này nơi khác. Không nuôi chung nhà với con chim mồi kèm, tới thời điểm này thì mới chú trọng chăm sóc tới nó.
Ai chưa có mồi bẩy phải tiến hành mua hay mượn ngay.
Mồi bẩy ở Bình dương có 2 loại, loại chim dữ chuyên dùng để đánh chim trận chim thủ lỉnh
Và loại chim dùng để bẩy chim tơ
Loại chim dùng để bẩy chim tơ thật sự lựa chọn rất khó ( ở BD chủ yếu là bẩy tơ, chim tơ bẩy về giá đã khoảng 50-150 ngàn 1 con, trong khi chim già chỉ giá 12 ngàn)
Mồi bẩy tơ không phải là mồi dỡ. Mồi bẩy tơ cũng kêu suốt ngày nhưng khi chim rừng về thì nó dụ, nó không kekekek (ở đây gọi là chẻ) hay giăng cánh, tấp bẩy đòi đá (ở đây gọi là lội). Phải lựa nhiều mới tìm được con mồi như vậy.
Khoảng cuối tháng 1 là bắt đầu đi dợt xa, người nuôi phải tinh mắt để ý vì khi thay đổi chế độ ăn và chăm sóc chim mồi thường thay lông. Có nhiều cách để ép khôngchonó thay lông.
Ví dụ như kè lồngchonó căng lửa, cho ăn cào cào, phơi nắng và đi bẩy thường, ít cho tắm.>
Thường các chim bẩy đều cho thay lông trái mùa, cứ như vậy thường các chim bẩy đều thay lông trái mùa (T6-t8 hàng năm).
Thời điểm này dợt xa kết hợp với bẩy những con chim già, chim thủ lỉnh (chim trận) thường là trong giai đoạn này chủ yếu là đợt chim mồi, ở Bình dương không nuôi chim già. Bẩy về cho người khác hoặc bán tiệm chim kiếm tiền xăng thôi.
Thường thì mồi thuộc do mình nuôi lâu dợt ít hơn con chim mình mới mua hay mượn chủ yếuchonó sung và nó ngưng thay lông và coi khả năng của con mồi vì khi tới mùa đánh tìm chim mồi để mua hay mượn rất khó.
Trên là phần chuẩn bị chim mồi, vấn đề lục bẩy
Lục bẩy củng được chuẩn bị khá chu đáo: kiểm tra đan lại lưới, đính vài trái cây giả (thường làm bằng hạt cườm sơn đen vàng và đỏ khi đi bẩy lấy trái trứng cá bóp chảy nước trét lên trái cây giả nhìn bóng và thơm ngát), bện lá thường là lá giả bằng mủ cao su bện lá rất thưa, lau rửa lại bện lá sơ lại là xong
May hay mua một vài cái túi gút đựng chim.
Soạn lại cây sào treo. sào treo làm bằng ống nhôm làm tựa cây angten thường dài khoảng 4m thu lại còn khoảng 60-80mm.
Lục bẩy chim tơ cũng được thiết kế khác so với lục bẩy chim già. ( lục nhỏ rộng mặt , mặt đá ngang chứ không dốc xuống có thiết kế chổ để treo để trái cây…..) phía trên không để trống mà gắn vài cành lá để che bớt con chim mồi chim tơ thấy bớt sợ.
Sau khi các bước chuẩn bị chu đáo bạn an tâm ăn tết, chờ ngày lên đường.
Ghi chú thêm mùa này là mùa chim tơ mình ép mùa trước đã thu được một số thành tựu đã đem đi đấu và ghi dấu ần của chủ nó với con chim già gốc lên trường đấu (nói trường đấuchovui chứ là quán cà phê anh em tập trung dợt chim), chừa vài con ưng ý còn bao nhiêu thì tặng, loại bỏ hay bánchonhững người khác.