Trong vài năm gần đây , ở nước ta đã có một sốphân loài Chào Màocó nguy cơ bị tuyệt chủng , do nạn săn bắt quá độ…, điều này không chỉ gây hại cho hệ trường sinh tái mà còn đe dọa nghiêm trọng đến nguồn đa dạng sinh học Việt Nam . Chính vì thế, mà việc lai tạo & nhân giống các dòng chim Chào Mào , trở nên cấp thiết và có vai trò ngày càng trọng như hiện nay …
Bên cạnh , ý nghĩa bảo tồn & sinh học , ta có thể nói rằng : ” Nuôi Chào Mào sinh sản còn là một thú vui tao nhã và khá độc đáo đối với các nghệ nhân ” . Nó giúp ta biết yêu thương , mang đến cho ta lòng nhẫn nại và rèn cho ta cả đức hy sinh . Nói thì dễ nhưng làm lại khó ,đó là một công việc khá vất vả và không đơn giản chút nào . Nhân đây , bài viết là này nhằm mục đích cung cấp một số thông tin cho những nghệ nhân đang có tâm huyết với nghề , để gây dựng lại các nòi Chào Mào quý hiếm , bảo vệ đa dạng sinh học – cũng như phổ biến củng cố thú chơi của mình ngày càng mạnh mẽ và bền vững hơn …
Bài viết đã ghi nhận lại , các giai đoạn từ khi bắt đầu chọn cặp chim bố mẹ đến khi các lứa Chào Mào non trưởng thành :
1) Trước khi cho sinh sản , cặp bố mẹ cần được cách li để chăm sóc đặc biệt .
a) Dinh dưỡng trước sinh sản :
– Chim trống : vẫn giữ chế độ ăn uống bình thường tức cám tổng hợp , trái cây & côn trùng . Đặc biệt là tăng cường thêm nhiều loại côn trùng như : dế , superworm , trứng kiến , sẽ giúp chim khỏe mạnh ( Đã thay lông , có phong độ tốt ) .– Chim mái : Có khẩu phần gần như chim trống nhưng phải bổ sung thêm các loại khoáng tổng hợp dành cho chim ăn quả trong mùa sinh sản có sẵn trên thị trường ( Đã thay lông , có phong độ tốt ) .
– Trường hợp không có thuốc thì phải bổ sung thật nhiều hoa quả và côn trùng , luân phiên thay đổi để chim nhận đủ chất , tạo hệ trứng non tốt , ít gặp rủi ro sau này . Côn trùng cho chim sinh sản sẽ tăng đột biến , bởi ngoài việc nuôi trứng chim mái còn phải nuôi lông , chúng thường sẽ tự vặt lông bụng của mình để lót ổ , và số lượng lông bị rụng cũng khá lớn .
b) Về giấc ngủ trước sinh sản :
– Giấc ngủ của chim cực kì quan trọng , lúc nắng tắt , chạng vạn thì ta cho cặp bố mẹ đi ngủ , treo nơi yện tĩnh tránh mèo chuột , gây hại . Ngủ đủ giấc và không bị làm phiền giúp chim tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng .2 ) Tiến hành cho sinh sản nhân tạo :
a) Lồng nuôi chim sinh sản :
– Lồng nuôi chim sinh sản là loại lồng làm bằng lưới thép không rỉ có kích thước nhỏ hoặc lớn tùy ý người nuôi . Nhưng tối thiểu là từ 180 cm ( chiều dài ), 120 cm ( chiều rộng ) , 150 cm ( chiều cao ) . Có rãnh để vệ sinh phân chim . Ngoài ra , trong lồng còn bố trí giá thể cho chim làm tổ , thường làm bằng vỏ gáo dừa cắt ngang , bình gốm , rọ tre chẳng hạn .– Và 2 khay nước và thức ăn , một máng tắm nhỏ , nhiều cành đậu cho chim non tập chuyền , không đặt quá cao sẽ tăng nguy cơ chim non trượt chân khi chuyền . Lồng phải có ái che mưa , gió , mặt tiền quay về phía đón nắng sớm là tốt nhất , vào những ngày nắng to , ta dùng lưới lan che chắn bớt lại mặt tiền lồng , 2 bên lồng che chắn bằng tôn hoặc gỗ để tạo cảm giác thôi mái & an toàn cho chim , giảm stress khi chim bắt cặp và đẻ trứng .
b) Cho chim bắt cặp :
– Chim Chào Mào , bắt đầu thành thục ở năm tuổi đầu tiên , mùa đẻ của chúng thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau . Chim trống thành thục có biểu hiện như hót nhiều hơn mọi ngày , sung mãng . Chim mái phát ra nhiều tiếng kêu nhỏ , kêu suốt ngày để tìm bạn tình .– Trước khi , cho sinh sản , ta cần cho chim bắt cặp . Đầu tiên con trống vào lồng trước , rồi cho lồng nuôi chim mái vào sau . Khi chim trống hót to , cố sức ve vãn con mái đến lúc chim mái ve cánh cúi đầu , múa đuôi miệng kêu liên tục thì ta tiến hành thả chim mái và chuẩn bị các giai đoạn tiếp theo .
– Trường hợp chim mái không chịu trống ( hoặc ngược lại ) . Ta nên đổi bạn tình cho nó , tránh thả chung có thể cắn nhau tới chết .
c) Giai đoạn làm ổ của cặp bố mẹ :
– Khi đã chịu trống chim mái sẽ chủ động đi tìm vật liệu làm tổ ( đa phần là chim mái ) . Khi này ta cần cung cấp các vật liệu làm ổ như : gơm , giấy báo cắt nhỏ , cành cây khô vv… Tốt nhất là nên thả lúc chạng vạng để tránh làm chim sợ .– Cả chim trống mái thay phiên nhau làm ổ chúng mất khoảng 3-4 ngày cho một chiếc tổ trung bình . Một lứa chim đẻ từ 2-4 quả , trứng có màu đỏ sẫm , và có khá nhiều hoa văn .
– Ổ có được tạo nên hay không phần lớn dựa vào lượng thức ăn ( Côn trùng , hoa quả ) mà ta cung cấp trong lồng . Trong tự nhiên chim chỉ sinh sản khi thời tiết ôi trường thuận lợi , có nhiều thức ăn . Việc cung cấp một lượng lớn superworm là rất quan trọng , nó sẽ khuyến khích chim bố mẹ làm ổ vì nó nghĩ rằng đã có đủ lương thực .
– Khi ta không thấy cặp chim bay nhảy xung quanh lồng hay thả rác về ổ nữa , thì hãy chờ nhé , vì chúng đang bận đẻ & ấp trứng ,ta không được theo dõi chúng lúc này .
d) Giai đoạn ấp trứng & nở con :
– Chim bố mẹ ấp trứng trong khoảng từ 12 -14 ngày thì nở , thời gian nở thường là buổi sáng hoặc xế chiều , và bạn phải đảm bảo rằng có đủ lượng thức ăn tươi , để tránh chim trống phá tổ , hoặc giết chết chim con của nó , do không đủ nguồn thực phẩm .– Cách theo dõi chim nở khá đơn giản , khi bạn nghe một tiếng :” Chíp” lớn , chắc chắn rằng một chú chim non đã chào đời . Ngoài ra , bạn còn có thể dựa vào thái độ lo lắng bồn chồn , bay tới bay lui của chim cha . Nó sẽ phát ra những âm thanh nghe rất lạ ..
– Tuy là một loài chim ăn hoa quả , nhưng khi còn non , chim chỉ ăn côn trùng và sâu bọ , loại có nhiều protein giúp chúng tăng trưởng một cách chống mặt .
– Ta cần cho chim bố mẹ ăn hoa quả đầy đủ như : chuối , bầu , cà chua . Nếu được có thể bổ sung thêm trái cây dại nhưCoccinia grandis ( Qủa lục bát ),để đảm bảo chúng khỏe mạnh để nuôi con và có nước dãi tốt , nước dãi có tác dụng như một loại sữa non giúp tăng sức đề kháng cho chim . Chim bố mẹ sẽ luân phiên nhau gắp mồi về nuôi con .
– Lưu ý : Không nên rình xem tổ chim quá lâu , làm chúng cảm thấy stress và có thể thả rơi chim non .
e) Giai đoạn chuyền cành :
– Khi này chim non đã có đủ lông cơ bản để theo mẹ . Ta không nên bắt chim con trong giai đoạn này , vì như thế chim sẽ bị yếu xương . Nên để cho bố mẹ chúng dạy cách học bay là cách tốt nhất ”– Chim non tới giai đoạn này đã có thể cho ăn hoa quả chín , và cám tổng hợp !
– Chúc các nghệ nhân có một lứa chim khỏe mạnh .Bài viết mang tính chất kham khảo .
Thời gian CM làn tổ :Cm là loài chim không di trú .Sống cố định một vùng và có lãnh thổ tuy không phân chia rõ rệt !Nhưng cá thể Cm trong hầu hết thời gian từ tháng 10…>3(năm sau) dương lịch sống tập trung thành từng đàn !cùng nhau kiếm ăn và hoạt động dưới sự bảo về và chỉ dẫn của 1 or 2 con đầu đàn !
Mùa sinh sản:
Vào trung tuần tháng 3 tới cuối tháng 9 dương lịch là thời gian mà Cm ghép đôi tách đàn và sinh sản !(thời gian này là mùa hoa quả và nhiều loài côn trùng phát triển thuận tiện cho việc nuôi con sau này)
Giai đoạn đầu tiên :sau khi đã chọn cho mình được bạn tình ưng ý !
Cả trống và mái sẽ tim chỗ thích hợp để xây tổ -trong quá trình xây tổ CM trống không quên nhiệm vụ làm tình với mái
thời gian xây xong tổ khoảng 7 đến 10 ngày (tùy thuộc điều kiện thời tiết)
tổ Chào mào có thể có kích thước khác nhau .nhưng hầu hết có (đường kính 10>13cm ,độ sâu đáy 5>7cm )
Giai đoạn 2 : Sau khi xây tổ xong Cm mái bắt đầu đẻ trứng !
mỗi lứa Chào mào mái đẻ từ 3>5 trứng .Mỗi ngày 1 trứng ,có thể 2 ngày 1 trứng với CM mái mới làm mẹ lần đầu or Cm mái già quá !
Giai đoạn 3 : Khi đã hoàn thành việc đẻ trứng ….. Ngay ngày hôm sau cả Trống và mái thay nhau ấp trứng .Trong thời gian này rất “gò bó” với cả trống và mái !cả ngày chỉ nằm yên trông tổ .chỉ thi thoảng thay phiên nhau để đi kiếm ăn ….. cũng có trường hợp 1 trong 2 con đi bắt mồi mang về bón cho con kia ăn !
thời gian ấp trứng kéo dài khoảng 15>17 ngày thì Trứng nở (quá trình ấp trứng, và tỷ lệ nở của trứng bị chi phối rất nhiều bời điều kiện thời tiết )
Giai đoạn 4 :khi trứng nở chúng ta thường nghĩ là Cm bố mệ sẽ kiếm mồi về cho con ăn ngay ) hoàn toàn không phải ,sau khi nở chim con vẫn có đủ chấy dinh dưỡng để phát triển trong 1 ngày đầu tiên ,nhưng cái chúng cần nhất là hơi ấm và Không khí .Sau khi nở và được ấp ủ trong khoảng 1 ngày .chim non đã lớn hơn và cứng cáp hơn khi vừa nở bắt đầu cần bổ sung chất từ Bố mẹ .biểu hiện là há miêng “chờ Sung”
Bắt đầu những này cực khổ của chim cha mẹ: trong khoảng 2 ngày tiếp theo lượng thức ăn chim non cần bổ sung còn khá ít :nên chỉ 1 trong 2 con Bố mẹ đi kiếm mồi còn 1 con vẫn tiếp tục ủ ấm trong tổ .
Khi đã được khoảng 4>5 ngày tuổi lúc này chim non đã háu ăn và đòi hỏi nhiều nên cả chim Trống và Mái đều phải ra sức đi kiếm mồi về cho con …..!(lúc này chim non đã bắt đầu ra lông ống ,khoảng 7 ngày chim non bắt đầu mở mắt để nhìn ra thế giới sung quanh)
Sau khoảng thời gian từ 15>17 ngày thì chim con đã đủ lông và bắt đầu tập chuyền cành :
thêm khoảng 1>2 ngày nữa Chim non bắt đầu rời cái tổ thân yêu để khám phá khoảng trời bao la “đương nhiên vẫn trong tầm kiểm soát của Bố Mẹ ”
Sau khi chim non biết bay bố mẹ của chúng thường tập hợp chúng lại đứng 1 vị trí cố định (từng ngày) để kiếm mồi .Lớn hơn 1 chút bắt đầu tập bay từng quãng xa dần và bắt đầu đi kèm theo bố mẹ để học hỏi những kỹ năng cần thiết để sống độc lập (khoảng thời gian này chim con rất hiếu động ,dường như tò mò mọi thứ về thế giới xung quanh)
Nuôi con thêm khoảng 15 ngày nữa Bố mẹ chúng sẽ cho lũ con ra đi tìm 1 cuộc sống mới ,độc lập …(có trường hợp em thấy chim bố mẹ còn đánh đuổi con mình nữa đó hơi giã man nhưng đó là điều cần thiết )
Sau khi được sông tự lập thường mấy anh em trong tổ luôn sát cánh cùng nhau và sau đó bắt đầu nhập hội với những con khác rất nhanh )chúng ta có thể thấy đến mùa thì có những đoàn chim Chào mào lứa có số lượng cá thể khá đông!
Kĩ thuật ép chào mào sinh sản:
Trong vài năm gần đây , ở nước ta đã có một số phân loài Chào Mào có nguy cơ bị tuyệt chủng , do nạn săn bắt quá độ…, điều này không chỉ gây hại cho hệ trường sinh tái mà còn đe dọa nghiêm trọng đến nguồn đa dạng sinh học Việt Nam . Chính vì thế, mà việc lai tạo & nhân giống các dòng chim Chào Mào , trở nên cấp thiết và có vai trò ngày càng trọng như hiện nay …
Bên cạnh , ý nghĩa bảo tồn & sinh học , ta có thể nói rằng : ” Nuôi Chào Mào sinh sản còn là một thú vui tao nhã và khá độc đáo đối với các nghệ nhân ” . Nó giúp ta biết yêu thương , mang đến cho ta lòng nhẫn nại và rèn cho ta cả đức hy sinh . Nói thì dễ nhưng làm lại khó ,đó là một công việc khá vất vả và không đơn giản chút nào . Nhân đây , bài viết là này nhằm mục đích cung cấp một số thông tin cho những nghệ nhân đang có tâm huyết với nghề , để gây dựng lại các nòi Chào Mào quý hiếm , bảo vệ đa dạng sinh học – cũng như phổ biến củng cố thú chơi của mình ngày càng mạnh mẽ và bền vững hơn …
Bài viết đã ghi nhận lại , các giai đoạn từ khi bắt đầu chọn cặp chim bố mẹ đến khi các lứa Chào Mào non trưởng thành :
1) Trước khi cho sinh sản , cặp bố mẹ cần được cách li để chăm sóc đặc biệt .
a) Dinh dưỡng trước sinh sản :
– Chim trống : vẫn giữ chế độ ăn uống bình thường tức cám tổng hợp , trái cây & côn trùng . Đặc biệt là tăng cường thêm nhiều loại côn trùng như : dế , superworm , trứng kiến , sẽ giúp chim khỏe mạnh ( Đã thay lông , có phong độ tốt ) .
– Chim mái : Có khẩu phần gần như chim trống nhưng phải bổ sung thêm các loại khoáng tổng hợp dành cho chim ăn quả trong mùa sinh sản có sẵn trên thị trường ( Đã thay lông , có phong độ tốt ) .
– Trường hợp không có thuốc thì phải bổ sung thật nhiều hoa quả và côn trùng , luân phiên thay đổi để chim nhận đủ chất , tạo hệ trứng non tốt , ít gặp rủi ro sau này . Côn trùng cho chim sinh sản sẽ tăng đột biến , bởi ngoài việc nuôi trứng chim mái còn phải nuôi lông , chúng thường sẽ tự vặt lông bụng của mình để lót ổ , và số lượng lông bị rụng cũng khá lớn .
b) Về giấc ngủ trước sinh sản :
– Giấc ngủ của chim cực kì quan trọng , lúc nắng tắt , chạng vạn thì ta cho cặp bố mẹ đi ngủ , treo nơi yện tĩnh tránh mèo chuột , gây hại . Ngủ đủ giấc và không bị làm phiền giúp chim tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng .
2 ) Tiến hành cho sinh sản nhân tạo :
a) Lồng nuôi chim sinh sản :
– Lồng nuôi chim sinh sản là loại lồng làm bằng lưới thép không rỉ có kích thước nhỏ hoặc lớn tùy ý người nuôi . Nhưng tối thiểu là từ 180 cm ( chiều dài ), 120 cm ( chiều rộng ) , 150 cm ( chiều cao ) . Có rãnh để vệ sinh phân chim . Ngoài ra , trong lồng còn bố trí giá thể cho chim làm tổ , thường làm bằng vỏ gáo dừa cắt ngang , bình gốm , rọ tre chẳng hạn .
– Và 2 khay nước và thức ăn , một máng tắm nhỏ , nhiều cành đậu cho chim non tập chuyền , không đặt quá cao sẽ tăng nguy cơ chim non trượt chân khi chuyền . Lồng phải có ái che mưa , gió , mặt tiền quay về phía đón nắng sớm là tốt nhất , vào những ngày nắng to , ta dùng lưới lan che chắn bớt lại mặt tiền lồng , 2 bên lồng che chắn bằng tôn hoặc gỗ để tạo cảm giác thôi mái & an toàn cho chim , giảm stress khi chim bắt cặp và đẻ trứng .
b) Cho chim bắt cặp :
– Chim Chào Mào , bắt đầu thành thục ở năm tuổi đầu tiên , mùa đẻ của chúng thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau . Chim trống thành thục có biểu hiện như hót nhiều hơn mọi ngày , sung mãng . Chim mái phát ra nhiều tiếng kêu nhỏ , kêu suốt ngày để tìm bạn tình .
– Trước khi , cho sinh sản , ta cần cho chim bắt cặp . Đầu tiên con trống vào lồng trước , rồi cho lồng nuôi chim mái vào sau . Khi chim trống hót to , cố sức ve vãn con mái đến lúc chim mái ve cánh cúi đầu , múa đuôi miệng kêu liên tục thì ta tiến hành thả chim mái và chuẩn bị các giai đoạn tiếp theo .
– Trường hợp chim mái không chịu trống ( hoặc ngược lại ) . Ta nên đổi bạn tình cho nó , tránh thả chung có thể cắn nhau tới chết .
c) Giai đoạn làm ổ của cặp bố mẹ :
– Khi đã chịu trống chim mái sẽ chủ động đi tìm vật liệu làm tổ ( đa phần là chim mái ) . Khi này ta cần cung cấp các vật liệu làm ổ như : gơm , giấy báo cắt nhỏ , cành cây khô vv… Tốt nhất là nên thả lúc chạng vạng để tránh làm chim sợ .
– Cả chim trống mái thay phiên nhau làm ổ chúng mất khoảng 3-4 ngày cho một chiếc tổ trung bình . Một lứa chim đẻ từ 2-4 quả , trứng có màu đỏ sẫm , và có khá nhiều hoa văn .
– Ổ có được tạo nên hay không phần lớn dựa vào lượng thức ăn ( Côn trùng , hoa quả ) mà ta cung cấp trong lồng . Trong tự nhiên chim chỉ sinh sản khi thời tiết ôi trường thuận lợi , có nhiều thức ăn . Việc cung cấp một lượng lớn superworm là rất quan trọng , nó sẽ khuyến khích chim bố mẹ làm ổ vì nó nghĩ rằng đã có đủ lương thực .
– Khi ta không thấy cặp chim bay nhảy xung quanh lồng hay thả rác về ổ nữa , thì hãy chờ nhé , vì chúng đang bận đẻ & ấp trứng ,ta không được theo dõi chúng lúc này .
d) Giai đoạn ấp trứng & nở con :
– Chim bố mẹ ấp trứng trong khoảng từ 12 -14 ngày thì nở , thời gian nở thường là buổi sáng hoặc xế chiều , và bạn phải đảm bảo rằng có đủ lượng thức ăn tươi , để tránh chim trống phá tổ , hoặc giết chết chim con của nó , do không đủ nguồn thực phẩm .
– Cách theo dõi chim nở khá đơn giản , khi bạn nghe một tiếng :” Chíp” lớn , chắc chắn rằng một chú chim non đã chào đời . Ngoài ra , bạn còn có thể dựa vào thái độ lo lắng bồn chồn , bay tới bay lui của chim cha . Nó sẽ phát ra những âm thanh nghe rất lạ ..