Phân loại chào mào và kiểu dáng vùng miền và các nước trên thế giới

Phân loại chào mào và kiểu dáng vùng miền và các nước trên thế giới

I. Mô tả và khái quát:
Chim chào mào có tên tiếng Anh là Red-whiskered Bulbul, tên khoa học là (Pycnonotus jocosus) và là một thành viên trong bộ chim sẻ biết hót, được phân bố hầu hết khắp châu Á. Chúng chính là loài được giới thiệu ở các nước nhiệt đới châu Á và do đó, chúng có những khu vực dành riêng do chúng tạo lập. Chúng ăn trái cây và côn trùng nhỏ và dễ thấy trên các nhánh cây vì các “cuộc gọi của họ” từ 1 – 4 âm tiết. Chúng có một cái mào dễ nhận biết, hai má trắng và phía trên “mảng” trắng là màu đỏ do đó khiến chúng có tên tiếng Anh là râu đỏ (Red-whiskered). Tại Việt nam, tùy theo vùng miền mà chúng có tên gọi khác nhau: Hoành hoạch mồng, chóp mũ đỏ, đít đỏ … nhưng tên thông dụng nhất vẫn là chào mào.

Chúng là một trong nhiều loại chim được mô tả đầu tiên bởi nhà động vật vật – thực vật học – bác sĩ người Thụy Điển Calorus Linnaeus vào năm 1758 trong một tập sách xuất bản viết về các công trình của ông có tên gọi là Systerma Naturae. Trong đó, ông đã đặt chúng cùng với họ bách thanh là “Lanius”.

Tại vùng châu Á, chúng có nhiều tên gọi khác. Cụ thể Turaha pigli-Pitta tại Telugu, bulbul Sipahi tại Bengali hay bulbul hoặc Kanera bulbu Phari trong tiếng Hinddi.

Trong tự nhiên, chào mào thường sinh sống trong các khu vực có nhiều cây cối, bụi rậm nhưng không phải là rừng rậm. Môi trường của chúng chính là những chảng cây hay rừng thưa, hầu như chúng xuất hiện vào một thời gian nào đó chưa xác định trong năm với một đàn lớn với rất nhiều cá thể. Với giọng hót đặc biệt, chúng rất dễ dàng xác định vị trí khi đậu trên một nhánh cây cao hoặc trên ngọn cây. Giọng hót được đánh giá là “dễ nghe” với tiếng hót được lập lại nhiều lần được miêu tả là Pettigrew-kick hoặc Pettigrew phiên dịch là “tôi muốn gặp mặt”. Đó là giọng hót thường được nghe, nhất là những buổi sáng sớm. Tuổi thọ trung bình được ghi nhận là 11 năm.

II. Sinh sản, hành vi sinh thái
Mùa sinh sản được bắt đầu từ tháng mười hai đến tháng năm ở miền nam Ấn Độ và từ tháng ba đến tháng mười ở miền bắc Ấn Độ. Có cặp có thể sinh sản 2 lần/năm. Những màn “ve vãn” của con trống là những hành vi như cúi đầu, đuôi nhâm nhấp và cánh rũ xuống. Tổ có hình dạng cốc và được xây dựng ở bụi cây, tường tranh hoặc trong những bụi cây nhỏ. Tổ được kết dính từ các nhánh cây chắc chắn với các thành phần của rể cây và cỏ và có thể được tạo thêm từ vỏ cây, giấy hay những mảng nilon. Mỗi ổ thường chứa từ 2-3 trứng có màu đất màu hoa cà nhạt với các đốm nâu. Trứng đo được là dài 21 mm và rộng 16 mm. Trứng mất 12 ngày để nở. Chim bố mẹ đều tham gia trong việc nuôi con. Chim non được bố mẹ đút sâu bướm và côn trùng được thay thế bằng trái cây và dâu khi chúng bắt đầu trưởng thành. Trứng và chim non là đối tượng thức ăn của giống chuột lang và quạ. Trong thời gian con non còn trong ổ, khi phát hiện có sự nguy hiểm, chim mái thường giả vờ bị thương hay giả chết để đánh lạc hướng kẻ thù.

to-chim-chao-mao.jpg

Ổ của chim chào mào.

chao-mao.jpg

Mỗi cặp khi vào mùa sinh sản, chúng sẽ bảo vệ ổ trong một diện tích khoảng 0,3 ha đến 0,75 ha. Thông thường, có đến hàng trăm con và thường ngủ trên một ngọn cây cao và thông thường, những nhánh cây này hay đong đưa.
Việc sinh sản rất dễ dàng trong chuồng nuôi với điều kiện nuôi nhốt. Đặc biệt đã có sự ghi nhận phủ giống lai tạo giữa các loài trong họ hoành hoặch, đó là các loài Pycnonotus cafer, Pycnonotus leucotis, Pycnonotus xanthopygos, Pycnonotus melanicterus và Pycnonotus leucogenys với những cá thể có sắc tố bạch tạng (leucism). (sẽ có phần phụ lục giới thiệu về 5 loài chim trên trong họ hoành hoặch)
Đây là loài chim lồng rất phổ biến tại các vùng Ấn Độ đã được ghi nhận trên tạp chí của Hiệp hội châu Á của Bengal. Chúng yêu cầu nuôi dạy sử dụng thế chiến trận/chiến thuật với dáng vẻ không hề sợ hãi. Chúng cũng được yêu cầu dạy dỗ cho đứng trên lòng bàn tay hoặc ngón tay. Và là loài đang phát triển mạnh mẽ trong thế giới chim lồng ở các vùng tiếp theo tại Đông Nam Á.
III. Các phân loài:
Đây là điều làm người viết rất ngạc nhiên và bất ngờ khi biết loài chim chào mào này có đến 9 phân loài. Cả 9 phân loài đều tập trung tại châu Á và đều có hình dáng rất giống nhau. Nhưng sự phân biệt cho từng phân loài cụ thể dựa vào các yếu tố :
– Hình dạng của yếm,
– Độ đậm nhạt và độ dày mỏng của 2 miếng vá đen chạy từ vùng vai xuống bụng,
– Màu sắc phía trên lưng đen hay đen nâu,
– Mức độ bông trắng của phần lông đuôi và độ dài của phần trắng của lông đuôi ấy.
– Phần gốc mũ ở đỉnh đầu rậm hay thưa (như cách gọi so sánh là mũ kim hay sừng mà chúng ta hay gọi).
– Kích thước hình thể to hay nhỏ – …
Các phân loài có tên và vùng phân bố tập trung được liệt kê sau đây:

  1. Pycnonotus jocosus jocosus(Linneaus, 1758), được tìm thấy ở phía đông nam Trung Quốc – khu vực đông Quý Châu đến Quảng Tây, phía đông Quảng Đông và Hong Kong.
  2. Pycnonotus jocosus fuscicaudatus(Gould, 1866) phân bố tại bán đảo Ấn Độ, khu vực phía tây và trung tâm Ấn Độ. Phần yếm đã gần như hoàn chỉnh và phần màu trắng ở cuống họng (cổ) rõ ràng, không có màu trắng nằm cuối cùng ở lông đuôi. (dể hiểu hơn là đuôi không có bông trắng).
  3. Pycnonotus jocosus abuensis(Whistler, 1931) – Tây Bắc Ấn Độ (phía tây tỉnh Rajasthan, bắc Maharashtra, nhưng vắng mặt tại nhiều khu vực khô hạn). Có yếm đen nhạt màu, trông có vẻ như bị đứt từng đoạn và đuôi cũng không có bông trắng.
  4. Pycnonotus jocosus pyrrhotis(Bonaparte, 1850) – Bắc Ấn Độ (từ phía đông Punjab đến Arunachal Pradesh) và Nepal. Có phần lưng nhạt màu, phần yếm hoàn chỉnh như phân loài Pycnonotus jocosus fuscicaudatus và phần lông đuôi có bông trắng rất rõ ràng.
  5. Pycnonotus jocosus emeria(Linnaeus, 1758) – Phía đông Ấn Độ (vùng phía nam đồng bằng sông Hằng đến Rameswaram, ở Tamil Nadu), Bangladesh, phía bắc, tây và nam Myanmar (bao gồm cả Arakan Hills) và cả miền tây nam Thái Lan. Có màu nâu đậm trên lưng, yếm đen mỏng và thanh mảnh, mũ kim – Đây là loài đã được du nhập vào Florida trong khoảng năm 1960 – 1971.
  6. Pycnonotus jocosus whistleri(Deignan, 1948) được tìm thấy trong các quần đảo Andaman, có một màu nâu ấm áp ở phần lưng, có mũ kim, yếm đen dày nhưng ngắn hơn nhiều so với phân loài Pycnonotus jocosus emeria.
  7. Pycnonotus jocosus monticola(Horsfield, 1840) – phân bố phía đông dãy Himalaya ở Đông Bắc Ấn Độ và Tây Tạng, phía đông, phía nam và đông bắc Myanmar và Trung Quốc (khu vực phía tây và nam ở Vân Nam). Có màu trắng ở bụng tối và trông có vẻ “bẩn” hơn.
  8. Pycnonotus jocosus Pattani(Deignan, 1948) – phân bố ở phía cực nam của Myanmar, cực nam ở Tenasserim), Thái Lan, phía bắc bán đảo Malaysia, Lào và nam đông dương Đông Dương.
  9. Pycnonotus jocosus hainanensis(Hachisuka, 1939) – phân bố tại bắc Việt Nam và nam Trung Quốc (khu vực nam Quảng Đông, bao gồm cả Nao Chow Tao).
RedwhiskeredBulbul7.jpg

Và một phân loài có tên là Pycnonotus jocosus peguensis được ghi nhận mô tả từ miền nam Miến Điện nhưng đến nay chưa được hiệp hội công nhận.
Minh họa một số hình ảnh của từng phân loài:

red-whiskered_bulbul_19.jpg

22_Red-whiskered_Bulbul_-_Hong_Kong_Park_Hong_Kong.JPG

Park Hong Kong, Hong Kong

Pycnonotus_jocosus_20india_JH.jpg

Pycnonotus_jocosus_pattani_1.JPG

Chiang Mai, Chiang Mai, tỉnh Tây Bắc Thái Lan, Thái Lan (ssp Pattani)
IV. Giới tính:
Nhìn hình dáng bên ngoài của đôi chim, thật khó đoán biết được con nào là trống và mái. Chim chào mào không có hình thái bên ngoài đặc biệt để phân biệt sự khác nhau của giới tính. Người ta hay sử dụng các phương pháp so sánh dưới đây để xác định giới tính, nhưng tất cả các kinh nghiệm dưới đây đều tỏ ra chưa chính xác tuyệt đối:

Kích thước.
Chiều dài của lông đỏ ở má.
Chiều dài của lông cánh.
Qua đó, xác định giới tính con mái có những đặc điểm như:

Con mái: lông đỏ ngắn hơn con trống, chiều dài cánh ngắn hơn (kích thước do được là 78 – 85 mm), dáng nhỏ con.
Con trống: Chiều dài cánh dài hơn, kích thước từ 83 – 91, lông đỏ dài và dày hơn.
Lý do chưa chính xác tuyệt đối bởi vì, chúng sẽ phát triển hình thái lưỡng tính nếu như so chúng cùng chung một độ tuổi, những con còn non hoặc chưa đến độ tuổi trưởng thành có thể bị lầm lẫn theo cách so sánh này.

Sự khác biệt giữa hai giới tính ở chim Chào mào
Độ tuổi của chào mào, được xác định phần lông cánh và chú ý bên ngoài rìa cánh. Dĩ nhiên các con non, chim tơ hay còn gọi là má trắng luôn có phần rìa cánh “mơn mởn” còn các con có tuổi, ở các rìa cánh thường trông như “bị khô” xơ xác. Mặc dù, chúng là loài thay lông hàng năm nhưng đối với con trưởng thành, sự “xơ xác” của phần lông cánh ấy chính là hoạt động của cánh khi bay và lông cánh bị ma sát vào không khí

V. Chế độ ăn uống:
Chế độ ăn uống của chim chào mào được điều tra trong mùa sinh sản của chúng vào khoảng tháng 2 đến tháng 6 qua phương pháp phân tích các chất có trong phân trong một công trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự phân tán các giống cây trồng tại Vườn quốc gia ở Mauritius. Công trình nghiên cứu tính chất phân tán các giống cây/hạt cây được nghiên cứu trong nhiều năm của Simberloff & Von Holle năm 1999, Mack năm 2000, Mandon Dalger vào năm 2004, Traveset & Richardson 2006 cùng các đồng nghiệp đều cho thấy kết quả như sau:

99% nguồn thức ăn chính thì trong đó đến 92,4% là các loại quả có hạt và chỉ có 7,4% là thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Phần còn lại chưa xác định được thành phần cũng là loài thực phẩm nằm trong các hạt giống có nguồn gốc từ các giống cây cỏ nhưng chưa có tên.

Thành phần thực phẩm có gốc từ các loại quả mà chim chào mào sử dụng nhiều nhất là:

Ficus reflexa (họ dâu): 26,7 %
Ligustrum robustum (râm vối): 35,5 %
Ossaea marginata: 25,3 %
Wikstroemia indica: 23,8 %
Thành phần thực phẩm có gốc từ động vật mà chim chào mào sử dụng nhiều nhất là Hymenoptera (côn trùng): 5,9%.

Điều rất ngạc nhiên là chế độ ăn uống của chào mào rất linh hoạt, đặc biệt là các quả chín trên cây có màu đỏ và mọng nước và thải ra các hạt giống gần như nguyên vẹn. Trong đó, có một số hạt giống (chẳng hạn như L. robustum và C. robustum) rất cần chất men có trong chất nhầy được tiết ra trong quá trình hấp thụ của ruột để nảy mầm. Quả là tuyệt vời, các nhà khoa học đang tìm kiếm “kẻ phân tán” các giống cây/cỏ nhằm tái tạo hệ sinh thái khí quyển đang mất dần và chào mào là ứng cử viên trong top ten!

Như vậy, khi chim còn non cần sự phát triển, chim bố mẹ thường sử dụng thức ăn có gốc động vật như kiến, sâu bướm và một số loài ong có nhiều chất đạm (protein) để phát triển. Đến khi trưởng thành, chim có huynh hướng chuyển sang thực phẩm có nguồn gốc thực vật, đặc biệt các loại quả chín mọng và có sắc tố đỏ.
Đi sâu vào vấn đề của các loại quả chín, mọng nước và có sắc tố đỏ. Sắc tố đỏ được quyết định bởi chất vi lượng gọi là chất sắc (Fe) dưới dạng mà cơ cấu hấp thu của hệ thống tiêu hóa chim chào mào hấp thụ được. Hầu hết các hạt trong quả đỏ ấy đều có thành phần các hợp chất “nhầy nhầy” được bao bọc xung quanh hạt. Chính các lớp “nhầy nhầy” là thành phần đáng kể nhất, cung cấp đa vi lượng chất Fe nhiều nhất cho sự hoạt động tái tạo chất đỏ trên cơ thể chim chào mào. Đó là một cách sống chung để cùng phát triển: Cộng sinh!

P/s: trung-apolo rất ngạc nhiên khi nắm bắt thông tin này dựa vào trang//plant-animal.orgdù trước đó, cũng có khái niệm cung cấp thêm chất tôm trong cám để cho chim có màu đỏ như tự nhiên. Nhưng thực sự, tôm không liên quan đến sắc tố đỏ trên cơ thể chào mào vì cơ chế ruột không hấp thụ được chất protein này. (Màu đỏ của đít, tách đỏ của chim chào mào được quyết định từ khoáng vi lượng chứ không phải là chất đạm). Thông tin mới được phát hiện và chưa kiểm chứng, rất mong anh chị em “đi khảo sát thực tế” với các loại trái cây như: cà chua, trứng cá, dâu tằm, dâu tây … để đánh giá kết quả. Thân.
Ngoài thức ăn chính là các loại quả và côn trùng, dựa vào cấu trúc lưỡi, chào mào cũng được biết như là chim hút mật. Thành phần mật hoa mà chim chào mào hay sử dụng đó là hoa sung, hoa của cây Ossaea marginata.
P/s: Theo lý luận của người viết bài này, quả là tuyệt vời và khôn ngoan khi bạn thường xuyên cung cấp trái sung (vả) cho chim ăn, không những tốt cho sức khỏe chim mà còn có tác dụng chữa trị bệnh táo bón và làm cho tiếng hót chim được trong trẻo hơn. Đối với chim bổi, có thể dùng trái sung cho chim ăn có thể làm cho chim mau dạn người hơn vì trong đó có a-xit béo omega 3 và omega 6 có thể làm giảm nỗi sợ hãi. Đồng thời có thể phóng thích và giải độc các chất độc trong nguồn thức ăn trong quá trình nuôi lồng lâu năm và hạn chế được các bệnh về mụn tại vùng mỏ và mắt của chim chào mào.
VI. Tính phổ thông của chim Chào mào trên các khu vực thế giới:
Hiện nay, chim chào mào rất phổ biến trên toàn thế giới. So với một số giống chim khác, chim chào mào khi thuần rất “ấn tượng” với người chủ nuôi, giọng hót lại hay, hình thể chim đẹp và nổi bật chóp mào đen. Khi chim căng có thể hót cả ngày. Khi hót lại bung cánh, nhảy cầu đẹp. Ai nhìn mà chả thích lại muốn sở hữu cho riêng mình?

Nó được phổ biến gần như toàn thế giới. Ở Pháp tên gọi là Bulbul orphee, ở Đức gọi chúng là Rotohrbulbul, ở Tây Ban Nha gọi là Bulbul Orfeo, tên gọi chung bằng tiếng Anh là red-whiskered bulbul. Theo đó, chữ bulbul còn có thể hiểu là Hoành hoạch bởi bulbul là tên gọi chung của họ này. (Có khoảng 140 loại)

Nó được nhìn thấy lần đầu tiên ở Oahu vào khoảng năm 1960 – 1965 và nay là loài được phổ biến tại đây. Vào mùa thu năm 1965 lần đầu tiên được John Kjargaard nhìn thấy một đôi chim chào mào dưới mái nhà ông nhưng đến năm 1968 mới ghi nhận báo cáo. Năm 1968 ghi nhận thêm sự xuất hiện loài chim này bởi Mary Roberts trong khu vườn nhà mình, Coelho Way cũng vào năm đó xác nhận chim chào mào thường xuất hiện vào cuối năm và ăn các loại trái cây. Trong năm đó vào mùa giáng sinh, những du khách xác nhận đã nhìn thấy 4 con chào mào tại đây, đánh dấu sự xuất hiện của chúng tại Hawaii và Honolulu và xác nhận có hai con còn non, chưa trưởng thành, đánh giấu sự thích nghi môi trường mới tại Hawaii và Honolulu của chim Chào mào. “(Hawaii Audubon Society, 1968).

Từ Oahu, chim chào mào được mang sang khu vực Bắc Mỹ (miền nam Florida và Hawaii) qua đường nhập khẩu trái phép và được xác định nguồn gốc ở Nam Á, có phạm vi từ Ấn Độ đến miền nam Trung Quốc. Vì là động vật nhập khẩu trái phép nên chúng được cất giấu tại khu vực của khu du lịch Kendall của Dade County. Trong năm 1960, có khoảng 5 – 10 con chào mào đã trốn thoát khỏi lồng từ một trại chim hiếm ở Miami để rồi chúng tự lập bầy tại một khu vực ngoại thành ở rìa phía nam của Miami, Florida. Trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến khoảng năm 1969/1970 số lượng đã tăng đến 250 cá thể. Năm 1971, nhà nghiên cứu loài Carlton đã tính công thức phát triển của giống chim này hàng năm theo tỉ lệ tăng dân số từ 30 – 40%. Năm 1975, một cơn bão có tên gọi quốc tế là Donna đã phá hủy hệ thống chuồng trại tại đây và một số cá thể khác tiếp tục gia nhập vào bầy trước đó, tạo thành một “lãnh địa” mở rộng của riêng mình từ phía đông bắc đến Nam Miami nhưng vẫn còn giới hạn trong một vài khu vực địa lý nhỏ (Florida BBA). Với khí hậu và địa lý môi trường đông nam Florida cũng tương tự như quê hương của chúng là Ấn Độ nên chúng dễ dàng thích nghi với môi trường mới này, đánh dấu sự có mặt của chim chào mào tại Mỹ.

Tại Sysney – Úc, năm 1880 Hiệp hội động vật học đã giới thiệu chim chào mào là loài chim có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cũng từ một vài cá thể đã trốn thoát, đến năm 1920, chúng được ghi nhận là phân bố khắp các khu vực ngoại ô ở Sysney và tiếp tục lấn thêm hơn 100km. Hiện nay, chúng cũng được tìm thấy ở ngoại ô Melbourne và Adelaide.
VII. Sinh sản:
Chào mào nói chung rất siêng hót, những cụm từ ngắn như tiếng huýt gió “witiwet”, giọng trong trẻo, to nhưng nghe khá “ấm áp”.
Chim chào mào có tập tính định cư, thường tập trung ở các khu vực có bụi rậm và có các cây to chết khô, hoặc gần các khu vực do con người canh tác, các khu vườn ở ngoại ô thành phố.
Ngoài yếu tố thu hút con người bằng giọng hót, thì ảnh trên đây là hình ảnh hùng dũng nhất và đẹp nhất của chim Chào mào – là mục tiêu nuôi dạy của các fan.
Vào mùa sinh sản, chúng thường tập trung thành một đàn lớn với rất nhiều cá thể và làm nên một chương trình “đại nhạc hội” ồn ào. Chúng ăn trái cây và hút mật hoa có trong vườn, một số chồi non, nhặt những hạt cỏ và côn trùng trên mặt đất. Đối với người nông dân họ coi đây là hành vi phá hoại mùa màng. Khi mùa khô bắt đầu, chúng cũng phân tán và thiết lập những vùng lãnh thổ riêng biệt trong phạm vi từ 0.3 đến 0.7 ha và bắt đầu làm tổ.
Ổ chim chào mào thường ở bụi rậm như thế này
Trong thời gian “tán tỉnh” chúng có hành vi như vung cánh, gật gù đầu, xòe cánh và đuôi, thỉnh thoảng nhảy lên cao và thả mình lơ lửng… Chúng được ghi nhận là thủy chung, sống một vợ một chồng.
Tổ thường làm trong bụi cây rậm rạp hay trong các bụi dây leo, ở những chảng ba của cây và cao khoảng từ 3 – 9 feet (khoảng 9 – 20 mét) so với mặt đất.
Tổ được làm từ lá cây khô, cành cây đôi khi cũng dệt bằng mạng nhện. Được lót bằng cỏ mềm, rễ non, thỉnh thoảng có tóc người. Trong ổ, đôi khi có thêm vỏ cây và những mảng nilon nhiều màu sắc.
Chim mái đẻ từ 2 – 4 trứng có màu hồng, trắng và những đốm nâu. Thời gian ấp trứng từ 12 – 14 ngày. Chim non được cung cấp thức ăn từ bố lẫn mẹ với thức ăn chủ yếu là côn trùng – gồm có sâu bướm, kiến…, Đến ngày 18, chim non bắt đầu ra lông. Khi chim non bắt đầu ra lông cánh, bắt đầu tập bay, chim được bố mẹ chuyển sang thực phẩm chủ yếu là trái cây, đặc biệt là loại nằm trong họ dâu – trái dâu tây có thể là thức ăn mà chim bố mẹ mớm cho con đầu tiên. Mỗi mùa sinh sản, tùy theo độ tuổi và mức độ phong phú của thức ăn có trong tự nhiên, mỗi cặp có thể “sản xuất” từ 2 – 3 lứa.

Nguồn: internet
5/5 - (1 bình chọn)