Bệnh hay gặp ở chim vào mùa đông
Khi chuẩn bị bước vào mùa đông những chú chim đã rủ bỏ những bộ lông cũ và khoác lên mình bộ lông mới để giữ ấm cho cơ thể và chống chọi bệnh tật. Thông thường chim trong lồng cũng như vậy nhưng do chế độ chăm sóc, thiếu 1 số chất nên dễ gây ra các bệnh tật. Dưới đây là những bệnh hay gặp ở chim vào mùa đông.
1. Chim bị ủ rủ, xù lông
Bệnh này do nhiều nguyên nhân, nhưng trong mùa đông nếu gặp trường hợp này là đa số do chim bị lạnh, bị thiếu nắng dẫn đến ủ rủ và lông bị xù
+ Cách trị chim bị xù lông vào mùa đông
Bổ sung thêm các loại vitamin C để tăng sức đề kháng cho chim. Vitamin C có nhiều trong cam, ớt cay xanh, ổi. Ngoài ra anh em nên sử dụng bóng đèn tròn khoảng 60w, treo trên nóc lông để giữ ấm cho chim và ban ngày nếu có nắng thì phơi nhiều vào.
2. Chim bị ho
Cách chữa trị trường hợp ho do thời tiết là: sử dụng 1 củ hành tím thái mỏng hoặc đập dập và cho vào túi mùng ( có lỗ hoặc túi vãi) treo túi hành lên phía bên trong nóc lồng và trùm kín áo lồng lại, có thể sử dụng dầu gió để bôi lên cầu, trùm kín áo lồng, làm như thế khoảng 3 ngày thì khỏi.
3. Chim bị ỉa chảy
Nếu lưu ý kỹ chúng ta sẽ thấy chim bị bệnh khác chim thường là phân chim có màu cùng với loại cám đang ăn + nước, khác với phân đã qua tiêu hóa + nước nhé!
+ Cách trị chim bị ỉa chảy vào mùa đông
Trước hết chúng ta lấy cóng cám ra, thay nước uống cho chim bằng nước sôi để nguội, sử dụng 1 lát dứa (trái thơm) chín vàng để làm thức ăn chính cho chim. dứa (trái thơm) là loại trái cây rất tốt cho đường tiêu hóa của chim, giống như cam vậy, nhưng dứa lại góp phần khôi mục men tiêu hóa đường ruột cho chim. Trong ngày đầu tiên theo dỏi, chim sẽ ăn thơm và đi ra toàn nước, đừng lo lắng, cứ thay miếng dứa khác cho đến ngày thứ 2 thì bắt đầu bỏ cám mới vào lồng trở lại, đảm bảo qua ngày thứ 3 quan sát sẽ thấy phân chim được tiêu hóa rỏ ràng hơn.