Nếu bạn đang là chủ nhân của một chú chào mào yếu lửa, có thể đủ tuổi lồng nhưng vẫn không thể đem đi thi cội thì hãy đọc bài viết này để nắm thêm những thông tin hữu ích về cách khắc phục chim chào mào yếu lửa nhé!
Có thể hiểu chào mào yếu lửa là những chú chào mào không có tinh thần hót đấu mãnh liệt như những đối thủ khác, có thể do bị bại trận, bị thua cuộc hoặc bị đối thủ dọa nạt, đè nẹt, cắn nhau,… nên bị yếu lửa thậm chí là mất lửa chiến đấu. Chim chào mào yếu lửa thường có biểu hiện như : đang chơi nửa chừng thì dừng lại, cụp mào, xù lông, không chơi nữa. Trong trường hợp này, chủ nhân cần phải thật sự kiên trì, ân cần chăm sóc cho chào mào thì tỉ lệ hồi phục mới cao. Hãy tham khảo các cách phòng, điều trị cho trường hợp chim chào mào yếu lửa như sau :
Thứ nhất, cách phòng chào mào yếu lửa :
Tuyệt đối không chọc hay nghịch lồng làm cho chim hoảng sợ. Chơi chim đừng cho cắn nhau, lỡ bị chào mào đối thủ của người ta cắn thì 90% là bể luôn. Chim chào mào mới mang đi thi ở cội thì nên treo xa khoảng 2, 3 lần rồi bắt đầu cho lại gần. Không kè với chim già mùa, thấy chim chơi yếu thế thì xách chim ra liền. Đặc biệt là đừng để người ta xúi treo gần làm chào mào sợ, dẫn đến yếu lửa.
Thứ hai, cách trị chim chào mào yếu lửa :
Treo chim ở nơi yên tĩnh, không nghe tiếng con chim khác, với chế độ chăm sóc như bình thường nhưng cần bổ sung thêm mồi tươi ( hoa quả tươi, châu chấu, cào cào, trứng kiến,…). Hoặc có chim mái thì một ngày cho chim trống kè mái khoảng 15 – 30 phút để chim trống nhanh lấy lại lửa.
Cứ chế độ chăm sóc như vậy khoảng 1 – 2 tháng thấy chim sung thì bắt đầu mang chim đi dợt lại nhưng chú ý treo chim ở xa, khoảng 3 lần thì mang kè gần, nhưng chỉ kè với chim yếu lửa và chim ít mùa.
Nếu thấy chim bắt đầu chơi lại thì anh em đã thành công, còn chưa chịu chơi thì cứ chế độ chăm sóc, dợt đều đặn như vậy, để lấy lửa lại dần cho chim.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết