Site iconChimCanh.Vn

Cách nuôi chim chào mào hót hay và căng lửa

Cách nuôi chim chào mào hót hay và căng lửa

Một chú chim chào mào hót hay, đẹp và luôn luôn giữ được phong độ của mình ngoài việc nó có bản năng và một giọng hót hay tự nhiên ra thì còn do chủ của nó nắm được rõ cách nuôi chim chào mào hót hay.

Chim chào mào đặc biệt là những con chim mà chủ của chúng nuôi với mục đích đi thi chim thì làm sao cho chúng có được giọng hót hay và khỏe là điều rất quan trọng.Khi tham gia thi đấu thì chủ yếu những chú chim sử dụng giọng hót của mình để đe dọa đối phương nên đây có thể coi là vũ khí chính của chúng.

Giọng hót củachim chào mào biểu tỏ sức mạnh của nó trước kẻ thù. Mỗi con chim hùng cứ một vùng, theo kiểu “rừng nào cọp nấy”. Nó chiếm cứ một vùng rừng núi nào đó, trọn quyền kiếm ăn trong lãnh địa của mình, không cho một đồng loại nào tranh cướp. Vì vậy, chim dùng tiếng hót làm một lợi khí để dọa nạt kẻ thù. Do đó, chỉ khi nào chim thật dạn dĩ, lấy lại được sự tự chủ nó mới siêng hót và hót hay. Giọng hót của chim cũng nhằm mục đích “chọc gái” trong mùa sinh sản. Trong mùa sinh sản, chim mái thường chọn cho mình những anh chàng hót hay để “gá nghĩa” một mùa.

 Vì vậy, để được người yêu ghé mắt xanh đến, chim trống chỉ còn cách cố hót thật hay để quyến rũ. Vậy nên bạn cần phải nắm rõ được những phương pháp làm sao chó chú chim của mình luôn có được giọng hót hay và giữ được phong độ ổn định.

Năng tập dượt: Mỗi tuần vài lần, ta nên đem chim đến các câu lạc bộ nuôi chim hót, hoặc có các tụ điểm nuôi chim do một số nghệ nhân tổ chức… để chim được dịp “học hỏi” những âm điệu của chim khác mà làm giàu cho giọng hót trầm bổng của mình. Nếu gặp được tay “kỳ phùng địch thủ”, chim sẽ hăng say đấu giọng hàng giờ, khiến chim sung sức lên, về nhà hót mã

Nuôi chim “giáo sư”: Hầu hết các loại chim hót như Họa Mi, Chích Chòe, Sơn Ca và đặc biệt là chim chào mào … nếu có chim “giáo sư” dẫn dắt sẽ siêng hót và hót hay. Chim “giáo sư”, con chim hót bậc thầy (maitre de chante) khi cất tiếng hót lên sẽ khiến cho cả đàn chim chú ý bắt chước. Chỉ có những con chim đủ lửa mới “cả gan” đấu tay đôi với chim bậc thầy, còn những chim khác thì bị “đe” không dám mở mồm hó hé. Thế nhưng, dẫu sợ chúng vẫn lắng tai học hỏi những âm điệu mới lạ để bắt chước sau này. Việc tập luyện này không nên kéo dài quá lâu, vì những con còn non lửa sẽ bị “đè” mãi sinh nhát, khó “nổi” lên được ! Sau thời gian luyện tập, ta có thể gửi chim “giáo sư” đến một nơi khác, hoặc treo thật xa để giọng hót của nó không làm cho bầy chim non “yếu lửa” khiếp sợ.

Băng cassette: Thay vì nuôi con chim “giáo sư” tốn kém, ta có thể thâu giọng nói của chim bậc thầy này vào băng cassette, để thỉnh thoảng chạy băng phát cho chim nghe. Phương pháp này đôi khi lại hiệu nghiệm nếu ta biết điều chỉnh volume xuống mức thấp, để chim non lửa khỏi khiếp sợ. Đây là một cách luyện chào mào hót rất hay và đơn giản ai cũng có thể thực hiện được. Thay vì băng cassette thì bạn cũng có thể sử dụng những đoạn ghi âm tiếng chím dưới dạng MP3 có rất nhiều ở trên mạng để luyện chim.

Chỉ cới những thao tác đươn giản như trên là bạn đã có thể luyện cho chú chim chào mào của mình có được giọng hót hay và quyên rũ.

Chúc các bạn thành công!

Exit mobile version