Những đặc điểm của chim chào mào bạn phải biết trước khi nuôi
Chim chào mào là một trong những loài chim cảnh hót hay được nhiều người ưa thích, những đặc điểm của chim chào mào khiến người ta thích thú và nuôi chúng, vậy chúng có đặc điểm gì nổi bật?
Chim chào mào có tên tiếng Anh là Red-whiskered Bulbul, tên khoa học là (Pycnonotus jocosus) và là một thành viên trong bộ chim sẻ biết hót, được phân bố hầu hết khắp châu Á. Chúng chính là loài được giới thiệu ở các nước nhiệt đới châu Á và do đó, chúng có những khu vực dành riêng do chúng tạo lập. Chúng ăn trái cây và côn trùng nhỏ và dễ thấy trên các nhánh cây vì các “cuộc gọi của họ” từ 1 – 4 âm tiết. Chúng có một cái mào dễ nhận biết, hai má trắng và phía trên “mảng” trắng là màu đỏ do đó khiến chúng có tên tiếng Anh là râu đỏ (Red-whiskered). Tại Việt nam, tùy theo vùng miền mà chúng có tên gọi khác nhau: Hoành hoạch mồng, chóp mũ đỏ, đít đỏ … nhưng tên thông dụng nhất vẫn là chào mào.
Chim chào mào thường sinh sống trong các khu vực có nhiều cây cối, bụi rậm nhưng không phải là rừng rậm. Môi trường của chúng chính là những chảng cây hay rừng thưa, hầu như chúng xuất hiện vào một thời gian nào đó chưa xác định trong năm với một đàn lớn với rất nhiều cá thể. Với giọng hót đặc biệt, chúng rất dễ dàng xác định vị trí khi đậu trên một nhánh cây cao hoặc trên ngọn cây. Giọng hót được đánh giá là “dễ nghe” với tiếng hót được lập lại nhiều lần được miêu tả là Pettigrew-kick hoặc Pettigrew phiên dịch là “tôi muốn gặp mặt”. Đó là giọng hót thường được nghe, nhất là những buổi sáng sớm. Tuổi thọ trung bình được ghi nhận là 11 năm.
Khám phá bí mật về chào mào bạch tạng
Phân biệt bốn loại chim Vàng anh ở Việt Nam( Phần 1)
Cách nuôi chào mào trông mái để sinh sản
Hướng dẫn cách chọn chim chào mào trống đẹp
Tập tính sinh sản: Mùa sinh sản được bắt đầu từ tháng mười hai đến tháng năm ở miền nam Ấn Độ và từ tháng ba đến tháng mười ở miền bắc Ấn Độ. Có cặp có thể sinh sản 2 lần/năm. Những màn “ve vãn” của con trống là những hành vi như cúi đầu, đuôi nhâm nhấp và cánh rũ xuống. Tổ có hình dạng cốc và được xây dựng ở bụi cây, tường tranh hoặc trong những bụi cây nhỏ. Tổ được kết dính từ các nhánh cây chắc chắn với các thành phần của rể cây và cỏ và có thể được tạo thêm từ vỏ cây, giấy hay những mảng nilon. Mỗi ổ thường chứa từ 2-3 trứng có màu đất màu hoa cà nhạt với các đốm nâu. Trứng đo được là dài 21 mm và rộng 16 mm. Trứng mất 12 ngày để nở. Chim bố mẹ đều tham gia trong việc nuôi con. Chim non được bố mẹ đút sâu bướm và côn trùng được thay thế bằng trái cây và dâu khi chúng bắt đầu trưởng thành. Trứng và chim non là đối tượng thức ăn của giống chuột lang và quạ. Trong thời gian con non còn trong ổ, khi phát hiện có sự nguy hiểm, chim mái thường giả vờ bị thương hay giả chết để đánh lạc hướng kẻ thù.
Đặc điểm về chỗ ở: Mỗi cặp khi vào mùa sinh sản, chúng sẽ bảo vệ ổ trong một diện tích khoảng 0,3 ha đến 0,75 ha. Thông thường, có đến hàng trăm con và thường ngủ trên một ngọn cây cao và thông thường, những nhánh cây này hay đong đưa. Việc sinh sản rất dễ dàng trong chuồng nuôi với điều kiện nuôi nhốt. Đặc biệt đã có sự ghi nhận phủ giống lai tạo giữa các loài trong họ hoành hoặch, đó là các loài Pycnonotus cafer, Pycnonotus leucotis, Pycnonotus xanthopygos, Pycnonotus melanicterus và Pycnonotus leucogenys với những cá thể có sắc tố bạch tạng mà người ta hay gọi là chim chào mào bạch tạng.
Trên đây là những đặc điểm cần biết trước khi nuôi chim chào mào để tìm hiểu được một chú chim khi chúng ta có cách nuôi chim chào mào hót hay. Những đặc điểm này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về loài chim bạn đang và sẽ có ý định nuôi, chuẩn bị một môi trường sống tốt cho chúng.