Site iconChimCanh.Vn

Tổng hợp một số bệnh hay gặp ở chào mào và cách trị hiệu quả

+ Đối với người chơi chim nói chung và chơi Chào mào nói riêng thì một nỗi lo không nhỏ là các chú chim bị bệnh, tật. Với những người chơi lâu năm có kinh nghiệm thì ít gặp nhờ sự chăm sóc, phòng bệnh tốt về dinh dưỡng, vệ sinh và các sinh hoạt khác cho chim cảnh của mình. Những người mới chơi thì thực sự gặp khó khăn, lúng túng khi chú Chào mào của mình bị một bệnh gì đó, phần lớn gặp ở chim bổi và khi phát hiện ra bệnh thì đã quá nặng dẫn đến chim bị chết.

Mình tạo Chủ đề này để ae tham khảo, chia xẻ kinh nghiệm phòng và trị bệnh hay gặp của Chim Chào mào. Vì thời gian chơi chim chưa lâu, kinh nghiệm chưa nhiều nên các thông tin chủ yếu do mình học hỏi qua bạn bè và internet, xét thấy nó đúng nên viết ra đây, mong ae thảo luận thêm.
– Có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì thế trước hết mình đưa ra cách phòng bệnh chung nhất cho Chào mào:

+ Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp chim khỏe, nâng cao sức đề kháng. Chế độ dinh dưỡng bao gồm: thức ăn chính hằng ngày là cám (có thể tự chế biến hoặc mua) + mồi tươi (sâu, dế, cào cào,…); thức ăn bổ xung là hoa quả (bổ xung các Vitamin và khoáng) hoặc có thể dùng một số loại thuốc bổ tổng hơp (dầu gấc, dầu cá, các loại thuốc bỏ dành cho gia cầm…)

+ Chế độ vệ sinh: đối với chim thì thường xuyên cho chim tắm bằng nước muối pha loãng – mùa hè tắm 1 lần/ngày, mùa đông thì cho chim tắm những ngày có nắng; cho chim phơi nắng cũng là 1 biện pháp phòng bệnh tốt – các thời điểm cho chim phơi nắng tốt nhât là: lúc bình minh (phơi khoảng 15-20 phút) giúp chim tăng cường tổng hợp Vitamin D; từ 8h-10h, thời điểm này nắng chua gắt chim vừa phơi nắng vừa làm sạch bộ lông của nó đồng thời tốt cho Hệ tuần hoàn của chim; từ 15h-17h, thời điểm này tuy nắng gắt nhưng ta có thể áp dụng cho những chim mồi nhăm tăng khả năng chinh chiến khi đi bẫy. Đối với lồng, cóng, cầu đậu, áo lồng ta cũng phải vệ sinh thường xuyên 2 ngày/lần là tốt nhất, để loại bỏ các vi khuẩn, ký sinh trùng có trong phân, cóng đựng thức ăn
.
+ Các chế độ khác như tập dượt ở cội áp dụng tùy điều kiện mỗi người; chế độ ngủ của chim: khi ngủ tốt nhất là phủ áo lồng cho chim, treo nơi yên tĩnh, tránh xa mèo chuột, kiến, mối (thạch thùng), cho chim ngủ sớm khi hết ánh nắng tự nhiên.
Trên đây là các cách phòng bệnh chung nhất cho Chào mào. Sau đây mình nêu ra một số Bênh hay gặp ở Chim Chào mào:

* Bệnh tiêu chảy cấp: bệnh này thường diễn biến nhanh, dễ lây lan

– Nguyên nhân: do chim nhiễm phải một số loại vi khuẩn gậy hại ở đường ruột, do ngộ độc thức ăn,…
– Biểu hiện: Chim đứng ủ rũ, run rẩy, bỏ ăn, ỉa phân lỏng màu trắng hoặc xanh có khi lẫn cả máu, chim có thể chết chỉ qua 1 đêm hoặc từ sáng đến chiều.

– Điều trị: + Nếu bệnh nhẹ (chim vẫn khỏe, ăn uống và hoạt động bình còn linh hoạt chỉ đi ỉa phân lỏng trắng) thì cho uống nước chè hoặc nghiền 01 viên Becberin trộn vào thức ăn cho chim ăn liên tục trong 2,3 ngày.

+ Dùng kháng sinh khi chim có các biểu hiện nặng hơn như đã mô tả ở trên, một số kháng sinh có thể dùng: Chloramphenicol (hay còn gọi là Cờ-lo-xit) 10mg/100g trọng lượng chim, pha 1 thuốc/10 nước cho chim uống liên tục trong 3-5 ngày. Tetracyclin + Bespton 10mg/100g thể trọng pha vào nước theo tỷ lệ 1:10 cho chim uống liên tục 3-5 ngày.
+ Dùng Vitamin B1 10mg, nghiền thành bột, trộn vào cám cho chim ăn để trợ lực cho chim.
– Phòng bệnh: + Thường xuyên vệ sinh lồng cóng, cầu đậu, áo lồng.
+ Cách ly chim bệnh nếu nhà nuôi nhiều.
+ Cho chim khỏe uống kháng sinh bằng 1/2 liều điều trị chim bệnh.
+ Tăng cường dinh dưỡng, các sinh tố trong hoa quả tươi.

* Bệnh về đường hô hấp:

– Nguyên nhân: do nhiễm vi khuẩn, virus, do chim hít phải hơi độc, khói thuốc…
– Dấu hiệu nhận biết sớm: chim có động tác vảy mỏ qua lại liên tục kèm theo tiếng thở hắt ra (giống như hắt hơi), chảy nước mắt, nước mũi, chim hót ít hơn nhưng vẫn nhảy nhót linh hoạt. Biểu hiện nặng lên khi chim đứng ủ rũ, bỏ ăn, thở gấp, phải há mỏ để thở, thân mình rung lên theo nhịp thở; kèm theo là chim đi ỉa phân toàn nước màu trắng hoặc xanh, mùi phân tanh…

– Điều trị:

+ Nếu chim mắc bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp thì dùng thuốc kháng khuẩn (Amoxicillin, erythromycin…, dùng 1 trong các loại kháng sinh này, đóng gói dạng bột 250mg cho trẻ em + 1 gói Bé Ho hòa vào nước theo tỷ lệ 10mg/100g thể trọng, pha vào 10ml nước cho chim uống liên tục trong ngày.
+ Chim bị bệnh cúm mùa hoặc H5N1, SARS… ta có thể dùng 1 số các loại thuốc dành cho người như: Arbidol, Tamiflu… (trường hợp này mình chưa gặp nên chỉ giới thiệu để các bạn tham khảo)
+ Cho chim dùng kết hợp các sinh tố Vitamin B1, Vitamin C để trợ lưc.
– Phòng bệnh: (các bước tiến hành tương tự như bệnh ỉa chảy)

* Bệnh bại chân: (chào mào rất hay gặp bệnh này)

– Nguyên nhân: do lạnh, thiếu sinh tố B1, có thể do một loại virus (vì chưa có nghiên cứu cụ thể).
– Biểu hiện: một hoặc 2 chân cm duỗi thẳng cứng, chim di chuyển khó, chân bị bại không bám được cầu, một số còn kèm theo cả nghẹo cứng cổ, đầu không ngóc lên được.

– Điều trị: mình đã chữa thành công đến 80% cho một chú chim bị bại 1 chân bằng cách cho ăn cơm nóng (theo kinh nghiệm chữa bệnh này ở gà và bồ câu của các cụ ngày trước) – trước bữa ăn cơm khoảng 2-3 tiếng ta bỏ đói chim xong cho 1 thìa cafe cơm nóng vừa đun chin vào cóng thức ăn bỏ vào lồng cho cm ăn. Hoặc cho chim uống Vitamin B1.

– Phòng bệnh: tăng cường dinh dưỡng cho chim. Thuốc Vitamin B1 10mg dạng viên nén nghiền nhỏ 1 viên trộn vào thức ăn cho chim dùng trong ngày. Dùng 1 đợt 10 ngày liền.
+ Vệ sinh lồng, cầu đậu sạch 2 ngày/lần.

Trên đây là 3 bệnh những chú chào mào nhà mình đã bị qua, mình đã áp dụng cách chữa trị có tỷ lệ thành công cao (80-90%). Ngoài ra anh em có kinh nghiệm hay đã gặp bệnh gì mà chữa thành công thì chia sẻ cùng mọi người nhé, chúc vui vẻ

Exit mobile version