Những điều “không nên” trong nuôi chòe than
1/ Thiếu nắng : Chim không được phơi nắng sẽ có hiện tượng xù lông, chậm chạp, mất lửa.
2/ Phơi nắng quá lâu : Chim cảnh cần có nắng để bổ sung Vitamin D và giúp chim tỉa lông cánh gọn gàng óng mượt, khi được phơi nắng đầy đủ lông chim sẽ ôm sát thân, động tác lanh lợi, chỉ được phơi nắng vừa sức chịu đựng và tốt nhất là nắng buổi sáng.
– Mỗi ngày nên phơi một lần ( khoảng 15-30 phút), nếu không có thời gian thì phơi cách ngày. Nếu không thể phơi nắng buổi sáng thì có thể phơi nắng chiều nhưng thời gian rút ngắn lại.
– Khi chim phơi nắng phải theo dõi nếu chim há mỏ là lúc chim hết sức chịu đựng phải mang vào bóng mát ngay. Nếu để lâu sẽ làm mù mắt , chết chim.
– Tối kỵ phơi nắng trưa 12 giờ vì lúc này ánh nắng gay gắt dễ làm mù mắt chim.
– Không được phơi nắng khi vừa tắm xong vì làm lông chim bị xoăn hư lông, nếu quen phơi nắng kiểu này về cuối mùa chim khó thay lông.
3/ Cho ăn sâu lớn : Chỉ cho ăn loại sâu lớn còn bé, tức là sâu superworm non có độ dài khoảng 2 cm, nếu cho chim ăn loại sâu lớn quá sẽ bị nghẹt thở làm chim chết (lưu ý đặc biệt cho chòe đất).
4/ Bột chim bị mốc vì để lâu : Chỉ nên mua bột số lượng vừa phải, nếu mua dự trữ nhiều sẽ làm hư bột, chim ăn vào bị tiêu chảy.
5/ Cho ăn thức ăn nhàm chán: Ngoài thiên nhiên chim ăn thức ăn đa dạng mà chúng ta không biết hết được, khi nuôi trong lồng chúng ta chỉ cho ăn vài loại thông dụng như sâu qui, sâu lớn, dế , cào cào, trứng kiến … nên phải để ý chim có thích loại khác hay không, nên đổi khẩu vị bằng cách thêm gián đất, nhện, đuôi thằn lằn …( trừ thời gian chim thay lông ).
6/ Đặt lồng gần chim lớn hoặc chim có giọng hót lớn : Treo lồng gần nơi có chim lớn khác loài hoặc chim khác hót lớn sẽ làm chim bị nhát, lép vế.
7/ Treo lồng sát mái tôn: Hơi nóng từ mái tôn tỏa xuống làm chim bị hóc hơi nóng, kiệt sức.
Mời các bạn bổ sung tiếp.
Nguồn: Sưu tầm