Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim Cu nhanh gáy

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim Cu nhanh gáy

Chim cu có tiếng Gáy hay, nhưng để nuôi chim nhanh gáy cũng rất khó nếu không kiên trì. Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim Cu nhanh gáy

1. Lồng nuôi Cu gáy

Chim cu gáy không thích lồng rộng, cho nên nuôi Cu nhốt lồng nhỏ là hợp lý nhất. Sử dụng lồng quả đào. Thân lồng nửa dưới to, trên nhỏ, diện tích chỉ đủ để chim Gáy xoay. Nuôi loại lồng này chim chóng thuần mà tiện xách đi xách lại.

Chim cu gáy

2. Thức ăn chính của Cu Gáy

Chim Cu gáy ăn đa số các loại hạt có vỏ như : Lúa, đậu, hạt kê, bắp xay… và 1 phần sỏi, khoáng ở dưới đất. Nhưng lúa vẫn là nhiều nhất.

3. Cách chăm sóc chim Cu

Để chim cu gáy căng lửa là cho chúng ăn thức ăn chính vẫn là lúa, thỉnh thoảng thêm hạt kê, đỗ xanh, vừng. Khi thay đổi thức ăn thường là chim hay bị thay lông bất thường, đừng lo khi cho chế độ ăn ổn định thường xuyên thì không còn hiện tượng này nữa. Nhưng lúa vẫn là thức ăn chính của cu gáy.

Trong cóng thức ăn nên cho thêm sỏi nhỏ để kích thích tiêu hoá giúp tăng thêm sự co bóp của dạ dày. Có người thi thoảng còn cho thêm cục đất để gáy ăn (khi Cu thiếu 1 chất gì đấy).

1 tuần nên hạ thổ 2 lần, mỗi lần khoảng 1 giờ để chim ăn khoáng, sỏi giúp tiêu hóa tốt và bổ sung chất cho cơ thể.

Cho chim Gáy tắm 1 lần / 1 tuần vào mùa hè và 2 tuần / 1 lần vào mùa đông để giúp lông óng mược cũng như diệt khuẩn trên cơ thể.

Ngoài ra nếu có cu mái thì nên treo cu Mái gần trống 2 ngày rồi lại đưa ra. Cứ 1 tuần làm vậy 1 lần giúp chim căng lửa nhanh và gáy nhiều vì cảm giác mất người yêu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *