Chọn chim cu gáy chuẩn

Chọn chim cu gáy chuẩn

Cách chọn một chú chim cu gáy để chơi :
Một con chim gáy trống nuôi lâu thường phải gáy đủ 3 loại tiếng sau !

+ Chim Cu Gáy gọi :
Đây là tiếng gáy lúc sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều. Giọng gáy này anh em ta vẫn gọi là bổ. Cuc cu cu…cu là bổ tứ. Cúc cu cu…cu..culà bổ ngũ v..v..
+ Chim Cu Gáy trận :
Đây là tiếng gáy mà các nghệ nhân, hoặc người chơi chim gáy có kinh nghiệm dùng để đánh giá con chim hay dở. Chỉ chim trống mới gáy kiểu này cũng có những con mái sắp đẻ nuôi nhốt cũng gáy tiếng trận nhưng tiếng nhỏ và không sung. Một con chim gáy được đánh giá là chim hay khi phải có đủ: chu, lèo, vấp nhưng rất hiếm con gáy nào có cả 3 loại trên !
Khi gáy trận chim nằm xuống sàn lồng chúc đầu xuống và máy nhẹ hai cánh và gáy: cúc cu cu, cúc cu cu liên tục có khi hàng giờ đồng hồ
là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ
++ Chim Cu Gáy Lèo : 
Là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VD Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục.
++Chim Cu Gáy Vấp :
Khi gáy tiếng trận đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vd Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu
Chim trống gù chim mái hoặc đánh nhau. Đa số chim thường gù: cù …grù . Nhưng có những con chim gù ngắt ra thành 2 nhịp trong cùng 1 hơi gù: Cụ …grù..cù. Gù kiểu này gọi là gù chồng đấu
+ Hình Thể Chú Chim Cu Gáy :
Hình thức phải đẹp, thân mình cân đối, lông sáng màu, đầu nhỏ, mắt bé, ko được lồi, con ngươi đen nhiều, chân cao màu đỏ son đặc biệt lông che kín xuống qua đầu gối,lông hậu nở kéo gần hết đuôi,cườm dầy, hạt đen nhỏ quấn gần như kín cổ thì là đích thị là con cu gáy có hình thức quá đẹp.
Đầu phải tròn, lông đầu màu xanh xám, mắt dữ, vệt lông đen phải kéo dài qua khoé mắt
Thân hình dáng như bắp chuối, ức nở, chót đuôi thu nhỏ lại ( Đuôi vót) Lông ép sát mình, Chân khô (có nhiều vảy môc trắng) Chân màu đỏ tươi là chim non đấy.
Quan trọng nhất là cườm và phao
Nhìn qua cườm ta có thể đoán được khá đúng chất giọng của chim: các cụ có câu “Kim nổ, thổ vừng” Nổ tức là hạt cươm màu trắng trên cổ chim to tròn chim có cườm này thường gáy giọng kim Vừng là hạt cườm nhỏ li ti như hạt vừng chim có cườm này thường gáy giọng thổ. Chim mà nền lông đen trên cổ nhiều thì gù nhiêù. Chim mà có cườm giắt thường là chim hay. Những hạt cườm trên vai chim có màu vàng nhạt mà kéo càng cao lên phía trên cổ cũng OK

 Về mầu lông :
– Thường ban đầu quan sát mầu lông của cu gáy để chọn người ta kết hợp quan sát cả mầu lông mình chim và mầu lông phao chim. Mầu lông phao chim đã được bạn Lộc abc đề cập khá kỹ. Còn mầu lông mình chim người ta phân làm 03 loại:
+ Mã kẻ mực: Mầu lông xám tối, chim dở nhát giong không hay, không nên chọn
+ Mã phấn hồng: Lông có sắc phớt hồng như có phấn, chim mau nổi, giong thường được nên chơi.
+ Mã sậm tía: là mầu ở giữa 2 mầu trên, lông chim có sắc sẫm tía, chim nuôi lâu nổi nhưng đã nổi rất bền, chim gan, thường làm chim mồi bẫy, chim gáy bất kỳ lúc nào.
Cách phân biệt chim đực- cái :
– Chim đực: 
+ Đầu nhỏ, tròn, lông đầu xanh.
+ Mỏ to, gồ.
+ Dáng đứng: khi đứng trên cầu đuôi hay cụp xuống (lưng gù, đuôi cụp). 
+ Xương bụng phía dưới gần hậu môn chụm.
+ Khi gáy: Chim đực có khả năng đảo giọng.
 Mầu chân chim : 
– Thường người chơi cho rằng chim non là chân đỏ son. Điều này đúng nhưng không đủ, vì theo vùng có chim rất già nhưng chân vẫn đỏ son. Người chơi kỹ lại lấy tiêu chí chim già mà chân vẫn đỏ son để chọn.
– Chim có móng trắng, được cho là chim hay.
Hình dạng lông cách chim : 
– Có hai loại chính :
+ Loại hình tròn (quy me?) : chim nuôi mau nổi, không bền chim
+Loại hình nhọn đầu (quy tràng rên?) : chim nuôi lâu nổi, những lại bền chim.

+ Âm Giọng Chim Cu Gáy :
Chim gáy có tiếng Thổ có nghĩa là giọng trầm, ấm, (âm thanh ở tần số thấp)

Chim gáy có tiếng Còi có nghĩa là giọng thanh ,cao (âm thanh ở tần số cao)
Chim gáy có tiếng gáy ở giữa 2 thứ giọng trên là gọi là tiếng Pha (Thổ nhiều Còi ít gọi là Thổ Pha hay Còi nhiều Thổ ít gọi là Còi Pha)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *