Phương pháp huấn luyện bổi con thành mồi
Nhiều nghệ nhân nói nuôi chim cu mà nuôi chim con thì …chỉ để gáy gù cho vui tai thôi. Những ông lão bao nhiêu năm lăn lộn chốn giang hồ, nơi rừng sâu núi thẳm …chỉ mong sao có được vài em bổi rất hay, rất dữ mang về nuôi …chứ không ai đi bắt chim con về nuôi cả … nay tuổi đã xế chiều không còn đủ sức đi rừng nữa thì ngồi ở nhà nghe cu gáy, mà phải là cu khách gáy nghe mới đã .. thúc, gù lia lịa … khách vào thì chào liên tục.
– Có những nghệ nhân đi mòn đường, chết cỏ mà bắt không được con bổi hay đem về nuôi, không bắt được con bổi cha mà lại dính con của nó mới tức chứ … vẫn biết nuôi chỉ uổng công thôi nhưng định thả thì thả không đành, rồi mình lại tự an ủi mình: “con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh” ….cứ đem về xem sao …
– Có người lại đi bắt cả ổ đem về nuôi chỉ mong sao cha là con bổi sát thủ thì con cũng ….nhưng thời gian vẫn trôi đưa con chim non ngày nào nay đã trưởng thành giống y như một anh mồi sát thủ … nhưng nó chỉ là con “sát thủ trong nhà thôi” thế mới tức …
– Có người lại nói nó ở nhà gáy gù như điện, nhưng khi đem ra đồng thì im thin thít … đúng là cái đồ khôn nhà dại chợ.
– Có người lại nói đem nó ra rừng khoái chí nó gáy gù vang trời vang đất nhưng khi bổi đến nó lại xem như bạn, nó gáy mặc nó, bổi gáy mặc bổi … vì nó là con chim con mà, nó đâu biết dụ bổi ….
Sau này đi nhiều nơi, học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong đó có nghệ thuật huấn luyện cu bổi con thành mồi …nay viết lại để anh em cùng tham khảo.
1. Chim con được nuôi đầy đủ thức ăn và nước uống, không có sự đấu tranh để sinh tồn.
2. Sống cách xa bầy đàn nên không phân định được lãnh địa riêng, không biết đấu đá tranh giành, va chạm thực tế ít, chưa từng trãi …
3. Không có chim bố mẹ chỉ bảo, dậy giỗ gáy như thế nào, gù ra làm sao, tư thế gù cao đầu hay thấp đầu …nó đâu có biết đâu.
4. Nó sống trong môi trường gia đình nên nó đâu biết dụ dỗ ai …chỉ biết gáy gù cho vui thôi chứ nó đâu hiểu ý nghĩa (y như người nước ngoài học tiếng Việt vậy, nói được nhưng họ đâu có hiểu hết ý nghĩa ngôn từ, câu cú là vậy).
Trên đây là những điều ta cần biết và đây là cách huấn luyện:
– Con bổi con vừa bắt đầu nổi ta dời chổ nó liên tục, nay ở cây này, mai cây khác.
– Khi nó căng lửa gặp người nó sẽ gù ngay, ta trị ngay cái tật ấy bằng cách ngụm một ngụm nước đi thẳng đến nó vừa chuẩn bị gù là ta phun thẳng nước vào mặt nó, làm vài lần thì sửa được ngay (à các bạn đừng đem con bổi gù người đã nhiều năm ra phun nước nghen, không tác dụng đâu vì nó đã trở thành thói quen rồi).
– Cho gù với bổi chứ đừng cho nó gù với mồi già nghen, nó sẽ bị bể đó.
– Cho nó vào một cái chuồng thật rộng ở khoảng 3-4 ngày ta thả một con bổi cùng trang lứa với nó, cho đá lộn, ngày đầu đá ít thôi, sau đó tăng dần rồi đổi con bổi khác.
– Đem nó ra rừng treo cạnh con mồi già, nghe con mồi già dụ bổi, coi con bổi phất ngang con mồi gáy gù ra sao, đem nó về, mỗi ngày một ít, một ít ,mưa dầm thấm dai.
– Sau đó ta mang nó đi một mình, nếu bổi phất ngang mà nó gù phóng mấy đạc coi như ta đã thành công một phần rồi, muốn thành công hơn là phải nhờ đến tài nghệ của nó.