Cách kích lửa cho chim Họa mi nhanh và bền nhất
Để nuôi được Họa mi nhanh thuần và nhanh lên lửa thì trước hết người nuôi phải hiểu được đặc tính chung của Họa mi. Tiếp theo là quan sát theo dõi để hiểu rõ được tính nết của chim Họa mi mình đang nuôi thì mới phát huy được khả năng và biết chim chơi ở dạng nào.
Đặc tính của Họa mi ở rừng, nơi hoang dã là chúng hót liên tục, hót suốt năm, bất kể mùa nào và đặc biệt có thể nhái được giọng của các loài chim khác và cả đồng loại của chúng. Khác với các loài chim Chích chòe, chim Chào mào, Khướu…chỉ hót vào mùa xuân và mùa sinh sản nhưng Họa mi thì có thể hót bất kì mùa nào.
Lồng nuôi chim họa mi
Khi xách lồng chim, có gắng xách ngang tầm ngực, nhìn từ trên nhìn xuống chú chim sẽ không sợ. Giống Họa mi bao giờ cũng nhảy thốc thốc, nhảy ngược lên nếu xách mà giờ cao qua đỉnh đầu để tiện quan sát thì chim sẽ hoảng loạn, nếu là 1 chú chim mộc có thể nhảy toét đầu. Vì khi chim có tâm lí sợ hãi thì sẽ không có tâm trạng để chơi.
Khi di chuyển lồng chim 1 đoạn xa mà chim đang hót nên chùm kín áo lồng, thậm chí là chùm cả đáy lồng để chim không bị tụt lửa. Nhất là khi treo chim mà để 1 con chim khác ở đấy trước và nó đã hót căng rồi thì khi treo chim vào sẽ bị yếu thế ngay nên chú ý phải tạo lợi thế tốt nhất cho con chim.
Nếu là chim mới về về thì cho kè canh 1 con chim mái để có lửa và quan sát thái độ của chim. Nếu con mái làm con chim hót theo thì cứ để cho nó hót còn nếu thấy hiện tượng đứng lồng, chưa thấy hót thì cho chim nghe những tiếng chim đã thu sẵn trong điện thoại. Có nhiều con khi kích bằng tiếng mái chưa hót ngay vì vẫn còn lạ và lạ với con mái (có thể chủ cũ đã có mái rồi). Nếu kích bằng tiếng mái chưa hót được thì khích bằng tiếng trống, chú ý là tiếng trống hót yếu.
Nên treo chim sát vào góc tường bởi vì sẽ không có thứ gì tấn công từ đằng sau, chim có điểm tựa, treo ngang tầm ngực và treo lồng chim mái ở dưới, che đáy lồng để 2 con chim không nhìn thấy nhau. Khi chim được treo ở 1 không gian yên tĩnh và không có bất kì thứ gì bên ngoài tác động vào làm chim sợ hãi, hoảng loạn chim sẽ ủ được lửa tốt.
Thức ăn cho chim họa mi thời kỳ kích lửa
Thức ăn thì nên cho ăn cám gà, phân ra sẽ đẹp. Cho ăn cám nào thì ăn nhưng phân phải đẹp, khuôn và khô, không nên cho ăn cám kích hoặc cám nặng ở giai đoạn này. Tuyệt đối không đổi cám vì nếu lạ vị cám chim sẽ ăn ít đi ảnh hưởng đến sự phất triển của chim về lâu dài. Mồi tươi cho ăn ít. Tắm nắng và tắm nước 2 lần/ 1 tuần là đủ.
Cố gắng tranh thủ thời gian buổi sáng trước khi đi làm hoặc buổi chiều sau khi đi làm về từ 5-10 phút xách con chim của mình ra sân, để con mái bên cạnh( nhớ là che áo lồng không cho thấy) nếu không có mái thì bật tiếng mái ở điện thoại lên cũng được. Tiếp sau đó thì bật tiếng mi đực hót đấu con mi của mình sẽ ganh mái giữ mái và hót đấu theo con mi . Các bạn có gắng dượt đều đặn như vậy là chú chim yêu quý sẽ căng lửa đều và hót hay hơn.
Chúc các bạn thành công!