MỐI thức ăn bổ dưỡng cho HỌA MI
Mối chúa và đàn mối (St internet)
Trong tự nhiên mối đóng 1vai trò là chuỗi mắt xích thức ăn quan trọng của chim HM, vì mối hầu như có quanh năm trong rừng và làm tổ ở các cây mục lá rụng ẩm ướt hoặc những ụ đất và cả ở xác động vật thối rữa, cùng trên lãnh thổ địa bàn sinh sống của HM. Đây là nguồn t/ă giàu protein cho đ/vật hoang dã, trong đó có chim HM và các loài chim rừng khác. /
Đặc biệt chim HM kiếm mồi chủ yếu ở những quả đồi và ở tầng lá thấp hoặc trên mặt đất nên mối là thực đơn thường xuyên của mi, ở mức độ và đk cho phép nó còn ăn nhiều về số lượng và thường xuyên hơn châu chấu cào cào và các thực phẩm khác nếu có mối thường xuyên. :-”
Kể cả HM nuôi non khi bắt ở rừng về nếu đc cho ăn mối cũng hăm hở ăn k biết chán và xử lí con mồi trc khi ăn rất sành sỏi như kỹ nghệ đã đc truyền vào gien sẵn rồi, rõ ràng nguồn t/ă mi bố mẹ kiếm về đút mớm sớm nhất cho mi non đầu tiên là mối, những ng bắt đc tổ mi non cũng thường thấy có nhiều cánh kiến vống và cánh mối. 8->
Hơn nữa mùa mi non nở là mùa mưa rào ẩm ướt, cây gỗ, rơm cỏ mục nát làm t/ă cho mối rất nhiều, nên mùa này mối cũng bay ra hàng đàn truy hoan động dục. Những con mối cánh to dài, mỏng vỗ cánh chập chờn bay đầy trên đồi hoang, lợi dụng nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và dư thừa này HM tranh thủ nạp năng lượng và bắt về nuôi con, mà chim mi non lại chủ yếu ăn côn trùng và sâu bọ là chủ yếu để nhanh lớn. :ar!
Cá nhân tôi có thgian rảnh rỗi đã thí nghiệm xúc 2 lượng châu chấu và mối nhiều = nhau cho HM ăn trong cùng 1 cóng thì thấy nó chỉ ăn mối còn để lại hoặc gắp châu chấu ra ngoài, nếu để nó đói thì nó ăn hết mối rồi mới miễn cưỡng ăn số châu chấu sau cùng còn nếu no rồi thì mối hết còn châu chấu sẽ chừa lại… Tất nhiên HM cũng rất khoái ăn ch chấu non, nhưng k thể thích bằng ăn mối đc. ~:>
Từ kinh nghiệm thực tế trên tôi kết luận rằng: Mối là thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong thực đơn của loài chim HM trong chuỗi thức ăn mà nó tìm kiếm và là nguồn dinh dưỡng thiết thực nhất duy trì thể lực khỏe mạnh của loài chim này trong 1 thời gian dài của 1 năm, bên cạnh đó còn là động lực chủ yếu trong mùa sinh sản để trong mùa sinh sản HM duy trì và phát triển bầy đàn. m/
Ngoài ra theo quan sát và đúc kết của tôi thì mối cũng là nguồn thức ăn rất quan trọng của chòe than, chòe lủa, khiếu, chim khuyên và nhiều loài chim rừng khác… Thỉnh thoảng trở trời đi quét mối, tôi hay đụng chòe than, khuyên và nhiều chim k tên khác loăng quoang đi hôi mối vỡ tổ bay ra. (Trước kia vào mùa này cơ quan của tôi đóng trên 1 quả đồi có nhiều cây gỗ, đặc biệt có hàng phượng vĩ nhiều năm tuổi có cây vài ng ôm mới kín gốc, đặc biệt những quả phượng già rụng xuống mục nát đây là chỗ mối làm tổ rất nhiều vô kể khi lật lên chỗ nào cũng toàn là mối vét k kịp, thỉnh thoảng trở trời mưa to gió lớn như mấy hôm nay còn có những đàn kiến kềnh nứng tình bay rợp sân nhà con nào con nấy to như con mối và vàng ươm béo ngậy tôi quét hết vào, đôi khi chăm chỉ đc cả rổ, chim ăn vài 3 ngày k hết thì mang cho gà ăn, sau đó kinh nghiệm hơn tôi vét cả đất chỗ mối đùn tổ mang về thả lẫn cùng mối vào ở môi trường ẩm ướt nó vẫn sống nên để dành đc lâu hơn, còn với đk công nghệ bây giờ chắc có nhiều cách bảo quản tốt hơn thế, nhưng cách tôi làm có lẽ tiện dụng đơn giản nhất. :-s
Lúc đầu mới cho ăn tôi cũng dè chừng lắm vì sợ cho HM ăn nhiều nó ngộ độc hoặc nóng quá sinh bệnh, sau thấy nó ăn dữ quá nên thây kệ vì cũng thấy tiếc nguồn t/phẩm trời cho k mất 1 xu này. m/
Ngoài ra tôi còn để ý bọn HM mộc là ăn tham nhất, có lẽ vẫn còn bản năng rừng và nguồn t/ă quen thuộc và mỗi khi nó ăn hết tôi xúc thêm t/ă thấy nó đứng im ít nhảy nhót hơn mắt hau háu nhìn vào mấy con mối tôi xúc đổ vào thế nên lợi dụng điều đó tôi tranh thủ luyện cho nó dạn ng bằng cách cho nó ăn = tay. :-B
Có 1 điều khá thú vị là lũ mi mộc khi gắp mối để ăn (lúc vắng vẻ), đặc biệt là ăn kiến kềnh nó k ăn ngay mà xoa xoa khắp mình mẩy : cả dưới cành+bụng và đuôi, nhìn như bôi cái gì đó tiết ra ở con kiến kềnh và mối, thực tình tôi cũng k rõ ng nhân nó làm vậy có tác dụng gi…??? Những con mi thuần ng vài năm thường mất bản năng đăc biệt và ngồ ngồ này, tuy nhiên hiện nay tôi đag nuôi giúp ô bạn 1 con HM mồi, mỗi khi cho nó ăn như kiến, mối, hoặc châu chấu cào cào nó chưa ăn ngay mà gắp con mồi xoa khắp mình mẩy nhìn rất tếu và kỳ lạ, tôi đoán rằng có lẽ ô này hay xách nó đi bẫy ở rừng nên t/ă cũ nó vẫn xơi thường xuyên, vì vậy mà k mất đi bản năng rừng tự nhiên hoang dại của nó, còn hành động kỳ lạ kiểu tạm gọi “tắm xác con mồi” tôi đồ rằng chủ ý của nó dùng hơi, hoặc hóc môn sinh sản gì gì đó tiết ra trong thời kỳ động dục của côn trùng nhằm đánh lừa, nhằm để lối cuốn côn trùng đến hoặc che giấu ngụy trang mùi của nó tránh cho bị đốt, nếu đúng vậy thì quả thật tiến hóa tạo cho chúng 1 khả năng thích nghi thiên nhiên thật tuyệt vời để đối phó trong mọi tình huống. :-B
Hôm nay cũng vậy cho nó ăn mối tôi cũng rình để quay video cảnh này up cho các bác xem và bình luận và cao kiến lý giải, nhưng nhờ mụ vợ cầm máy ảnh xử ló giup tiếc rằng ả lại để chế độ chụp nên hình ảnh chẳng minh họa giải quyết đc gì, vì nhìn k rõ, xin khất hẹn lần sau vậy. |)
Mối thì cũng có nhiều loài to nhỏ khác nhau, tất cả đều là món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng của HM nhưng các bác chú ý nhé: Nên cho HM ăn những con mối non in ít thôi vì thấy loại nàyHM nó ít có mà ăn, nhưng ngoài ra còn thấy rằng bọn choai choai này rất hung dữ cắn răng vào cái gì đến chết cũng k nhả hàm răng ra kể cả vặn cụt đầu, nên k biết nó có nhiều độc tố gì k? Chim lâu k đc ăn mối nên cho ăn số lượng vừa phải và theo dõi xem thái độ ăn, tốt nhất trươc khi cho chúng ăn mối nên cho mi ăn 1 chút t/ă cũ để “lót dạ” đã >còn )
Đây hình ảnh bọn chúng đây:
Mối chúa thì đắt lắm mà k biết có tác dụng gì k? vì trong tự nhiên HM làm sao mà có món này để xơi???
Loại mối có cánh là tốt nhất vì nó bay ra vì hứng tình nên đây là mối trưởng thành nhiều chất bổ, hơn nữa nó còn chứa rất nhiều hoóc môn sinh dục nên có giá trị tích cực hơn cả, cộng với nó đang chú ý kết tình ít hung dữ, k cắn lung tung nên chim ăn sẽ k ngại hàm răng sắc của nó.
Bác nào có đk, thời cơ + rảnh rôi thì k nên bỏ phí nguồn t/phẩm có giá trị này thì bắt về cho HM và các loài chim khác cùng ăn , mà vào mùa này nó cũng dễ kiếm nhất là hôm nào thời tiết đổi mùa và mưa gió, nó bay ra hàng đàn hay bu quanh và rớt xuống cột điện có đèn cao áp rồi rụng cánh bò lổm ngổm dễ băt k ấy mà, còn bác nào có ý định nuôi thay thế dế, sâu, châu chấu cào cào thì cũng tốt nhưng phải hết sức lưu ý đây là loài phá hoại đồ đạc số 1 = gỗ trong nhà… đấy.
:-“) Mối CT bắt đc hôm nay khi bay ra đú đởn với nhau đây:
Trên đây là tí ti kinh nghiệm còm chia xẻ với ace trên diễn đàn rồi sau đó CT tam ngừng viết lách vì có công chuyện phải hoàn thiện trong 1 thời gian dài dài. :^o:^o
Chúc BQT và ace trên d đ luôn vui vẻ khỏe mạnh và đoàn kết, chim chóc khỏe đẹp hót + nói nhiều, bay liệng giỏi!!! (*)